Hướng dẫn chỉnh máy lạnh lúc ngủ năm 2024

Để sử dụng điều hòa tiết kiệm điện và không làm ảnh hưởng tới sức khỏe, bạn cần chọn đúng chế độ phù hợp với nhiệt độ môi trường và thời điểm sử dụng.

Thông thường, chúng ta sẽ sử dụng chế độ Cool - làm mát để giảm nhiệt độ phòng, giúp mang lại cảm giác dễ chịu trong những ngày nắng nóng. Ngoài ra, một số người sẽ sử dụng chế độ Dry để giảm độ ẩm và cũng có tác dụng làm mát không khí.

Khi sử dụng điều hòa vào ban đêm, có một chế độ mà bạn cần biết. Đó chính là chế độ Sleep. Khi chọn chế độ này, điều hòa sẽ tự điều chỉnh nhiệt độ giúp bạn ngủ ngon giấc hơn, tránh bị quá lạnh vào ban đêm.

Một kỹ sư chuyên về điều hòa và hệt thống thông gió cho biết, chế độ Sleep (chế độ ngủ đêm) là chế độ giúp tiết kiệm điện năng và bảo vệ sức khỏe. Chế độ này giúp điều hòa hoạt động hiệu quả hơn, giúp cân bằng nhiệt độ phòng với nhiệt độ cơ thể, mang lại cảm giác thoải mái, thư thái khi ngủ.

Hướng dẫn chỉnh máy lạnh lúc ngủ năm 2024

Cơ chế hoạt động của chế độ Sleep là điều hòa sẽ tự tăng nhiệt độ sau một thời gian nhất định. Thông thường, sau 30 phút hoặc 1 tiếng sử dụng, nhiệt độ điều hòa sẽ tăng lên 1 độ so với thiết lập ban đầu. Sau đó, điều hòa sẽ tiếp tục tăng đến 2 độ và duy trì mức nhiệt độ đó. Điều này giúp bạn không bị lạnh nửa đêm (do nhiệt độ môi trường về đêm thường giảm xuống).

Ví dụ, trước khi đi ngủ bạn đặt nhiệt độ điều hòa là 26 độ C) thì sau 30 phút - 1 tiếng, máy sẽ tăng lên 27 độ C. Và khoảng 2 tiếng sau sẽ thăng thêm 2 độ nữa. Như vậy, nhiệt độ trong phòng sẽ không bị chênh lệch quá nhiều với nhiệt độ môi trường bên ngoài.

Ngoài ra, để sử dụng điều hòa tiết kiệm điện và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn có thể tham khảo một số mẹo nhỏ dưới đây.

Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa

Nhiều người có thói quen giảm nhiệt độ điều hòa xuống rất sâu, thậm chí để "kịch sàn" ở mức 16 độ C. Tuy nhiên, đây là mức nhiệt quá thấp, không tốt cho cơ thể con người và gây tốn nhiều điện năng.

Nhiệt độ lý tưởng của điều hòa vừa giúp tối ưu điện năng vừa tốt cho sức khỏe là khoảng 25 độ C. Tùy theo điều kiện môi trường và nhu cầu sử dụng, người dùng có thể linh hoạt điều chỉnh nhiệt độ điều hòa ở dao động trong khoảng 24-28 độ C.

Vào ban đêm, bạn nên để nhiệt độ điều hòa tăng thêm 1-2 độ C so với ban ngày.

Hẹn giờ tắt

Ngoài việc sử dụng chế độ Sleep vào ban đêm, bạn có thể dùng tính năng hẹn giờ tắt của điều hòa. Điều hòa thường có chế độ hẹn giờ tự động tắt/bật. Bạn có thể sử dụng chế độ này để lựa chọn thời gian tắt điều hòa, nhất là vào ban đêm. Đây cũng là một cách giúp bạn không bị lạnh về đêm và tiết kiệm điện hiệu quả.

Hướng dẫn chỉnh máy lạnh lúc ngủ năm 2024

Sử dụng thêm quạt

Để rút ngắn thời gian làm mát của điều hòa, bạn có thể sử dụng thêm quạt điện để phân bổ hơi lạnh từ điều hòa tốt hơn. Khi phòng đã đủ lạnh, bạn có thể tắt quạt.

Không nên bật điều hòa 24/24

Kể cả vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm, bạn cũng không cần phải bật điều hòa cả ngày. Thực tế, sử dụng điều hòa cả ngày sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe vì không khí trong phòng không được lưu thông, tích tụ nhiều khí độc và vi khuẩn, độ ẩm trong phòng cũng bị giảm đi nhiều.

Vào những thời điểm không quá nóng trong ngày, bạn hãy tắt điều hòa, mở các cửa để tạo sự lưu thông không khí.

Chống thoát nhiệt qua các khe hở

Khi bật điều hòa, nếu căn phòng có các khe hở thì không thể mát nhanh và khí lạnh cũng dễ thất thoát ra bên ngoài. Điều hòa thế hệ mới vẫn có thể làm mát nhưng với những dòng điều hòa cũ, điều hòa đã sử dụng lâu thì việc phòng có khe hở sẽ khiến máy lạnh phải làm việc liên tục, công suất cao để làm mát phòng, gây tốn điện, hại máy.

Do đó, bạn nên kiểm tra ở cửa sổ, các kẽ hở của cửa ra vào xem có bị thoát khí lạnh ra ngoài hay không

Theo Sài Gòn Thể Thao

Xem link gốc Ẩn link gốc https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/chuyen-gia-huong-dan-dung-dieu-hoa-ban-dem-nho-chon-che-do-nay-vua-khoe-nguoi-vua-tiet-kiem-ca-trieu-tien-dien.html

Hiện nay, ai ai cũng sở hữu được máy lạnh. Nhưng không phải ai cũng biết được cách sử dụng máy lạnh sao cho hiệu quả. Đặc biệt, trên điều khiển máy lạnh có rất nhiều nút tính năng, chúng ta phải hiểu được hết tất cả các chế độ thì nhu cầu sử dụng của chúng ta mới được thoả mãn toàn diện.

Máy lạnh có nhiều chế độ như:

Chế độ làm mát – COOL; Chế độ làm khô – DRY; Chế độ sưởi ấm – HEAT; Chế độ tự động – AUTO và những chế độ này khá quen thuộc. Mới đây, máy lạnh còn được cài đặt thêm một chế độ mới đó là SLEEP.

Hướng dẫn chỉnh máy lạnh lúc ngủ năm 2024

Tìm hiểu chế độ ngủ của điều hòa ( máy lạnh )

-Chế độ SLEEP ( hay còn gọi là chế độ ngủ của điều hoà) là một chế độ mới của điều hòa vừa giúp tiết kiệm điện, vừa giúp bảo vệ sức khỏe của người sử dụng. Chế độ này giúp điều hòa hoạt động hiệu quả hơn với cơ chế thiết lập đặc biệt nhằm cân bằng nhiệt độ môi trường với nhiệt độ cơ thể, mang đến cảm giác thư thái cho người sử dụng khi ngủ.

-Chế độ SLEEP chỉ được vận hành song song với chế độ độ làm mát COOL, cụ thể như sau: Khi được khởi động, sau một khoảng thời gian nhất định, thường là 1 giờ, nhiệt độ của điều hòa sẽ tăng lên 1 độ C, tối đa là 29 độ và giữ nguyên trạng thái này. Sau 10 giờ hoạt động ở chế độ SLEEP, máy điều hòa sẽ ngừng hoạt động. Cách này giúp bạn không bị rét lúc nửa đêm (do nhiệt độ về đêm giảm), ngủ ngon và sâu hơn.

Ví dụ trước lúc đi ngủ, bạn để nhiệt độ 26 độ C, thì nửa tiếng hoặc một tiếng sau, điều hòa sẽ tăng lên 27 độ. Và khoảng 2 tiếng nữa sẽ tiếp tục tăng lên 2 độ, cân bằng với nhiệt độ bên ngoài. Trước mỗi giờ đi ngủ, bạn chỉ cần nhấn nút SLEEP là đã có một giấc ngủ thật tuyệt vời.

Vì vậy, nếu có khả năng, bạn nên sử dụng một chiếc máy lạnh có chế độ SLEEP để vừa tiết kiệm điện năng vừa giúp giấc ngủ của bạn được tròn giấc. Hoặc nếu bạn đang sở hữu rồi, thì hy vọng rằng bài viết trên giúp bạn hiểu được nguyên lý hoạt động chế độ ngủ của máy lạnh để sử dụng tối ưu hơn!

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tư vấn ĐIỆN LẠNH BÁ TUẤN chuyên sửa máy lạnh - bảo dưỡng máy lạnh tại tphcm