Học sinh đánh giá lẫn nhau năm 2024

(Thanh tra) - Mục đích của việc đánh giá dựa trên năng lực là cung cấp cho học sinh và phụ huynh những phản hồi cụ thể về kết quả học tập của học sinh, từ đó có thể dẫn đến những hiểu biết rõ ràng hơn về tiến bộ và kỹ năng đạt được theo thời gian của người học.

Học sinh đánh giá lẫn nhau năm 2024

Đánh giá dựa trên năng lực cần kết hợp với thông tin từ gia đình và sự tiến bộ về kỹ năng của học sinh. Bằng cách cung cấp thông tin cụ thể, có ý nghĩa về mức độ làm chủ các kỹ năng, trường học sẽ cho học sinh biết được cần phải làm gì và làm như thế nào để đạt được sự tiến bộ trong quá trình học tập. Điều này thúc đẩy quá trình trao quyền cho học sinh trong việc học tập, cũng như giúp các giáo viên có định hướng trong công việc giảng dạy. Các lợi ích đó là:

Cải thiện tính rõ ràng và minh bạch

Rõ ràng, các đánh giá dựa trên năng lực cho phép giáo viên và phụ huynh xác định các lĩnh vực học sinh có thế mạnh và những nội dung học sinh có thể cần hỗ trợ thêm. Trong mọi trường hợp, những đánh giá này cung cấp cho giáo viên những bằng chứng chi tiết về sự tiến bộ của học sinh, từ đó có thể sử dụng để xây dựng các mục tiêu cá nhân và kế hoạch giáo dục.

Ngoài việc đánh giá sự thành thạo về kỹ năng, giáo viên nên thường xuyên chia sẻ một cách toàn diện về thành tích và những khó khăn của từng học sinh. Những phản hồi toàn diện đó giúp học sinh và gia đình có hình dung rõ ràng về những gì đang xảy ra trong lớp học. Các lớp học thực sự minh bạch hóa kết quả của quá trình giáo dục để hình thành những năng lực cần thiết cho thành công trong tương lai của học sinh.

Cá nhân hóa học tập

Thông qua học tập dựa trên năng lực, các giáo viên có cơ hội cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về thái độ và kỹ năng học tập của mỗi học sinh, từ đó cung cấp các tài nguyên và sự hỗ trợ tốt nhất để đáp ứng các nhu cầu cá nhân. Nó chính là chìa khóa để biết được phương pháp, hay phong cách học tập nào là phù hợp với cá nhân người học. Đây chính là nền tảng của học tập dựa trên nhu cầu và năng lực của cá nhân.

Thay đổi văn hóa đánh giá

Để áp dụng thành công các chiến lược đánh giá dựa trên năng lực, trước tiên giáo viên và ban giám hiệu nhà trường phải xem xét lại quá trình đánh giá. Trong khi các hình thức đánh giá truyền thống (với các bài kiểm tra và câu hỏi) có giá trị để đo và lượng được qua điểm số nhưng chúng không cho thấy toàn bộ bức tranh về người học. Việc thay đổi lại quá trình đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực có thể gây khó khăn cho một số giáo viên, đặc biệt là những người đã sử dụng thực hành đánh giá truyền thống trong suốt quá trình công tác trước kia của họ. Đây cũng có thể là một sự thay đổi đáng kể để phụ huynh đánh giá thành tích học sinh của họ mà không cần đến điểm số.

Điều quan trọng là giáo viên phải kiên trì tiếp cận các nguồn tài liệu và phát triển chuyên môn để áp dụng các phương pháp khác nhau trong quá trình đánh giá sự tiến bộ của học sinh và thu thập được những minh chứng để chứng minh cho năng lực của người học. Như mọi giáo viên đều biết, việc học không bao giờ dừng lại – và bằng cách đi đầu trong các xu hướng hiện tại, điều chỉnh chương trình giảng dạy giáo viên có thể đáp ứng mọi nhu cầu của học sinh.

4. Học sinh hiểu rõ hơn về hồ sơ học tập của chính mình

Thông qua các phương pháp đánh giá toàn diện, dựa trên năng lực, giáo viên có thể giúp học sinh chuẩn bị sẵn sàng vào đại học và chuẩn bị cho nghề nghiệp với sự hiểu biết lớn và rộng hơn về phương pháp và nhu cầu học tập của bản thân. Việc tiếp cận các kỹ năng, năng lực giúp đảm bảo rằng mọi học sinh đều được thử thách theo nhiều cách phù hợp với những gì học sinh muốn và cần học. Giáo viên có thể hỗ trợ cá nhân học sinh khi cần thiết để giúp chúng tiến lên.

Đánh giá dựa trên năng lực sẽ giúp loại bỏ sự căng thẳng và áp lực của điểm số và xếp loại trong lớp học, để học sinh có thể dành toàn bộ sự tập trung cho quá trình học tập, đồng thời tạo nên sự tự tin để phạm sai lầm. Khi đó, Học sinh sẽ thực sự được quyền sở hữu việc học tập của bản thân. Học sinh cảm thấy được trao quyền khi thành thạo một kỹ năng và học cách xác định những kỹ năng, mục tiêu tiếp theo cần phải đạt.

Với những lợi ích trên, giáo viên, đánh giá dựa trên năng lực mang lại chiều sâu và giá trị cho chương trình giảng dạy. Với sự tập trung chuyển từ điểm số và các chữ cái hay tỷ lệ phần trăm, học sinh sẽ tham gia nhiều hơn vào quá trình học tập và chấp nhận rủi ro, sai lầm trong khi học.

Việc đánh giá học sinh dựa trên năng lực không nhằm mục tiêu xếp loại mà hướng đến việc xác định triển vọng và đóng góp của học sinh trong tương lai. Đánh giá dựa trên năng lực cũng cung cấp những thông tin chi tiết hơn nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học.

Đối với cấp tiểu học, hằng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chỉ đạo các phòng GD&ĐT, các trường tiểu học thực hiện nghiêm túc việc ra đề kiểm tra, đánh giá học sinh lớp 4, 5 bảo đảm theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT; tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ, xét hoàn thành chương trình lớp học, hoàn thành chương trình cấp tiểu học đúng kế hoạch theo khung thời gian năm học…

Trên cơ sở đánh giá thực chất, khách quan kết quả học tập của học sinh, giúp các nhà trường, cấp học chủ động xây dựng kế hoạch, giải pháp nâng cao chất lượng dạy học theo từng năm học. Theo quan điểm của lãnh đạo Phòng Giáo dục Mầm non và Giáo dục Tiểu học (Sở GD&ĐT), việc thực hiện đổi mới đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực sẽ kịp thời giúp học sinh hoàn thành bài học theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học. Trong đó, việc ra đề kiểm tra định kỳ, bảo đảm mạch nội dung kiến thức theo mục tiêu yêu cầu cần đạt, các câu hỏi, bài tập bảo đảm 4 mức độ, hướng tới phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, có sự phân hóa cao. Ở hầu hết các cơ sở giáo dục, giáo viên đã chủ động xây dựng và thực hiện đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá học sinh, như: đánh giá học sinh thông qua sản phẩm, hồ sơ học tập của học sinh, kết hợp giữa đánh giá thường xuyên kết quả và đánh giá quá trình rèn luyện, học tập của học sinh… Do đó, cơ bản không để xảy ra việc thắc mắc trong cha mẹ học sinh và dư luận xã hội về việc đánh giá kết quả học tập, khen thưởng học sinh.

Học sinh đánh giá lẫn nhau năm 2024

Việc kiểm tra, đánh giá học sinh được Trường Tiểu học Hòa Mạc (Duy Tiên) thực hiện theo mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Trên thực tế, quá trình thực hiện các phương pháp và hình thức đánh giá học sinh ở cấp tiểu học đã bám sát các yêu cầu, mục tiêu, có hiệu quả. Như trong năm học 2023 - 2024, học sinh lớp 5 tiếp tục được đánh giá theo quy định tại Thông tư số 30 và Thông tư số 22 của Bộ GD&ĐT; học sinh các lớp 1, 2, 3, 4 học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 được đánh giá theo quy định tại Thông tư số 27 của Bộ GD&ĐT; riêng việc kiểm tra định kỳ môn Tiếng Anh được tổ chức theo đề kiểm tra của Sở GD&ĐT. Căn cứ kết quả khảo sát, các trường xây dựng kế hoạch, biện pháp, giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường khả năng tự học và nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên, nhà trường trong năm học tiếp theo. Thực hiện nghiêm túc bàn giao kết quả giáo dục cuối năm học, phù hợp với từng nhóm đối tượng, kiên quyết không để học sinh “ngồi nhầm lớp”; thực hiện khen thưởng học sinh thực chất, đúng quy định, tránh khen tràn lan gây bức xúc cho cha mẹ học sinh và dư luận xã hội.

Ở cấp trung học, việc kiểm tra, đánh giá học sinh được các nhà trường thực hiện theo quy định của Thông tư số 58, Thông tư số 26 và Thông tư 22 của Bộ GD&ĐT. Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Sơn, Hiệu trưởng Trường THCS An Đổ (Bình Lục) cho biết: Mục đích của việc kiểm tra, đánh giá học sinh nhằm đạt được sự chính xác, công bằng trong việc đánh giá quá trình thực hiện chương trình, tổ chức dạy học và năng lực học tập của học sinh. Những thông tin về kết quả kiểm tra là cơ sở để giáo viên, tổ chuyên môn và nhà trường tự đánh giá lại quá trình tổ chức dạy học, rút ra những kinh nghiệm trong công tác quản lý và chỉ đạo, thúc đẩy việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Các hình thức kiểm tra, đánh giá hướng tới phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập và động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của học sinh.

Cũng như các cơ sở giáo dục trên địa bàn, công tác kiểm tra, đánh giá học sinh được Trường THCS An Đổ (Bình Lục) hướng tới sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Trong quá trình thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục, giáo viên nhà trường coi trọng việc quan sát, hướng dẫn học sinh tự quan sát các hoạt động học tập, rèn luyện của các em; nhận xét định tính và định lượng về kết quả hoạt động, qua đó đề xuất hoặc triển khai kịp thời các hướng dẫn, góp ý, điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá. Ngoài việc kiểm tra, đánh giá mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng kiến thức đã học của học sinh, giáo viên chủ động nắm bắt những điểm yếu, hạn chế của từng học sinh để có giải pháp hỗ trợ các em kịp thời.

Học sinh đánh giá lẫn nhau năm 2024

Giáo viên Trường THCS An Đổ (Bình Lục) linh hoạt thực hiện các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh.

Thực hiện việc đánh giá học sinh phổ thông những năm học qua cũng được ngành giáo dục và các nhà trường trên địa bàn huyện Thanh Liêm quan tâm, chú trọng nâng cao chất lượng. Hằng năm, Phòng GD&ĐT huyện đã tăng cường chỉ đạo các nhà trường, tổ, nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục từng môn học, hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; không kiểm tra, đánh giá những nội dung, bài tập, câu hỏi vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục hiện hành. Đồng thời, thực hiện có hiệu quả các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá; khuyến khích các nhà trường xây dựng ngân hàng câu hỏi, ngân hàng đề kiểm tra. Đối với các môn học, hoạt động giáo dục đánh giá bằng nhận xét, khuyến khích thực hiện việc kiểm tra, đánh giá định kì thông qua bài thực hành, dự án học tập phù hợp với đặc thù môn học, hoạt động giáo dục. Việc đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá các môn học của các nhà trường trên địa bàn huyện đã bảo đảm yêu cầu về tính trung thực, khách quan, công bằng, chính xác kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.

Học sinh đánh giá lẫn nhau năm 2024

Học sinh Trường THCS An Đổ (Bình Lục) làm bài kiểm tra giữa học kỳ I năm học 2023- 2024 đảm bảo nghiêm túc.

Theo kế hoạch giáo dục nhà trường, các đơn vị đã xây dựng sớm kế hoạch kiểm tra, đánh giá học sinh cụ thể theo từng năm học. Trong đó, quy định cụ thể về số bài kiểm tra đối với mỗi khối lớp; quy định về nội dung, hình thức ra đề kiểm tra, gồm: kiểm tra, đánh giá thường xuyên và kiểm tra, đánh giá định kỳ. Tuy mỗi hình thức kiểm tra, đánh giá có đặc điểm, cách thức thực hiện khác nhau, nhưng đều chung mục tiêu đánh giá đúng, thực chất quá trình học tập, rèn luyện, hoặc mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Riêng các môn học Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, do tính đặc thù của môn học, các nhà trường giao nhiệm vụ cho các tổ chuyên môn phân công giáo viên, nhóm giáo viên xây dựng ma trận, đặc tả đề kiểm tra, ra đề và tổ chức kiểm tra đánh giá, bảo đảm yêu cầu của môn học và phù hợp với thực tế của nhà trường. Việc cho điểm có thể kết hợp giữa đánh giá kết quả bài làm với theo dõi sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Sự đổi mới cần thiết của công tác kiểm tra, đánh giá học sinh không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra, đánh giá mức độ tiếp thu, nhận thức của học sinh về một đơn vị kiến thức nhất định nào đó được phân bố trong chương trình học, mà còn phải kiểm tra cả năng lực, khả năng vận dụng các kiến thức được học vào giải quyết các vấn đề thực tế.