Học không phải là con đường duy nhất để đến thành công

.

Cập nhật lúc: 08:44, 16/07/2022 [GMT+7]

Vào đại học [ĐH], nhất là vào được những trường ĐH danh giá là ước mơ của nhiều bạn trẻ và nhiều bậc cha mẹ, với hy vọng tấm bằng ĐH là “giấy thông hành” để “săn” được cơ hội việc làm tốt. Tuy nhiên, có phải vào ĐH là con đường duy nhất để lập thân, lập nghiệp và chạm đến thành công? 

Học sinh trước ngưỡng cửa vào đời. Trong ảnh: Các học sinh lớp 12 Trường THPT Ngô Quyền [TP.Biên Hòa] gặp gỡ trước khi ra trường. Ảnh: P. Liễu

Vấn đề này đang được nhiều người quan tâm khi kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia kết thúc.

Phó giám đốc Sở GD-ĐT VÕ NGỌC THẠCH: Hãy chọn lựa ngành nghề mình đam mê

Nhiều người cho rằng, chỉ có tấm bằng ĐH mới tìm được việc tốt, tiền đồ tươi sáng, nhưng theo tôi không hẳn vậy. Vào ĐH hay học lên cao hơn các em sẽ có những thuận lợi nhất định trong công việc, cuộc sống. Tuy nhiên, ĐH không phải là con đường duy nhất để đến với thành công.

Ở nước ta có nhiều người chưa từng ngồi ở giảng đường ĐH ngày nào nhưng vẫn thành danh, sở hữu khối tài sản ngàn tỷ đồng. Hay có không ít tỷ phú nổi tiếng trên thế giới không học ĐH hoặc học ĐH giữa chừng vẫn rất thành công trong công việc và giàu có.

Theo tôi, các em học sinh hãy chọn lựa ngành nghề mình đam mê. Có đam mê, kiên trì, các em mới quyết dấn thân và chiếm lĩnh nó. Quá trình sống và làm việc về sau, các em vẫn tiếp tục học, nghiên cứu sáng tạo để đạt kiến thức, trình độ cao hơn, không cứ gì phải học ĐH xong mới ra làm việc.

ThS Tâm lý lâm sàng NGUYỄN CÔNG BÌNH, Phó giám đốc kiêm Trưởng phòng Đào tạo và nghiên cứu, Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Hoàng Đức [TP.Biên Hòa]: Cần lựa chọn nghề phù hợp

Nhiều bạn trẻ mới trải qua thi tốt nghiệp THPT và đang chuẩn bị cho mình một khởi đầu mới. Tâm lý chung đa phần đều kỳ vọng bản thân vào được ĐH. Bởi nhiều người vẫn còn nghĩ rằng, ĐH là con đường lập thân duy nhất sau khi hoàn tất 12 năm học phổ thông, là sự thành công bước đầu để khởi đầu cho những thành công khác sau này.

Tuy nhiên, xét về phương diện thành công trong công việc thì sự thành công có nhiều yếu tố khác nhau chứ không nhất thiết chỉ trông vào bằng ĐH. Điều quan trọng, người trẻ cần lựa chọn nghề phù hợp với năng lực cá nhân, sở thích, sự đam mê, chứ không nhất thiết cứ vào ĐH cho thỏa mãn tâm lý bản thân, cho cha mẹ hài lòng mà không biết rõ đam mê, sở trường của mình là gì để phấn đấu, nỗ lực đạt được.

Dù không vào được đại học nhưng anh Phạm Quốc Vinh, Quản lý Phòng QA [Công ty TNHH New Việt Nam, Khu công nghiệp Amata, TP.Biên Hòa] vẫn có một vị trí công việc tốt nhờ sự chăm chỉ và nỗ lực học hỏi, làm việc

Bà TRẦN HOÀNG NGỌC DIỆP [ngụ P.Hố Nai, TP.Biên Hòa]: Tôi luôn tôn trọng quyết định của con

Không như nhiều bạn bè cùng trang lứa đang bận rộn lựa chọn nguyện vọng vào trường ĐH này trường ĐH kia, con trai của tôi đang thấy thoải mái vì đã hoàn thành việc học và chuẩn bị khởi động đam mê với nghề đầu bếp.

Ngày nay vào ĐH không khó. Với học lực khá, cháu có thể dễ dàng vào một trường ĐH nào đó, nhưng cháu có năng khiếu nấu ăn và đam mê làm nghề đầu bếp, pha chế nên tôi tôn trọng quyết định của con. Tôi nói với con, vào ĐH hay không, chọn nghề này hay nghề kia tùy ý con quyết, miễn con vui và cháy hết mình với đam mê.

Con trai tôi rất vui vì không bị áp lực phải vào ĐH. Cháu nói sẽ trở thành một đầu bếp giỏi, trước hết để nấu cho cha mẹ những món ăn ngon. Sau là sẽ có một nghề để kiếm tiền, có thu nhập lo cho cuộc sống.

Anh PHẠM QUỐC VINH, Quản lý Phòng QA [Công ty TNHH New Việt Nam, Khu công nghiệp Amata, TP.Biên Hòa ]: Tự hào vì chọn đúng con đường để đi

Cách đây 16 năm, sau khi thi tốt nghiệp THPT, tôi không đủ điểm vào ĐH. Nhìn bạn bè vào ĐH, tôi đã khóc vì tủi thân.

Lúc đó tôi quyết tâm nuôi ý định sẽ tiếp tục ôn luyện và thi bằng được vào ĐH để cha mẹ tôi nở mày nở mặt với họ hàng. Nhưng được nửa năm, tôi đành buông ước mơ này để đi làm vì hoàn cảnh gia đình khó khăn. Trong khi bạn bè ngồi ở giảng đường, tôi làm một công nhân bình thường.

Những năm qua, tôi đã chăm chỉ làm việc, nỗ lực học thêm công nghệ thông tin cũng như một số chứng chỉ khác mà công ty cần. Và tôi đã được trọng dụng. Hiện tại tôi đã có một công việc tốt trong công ty, lương trên dưới 20 triệu đồng/tháng. Tôi đã dành dụm xây được nhà và lo cho con cái học hành đầy đủ. Tôi rất hài lòng với những gì mình đang có. Một số bạn học của tôi học ĐH 4 năm ra trường, nhưng mức lương chỉ bằng một nửa của tôi. Nên tôi thấy con đường mình đi là đúng, ĐH không phải là con đường duy nhất để lập thân, lập nghiệp.

Phương Liễu [ghi]

Bill Gates trong một bài phát biểu đã nhấn mạnh rằng: "Hãy ở lại trường hỡi các bạn sinh viên. Mặc dù tôi đã bỏ học và may mắn thành công khi theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực phần mềm. Nhưng một tấm bằng đại học vẫn là con đường chắc chắn và an toàn nhất để thành công."

Câu nói "Đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công" - chỉ là một câu nói mang tính chất... khích lệ dành cho những ai trượt đại học. Trong thực tế, con đường đến thành công của những người học đại học sẽ thuận lợi và an toàn hơn. Và thực tế là hiện nay các công việc đều yêu cầu chúng ta cần có những kiến thức chuyên ngành được đào tạo trong các trường đại học.

Cùng xem các nhà tỷ phú trên thế giới khuyên sinh viên đại học nên làm gì để tận dụng tốt quãng thời gian sinh viên đầy quý giá.

"Học kém" không có nghĩa không có tương lai. Học cũng không chỉ dừng lại ở nhà trường

Có một điều mà tỷ phú Jack Ma luôn luôn nói trong những bài thuyết giảng của mình đó là "trí thông minh không phải là dấu hiệu duy nhất cho sự thành công", và ông chính là nhân chứng sống cho câu nói đấy của mình bởi khi đi học ông từng bị coi là học sinh kém.

Ông từng chia sẻ rằng:"Nếu bạn muốn thành công, bạn phải có EQ tuyệt vời [chỉ số cảm xúc]. Cho dù bạn thông minh đến đâu, nếu bạn không biết cách làm việc với người khác, bạn sẽ không bao giờ thành công".

Jack Ma từng "trượt một bài kiểm tra quan trọng lúc còn học tiểu học hai lần, trượt bài kiểm tra trung học ba lần và thất bại trong kỳ thi tuyển sinh đại học hai lần". Đồng thời, Jack Ma cũng đã bị Đại học Harvard từ chối đến 10 lần!

Ôngchia sẻ: "Cho dù bạn muốn học tập hay làm việc thì ưu tiên vẫn luôn phải là việc học tập. Khi bạn kinh doanh, bạn học hỏi từ kinh doanh. Khi bạn đi học, bạn phải đưa những kiến thức được học vào thực tiễn".

Để học tiếng Anh, mỗi sáng bất kể mưa, nắng hay tuyết, Jack Ma đạp xe 40 phút để tới khách sạn Hàng Châu và gặp gỡ các du khách nước ngoài. Cứ như vậy trong suốt 9 năm, Jack Ma làm hướng dẫn viên miễn phí cho khách du lịch và đổi lại họ dạy ông tiếng Anh. Trước đó, Jack Ma là người Trung Quốc chính gốc, chưa từng ra nước ngoài. Không chỉ học được ngoại ngữ, ông còn được mở mang tâm trí với những luồng ý tưởng sáng tạo, kiến thức đa dạng.

Học cách giải quyết vấn đề bằng những cách đơn giản nhất, nhanh nhất

Chuyên gia máy tính, tỷ phú Bill Gates là một trong những người cực kỳ thành công, nhưng không có gì đặc biệt với điểm số ở trường đại học. Tuy nhiên, ông rất tài năng trong việc quản lý để đạt được đỉnh cao bằng cách xây dựng Microsoft, một trong những tập đoàn CNTT khổng lồ.

Bill Gates rất cởi mở và không giống như nhiều người khác, ông không bao giờ nhìn vào điểm số hay bằng cấp của mọi người để đánh giá. Điều quan trọng là đừng suy nghĩ theo lối mòn, hãy tư duy tích cực.

"Tôi chọn người lười biếng làm những việc khó khăn. Bởi một người lười biếng sẽ tìm ra cách dễ dàng để làm việc đó."

Phải biết chọn bạn mà chơi

Bill Gates từng khuyên các sinh viên rằng: "Tôi khuyến khích bạn nên gắn bó với những người thử thách bạn, dạy bạn và thúc đẩy bạn vươn tới con người tốt nhất của chính mình. Melinda chính là người làm những điều đó cho tôi, và tôi trở thành một người tốt hơn cũng vì điều đó.

Cũng như người bạn tốt của chúng tôi là ông Warren Buffett, tôi đánh giá hạnh phúc của mình bằng việc những người xung quanh có hạnh phúc và yêu mến tôi không, và bằng sự khác biệt mà tôi có thể mang đến cho cuộc sống của người khác."

Video liên quan

Chủ Đề