Những tấm lòng cao cả ét-môn-đô đơ a-mi-xi chương 8 học đường

@nguyenphuonghoanganh
#hoidap247

=> 

Từ tượng hình: Quả quyết, hớn hở, cặm cụi.

Tác dụng: Làm cho tình yêu, lòng mong muốn của bố về việc học tập của đứa con được thể hiện một cách thiết tha, cháy bỏng .

Câu ghép:Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết.

I. Đọc hiểu [3,0 điểm]

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới

Enrico, hãy nhớ điều này: mỗi khi con gặp một cụ già, một kẻ khó, một người đàn bà đang bế con, một người què chống nạng, một người đang còng lưng gánh nặng, một gia đình đang tang tóc, con đều phải nhường bước cung kính. Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết.

Mỗi khi con thấy một kẻ sắp bị xe húc phải, nếu là một người lớn thì con phải thét lên báo cho người ta tránh, nếu là một em bé thì con hãy chạy đến cứu ngay. Thấy một đứa bé đứng khóc một mình, hãy hỏi tại sao nó khóc và an ủi nó, nếu con có thể làm được. Người già rơi cái gậy, con hãy nhặt lên cho người ta. Nếu hai đứa trẻ đánh nhau, con hãy can ngay chúng ra. Nhưng nếu là hai người lớn thì con hãy tránh xa ra, để khỏi phải chứng kiến cảnh hung dữ thô bạo, làm cho tấm lòng thành ra sắt đá. […] Con không được nhạo báng ai hết, đừng chen lấn ai hết, đừng la hét, phải tôn trọng trật tự của đường phố! Trình độ giáo dục của một dân tộc có thể đánh giá qua thái độ của con người trên đường phố. Ở đâu mà con thấy cảnh thô lỗ diễn ra ngoài đường phố thì con chắc chắn sẽ thấy cảnh thô lỗ diễn ra trong các gia đình vậy.

[Theo Edmondo De Amicis, Những tấm lòng cao cả, NXB Văn học, Hà Nội, 2002]

Nhận biết

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản?

Xem lời giải

Những tấm lòng cao cả do VnDoc biên soạn bám sát chương trình Ngữ Văn 12 sẽ giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập văn nghị luận, ôn thi học kì.

Những tấm lòng cao cả - Đọc hiểu văn bản

  • Đề đọc hiểu văn bản
  • Đáp án Đọc hiểu văn bản Những tấm lòng cao cả

Đề đọc hiểu lớp 12 bao gồm phần đề bài bám vào cấu trúc đề thi THPT Quốc Gia để các em luyện tập và đạt điểm cao trong bài thi cũng như phần gợi ý đáp án giúp các em có thể so sánh với đáp án của mình và biết lỗi để sửa sai.

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 12.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.com
Nghiêm cấm sao chép nhằm mục đích thương mại

Đề đọc hiểu văn bản

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Enrico, hãy nhớ điều này: mỗi khi con gặp một cụ già, một kẻ khó, một người đàn bà đang bế con, một người què chống nạng, một người đang còng lưng gánh nặng, một gia đình đang tang tóc, con đều phải nhường bước cung kính. Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết.

Mỗi khi con thấy một kẻ sắp bị xe húc phải, nếu là một người lớn thì con phải thét lên báo cho người ta tránh, nếu là một em bé thì con hãy chạy đến cứu ngay. Thấy một đứa bé đứng khóc một mình, hãy hỏi tại sao nó khóc và an ủi nó, nếu con có thể làm được. Người già rơi cái gậy, con hãy nhặt lên cho người ta. Nếu hai đứa trẻ đánh nhau, con hãy can ngay chúng ra. Nhưng nếu là hai người lớn thì con hãy tránh xa ra, để khỏi phải chứng kiến cảnh hung dữ thô bạo, làm cho tấm lòng thành ra sắt đá. […] Con không được nhạo báng ai hết, đừng chen lấn ai hết, đừng la hét, phải tôn trọng trật tự của đường phố! Trình độ giáo dục của một dân tộc có thể đánh giá qua thái độ của con người trên đường phố. Ở đâu mà con thấy cảnh thô lỗ diễn ra ngoài đường phố thì con chắc chắn sẽ thấy cảnh thô lỗ diễn ra trong các gia đình vậy.

[Theo Edmondo De Amicis, Những tấm lòng cao cả, NXB Văn học, Hà Nội, 2002]

Câu 1 ‌‌[0.5‌ ‌điểm]: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản?

Câu 2 ‌‌[0.75‌ ‌điểm]: Qua đoạn văn bản, hãy cho biết ý nghĩa của những tấm lòng trong cuộc sống?

Câu 3 ‌‌[0.75‌ ‌điểm]: Tại sao người cha lại khuyên con rằng: Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết.

Câu 4 ‌‌[1,0‌ ‌điểm]: Trong xã hội hiện nay, chúng ta phải làm như thế nào để tấm lòng không thành ra sắt đá?

Đáp án Đọc hiểu văn bản Những tấm lòng cao cả

Câu 1 ‌‌[0.5‌ ‌điểm]:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản: Nghị luận.

Câu 2 ‌‌[0.75‌ ‌điểm]:

Tấm lòng là tình cảm yêu thương, quan tâm, chia sẻ, biết cảm thông, động lòng trước những cảnh ngộ khó khăn, éo le, bất hạnh.

Ý nghĩa: cuộc sống trở nên hạnh phúc, tươi đẹp khi mang đến sự ấm áp của tình người, động viên, nâng đỡ, cứu vớt con người và làm cho sự sống của mình ý nghĩa hơn…

Câu 3 ‌‌[0.75‌ ‌điểm]:

Người cha khuyên con: Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết, vì:

- Tuổi già: họ đã dành cả cuộc đời để làm việc, cống hiến những điều tốt đẹp nhất cho xã hội, chúng ta cần biết ơn và trân trọng họ.

- Tình mẹ con: là những tình cảm thiêng liêng, cao đẹp nhất. Nếu không có mẹ, sẽ không có những thế hệ tương lai của đất nước. Nếu không kính trọng tình cảm tốt đẹp này, chúng ta không xứng đáng có được hạnh phúc.

- Kẻ tật nguyền: những người không được lành lặn, yếu ớt, gặp khó khăn, cần được giúp đỡ, tôn trọng và đối xử bình đẳng.

- Nỗi khổ và Sự vất vả: nghèo khó và vất vả là cảnh sống đáng thương. Người nghèo khó và vất vả phải nỗ lực gồng mình trong cuộc mưu sinh mỗi ngày. Họ xứng đáng được tôn trọng và nâng đỡ để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

- Cái chết [một gia đình đang tang tóc]: sự mất mát không thể bù đắp. Thái độ đúng đắn trước nỗi đau thương, mất mát là thái độ phải có, thể hiện lòng thương cảm, tình người.

→ Đều đáng được kính trọng, đều phải nhường bước cung kính, Biết kính trọng những điều đó, ta sẽ làm cho cuộc sống quanh mình tốt đẹp hơn, ấm áp hơn, sự sống ý nghĩa hơn,…

Câu 4 ‌‌[1,0‌ ‌điểm]:

Học sinh tự đưa ra câu trả lời của mình và lí giải hợp lí.

Gợi ý:

Trong xã hội hiện nay, để tấm lòng không thành ra sắt đá, mỗi người cần: biết yêu thương, chia sẻ, chan hòa với những người xung quanh. Sẵn sàng giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn khác trong khả năng của mình...

--------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Những tấm lòng cao cả. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Để học tốt Địa lý 12, Giải Toán 12 nâng cao, Tiếng Anh lớp 12 mới, Môn Vật lý 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập thật tốt.

C. Hoạt động luyện tập

1. Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:

[1]  En-ri-cô yêu dấu của bố ! Việc học quả là khó nhọc đối với con. Như mẹ đã nói, con vẫn chưa đến trường với thái độ hăm hở và vẻ mặt tươi cười. Nhưng con thử nghĩ xem, một ngày sẽ trống trải biết bao nếu con không đến trường…. Sách vở là vũ khí của con, lớp học là đơn vị của con, trận địa là cả hoàn cầu và chiến thắng là nền văn minh nhân loại ...

[Theo Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả]

[2]  Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mính trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!.....… Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!

[Theo Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả]

a. Xác định nội dung chính và đặt nhan đề cho mỗi đoạn văn trên.

b. Nội dung hai đoạn văn trên có gì giống với văn bản Cổng trường mở ra của Lý Lan ?

c. Em hãy viết một đến hai câu vào đầu hoặc cuối mỗi đoạn văn để khái quát lại nội dung của đoạn.


a.

Nội dung đoạn 1: Tầm quan trọng của việc học đối với mỗi người và cả nhân loại. Nhan đề: Việc học của chúng ta

Nội dung đoạn 2: Sự hi sinh và tình yêu thương của người mẹ dành cho con. Nhan đề: Tình thương của mẹ

b. Nội dung của hai đoạn văn trên trong văn bản Những tấm lòng cao cả có nét giống với văn bản Cổng trường mở ra là đều đề cập đến vai trò quan trọng của giáo dục nhà trường và tình thương yêu sâu sắc của người mẹ dành cho con.

c. Thêm câu chủ đề cho mỗi đoạn

[1] En-ri-cô yêu dấu của bố ! Việc học quả là khó nhọc đối với con. Như mẹ đã nói, con vẫn chưa đến trường với thái độ hăm hở và vẻ mặt tươi cười. Nhưng con thử nghĩ xem, một ngày sẽ trống trải biết bao nếu con không đến trường. Và chắc chắn chỉ một tuần lễ thôi, thế nào con cũng xin trở lại lớp học. Hiện nay tất cả thiếu niên đều đi học, En-ri-cô yêu dấu ạ. Con hãy nghĩ đến những người thợ tôi tôi vẫn đến trường sau khi lao động vất vả suốt ngày ; hãy nghĩ đến những cô gái đã đi học ngày chủ nhật vì cả tuần lễ phải bận rộn trong các xưởng thợ,đến những người lính ở thao trường trở về là đã viết viết, đọc đọc. Con hãy nghĩ đến những cậu bé câm và mù mà vẫn phải học [...]. Hãy can đảm lên con, người lính nhỏ của đạo quân mênh mông ấy. Sách vở là vũ khí của con, lớp học là đơn vị của con, trận địa là cả hoàn cầu và chiến thắng là nền văn minh nhân loại ... En-ri-cô à! Con phải hiểu việc học có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người cả nhân loại.

[2] Mẹ của con đã yêu thương con hết mực và hi sinh tất cả vì con. Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mính trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!.... Nhớ lại điều ấy, bố ko thể nén được cơn tức giận đối với con. Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư? Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!

Video liên quan

Chủ Đề