Hành tím để được bao lâu

Hành tím là loại gia vị phổ biến được sử dụng trong nhiều món ăn, tăng thêm hương vị đậm đà cho bữa ăn. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cách bảo quản hành tím trong một thời gian dài mà không bị thối mềm qua bài viết sau đây nhé.

Hành tím

Rất nhiều người có thói quen mua một lượng lớn hành tím khô và cất trữ trong nhà để dùng dần. Nếu bạn không biết bảo quản chúng đúng cách thì sẽ rất nhanh hành tím sẽ chuyển sang trạng thái thối, bị nhũn mềm, không sử dụng được. Vậy bạn phải bảo quản hành tím khô như nào cho đúng cách.

Hành tím khô sau khi mua về, bạn loại bỏ những củ mọc mầm, bị ướt hoặc có những đốm mềm ở phần cuống, bị đổi màu. Những củ hành này sẽ có nguy cơ làm lây lan vi khuẩn sang những củ hành khác và khiến chúng không còn sử dụng được. Bạn nên để hành tím vào túi lưới hoặc túi giấy bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát. Tuyệt đối không được để nơi ẩm ướt hoặc có nước vì khiến hành nhanh bị hỏng.

bảo quản hành tím trong túi lưới

Đồng thời bạn cũng không nên bảo quản hành ở nhiệt độ quá cao hay quá thấp. Tuyệt đối không cho hành vào túi nilông hoặc hộp kín vì như vậy hay sẽ không có không khí, dễ bị ú hơi và nhanh bị thối xuất hiện nấm mốc. Trong quá trình bảo quản bạn phải kiểm tra hành thường xuyên để kịp thời loại bỏ những củ hành có dấu hiệu nấm mốc thối mềm.

2. Cách bảo quản hành tím đã phi thơm

Hành phi

Hành tím phi thơm là một loại gia vị hấp dẫn giúp tạo hương vị thơm ngon cho bữa ăn, nó không thể thiếu trong một số món như xôi, bánh cuốn, phở, bún,… Để hành tím phi thơm được bảo quản lâu nhất, đảm bảo an toàn khi sử dụng thì bạn nên tự làm hành tím tại nhà, nên chọn những củ hành tím ta nhỏ, không bóng bóc vỏ và thái ngang thành những lát tròn sau đó đem đi phi đều với dầu nóng. 

Sau khi phi vàng thì bạn sẽ đẻ thành gia giấy thấm dầu và để muội, chuẩn bị một lọ thủy tinh sạch lau khô và cho hành phi vào đó đậy nắp lại cẩn thận bảo quản ở trong ngăn mát của tủ lạnh. Bạn nên nhớ phải đậy kín nắp và không mở ra thường xuyên vì sẽ làm hành bị bay mùi và không ngon.

3. Bảo quản hành tím đã lột vỏ

Bạn lỡ sơ chế quá nhiều hành nhưng lại không dùng hết trong một lần thì có thể áp dụng cách bảo quản sau. Bạn sẽ cho hành tím đã lột vỏ và thái nhỏ vào một hộp kín hoặc túi zip rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Áp dụng cách bảo quản này bạn có thể giữ hành tím trong khoảng 2 đến 3 ngày mà không làm mất đi hương vị và dinh dưỡng vốn có của chúng.

4. Bảo quản hành tím bằng ngăn đá

Bạn có thể tận dụng ngăn đá của tủ lạnh để bảo quản hành tím mà vẫn đảm bảo được giữ được hương vị và độ tươi ngon của ảnh. Trước tiên bạn cho hành tím vào nước ngâm khoảng 1 tiếng bước này sẽ giúp cho hành dễ lột vỏ hơn. Khi lột vỏ bạn cắt bỏ hai đầu rồi rửa hành tím thật sạch, để ráo nước.

bảo quản hành tím băng ngăn đá

Sau khi hành tím đã được sơ chế và để khô ráo bạn cho hành vào hộp kín có nắp và đậy lại hoặc có thể cho vào túi zip rồi để vào ngăn đá của tủ lạnh bảo quản. Hành tím nguyên củ bảo quản trên ngăn đá sẽ không bị dính vào nhau khi lấy ra rất dễ dàng. Khi nào cần sử dụng bạn có thể cắt đôi củ hành rồi cho vào nồi nước hoặc có thể thái lát hoặc băm nhỏ đều rất đơn giản và tiện lợi.

5. Cách chọn hành tím

Nếu bạn biết cách chọn hành tím ngon thì nó cũng giúp ích cho thời gian bảo quản được kéo dài hơn. Khi lựa chọn bạn cần chú ý quan sát lựa chọn những củ hành to, chắc, đầy đặn có lớp vỏ căng và màu đẹp. Bóc lớp vỏ ra bên ngoài sẽ thấy thân củ màu trắng hoặc màu hơi tím.

Hành được bó thành từng chùm thì bạn nên kiểm tra ở phần giữa vì những củ hành tím sắp thối, hỏng thường được dấu vào ở giữa để người mua không nhìn thấy. Ngoài ra bạn cũng cần chú ý đến mùi thơm. Không nên lựa chọn những củ hành có mùi nồng khó chịu vì đó là những củ bị nấm mốc, thối.

Trên đây là những cách bảo quản hành tím để giữ chúng thơm ngon và tươi nhất trong một thời gian dài. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình bảo quản hành tím. Chúc các bạn thành công.

Topcachlam

Tags: cách bảo quảncách bảo quản hành tím

1. Các bước để bảo quản tỏi khô được lâu

Cách lựa chọn tỏi khô ngon

Mua được tỏi càng tốt thì thời gian bảo quản sẽ càng được lâu hơn. Để chọn được những củ tỏi tốt, các bạn cần lưu ý một số điểm như:

- Nên chọn những củ tỏi to vừa, cầm chắc tay, không bị xốp, chảy nước hay sâu mọt.

- Cần chọn những củ còn nguyên vỏ, các nhánh tỏi không bị lép, khô hay nhăn.

- Tránh mua những củ tỏi có nhánh màu vàng hoặc xám vì chúng sẽ không có mùi thơm và khó để được lâu. Thường củ tỏi có màu vỏ màu tím hoặc tỏi Lý Sơn sẽ thơm ngon hơn củ tỏi có vỏ màu trắng.

Cách bảo quản tỏi được lâu

Để thuận tiện cho việc nấu nướng, các chị em thường mua nhiều tỏi khô về để dùng trong thời lâu. Tuy nhiên, do không biết cách bảo quản hoặc cách bảo quản chưa đúng mà tỏi thường nhanh hư hỏng, dễ gây lãng phí. Do đó, để bảo quản tỏi khô được lâu, không bị khô héo, mọc mầm, sâu và không mất chất dinh dưỡng thì bạn cần lưu ý thêm những cách bảo quản sau:

- Không nên sử dụng tỏi mọc mầm. Nếu tỏi đã bị quá khô hoặc mọc mầm bạn không nên sử dụng nữa.

- Không nên để tỏi ở nơi ẩm ướt hoặc quá nóng sẽ khiến tỏi mọc mầm và nhanh hư hỏng.

- Không nên bảo quản tỏi trong tủ lạnh vì sẽ làm tỏi mất hết dưỡng chất. Khi mua về bạn chỉ cần cho vào rổ nhỏ hoặc các túi lưới chuyên dụng và để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp là được.

- Tránh để tỏi trong túi ni lông hay hộp nhựa kín vì sẽ khiến tỏi dễ bị nấm mốc và thối nhanh.

- Đặt tỏi ở khu vực khô ráo, thoáng gió cũng là cách để bảo quản được lâu.

- Hoặc bạn có thể để tỏi trong các túi giấy sẫm màu vì môi trường tối cũng giúp bảo quản tỏi tươi lâu hơn.

- Thường xuyên kiểm tra lượng tỏi khô hiện có, nếu phát hiện củ nào có giấu hiệu sắp hư thì nên bỏ riêng ra để tránh lây sang các củ khác.

Lưu ý: Nên để tỏi tránh xa các thực phẩm khác vì hương vị của nó khá mạnh.

2. Các bước để bảo quản hành tím được lâu

Cách lựa chọn hành tím ngon

Đối với hành, bạn nên chọn những củ già, chắc, mập, vỏ đều. Không nên chọn những củ mọc mầm. Khi cầm trên tay không bị ướt, không bị dập nát. Lớp vỏ hành phải thật khô, dễ bóc.

Cách bảo quản hành tím được lâu

Hành không phải là loại thực phẩm khó bảo quản. Đối với những củ hành còn nguyên, bạn không cần giữ lạnh hoặc để đông mà chỉ cần để ở nơi khô mát và thoáng khí trong phòng bếp.

Trình tự bảo quản hành tím ở nhiệt độ bình thường được thực hiện theo các bước sau:

- Chọn những củ khô và cứng, không có những đốm mềm hoặc bị lõm ở phần cuống.

- Loại bỏ lớp vỏ thừa bên ngoài bằng cách chà xát chúng giữa hai lòng bàn tay.

- Cho hành vào túi lưới, túi giấy hoặc rổ… Phải đảm bảo độ thông hơi để giữ cho hành luôn được thông thoáng, khô ráo. Không dùng túi nhựa hoặc hộp kín để bảo quản hành vì chúng sẽ ngăn sự lưu thông không khí, khiến hành nhanh bị thối.

- Đặt rổ hoặc túi đựng hành ở nơi tối và mát. Nhiệt độ lý tưởng nhất để giữ cho hành tươi lâu là từ 5 – 15 độ C. Tuyệt đối không nên để hành ở những nơi có nhiệt độ thấp hơn 5 độ C hoặc cao hơn 20 độ C.

- Kiểm tra túi, rổ đựng hành mỗi tuần một lần, bỏ đi những củ có dấu hiệu bị thối, mềm hoặc thay đổi màu sắc.

Khi vỏ đã bóc hoặc đã được thái nhỏ, hành nên được giữ lạnh để tươi lâu hơn. Nếu chỉ cần dùng một phần nhỏ lượng hành đã lột vỏ hoặc thái để nấu,bạn có thể giữ phần hành thừa còn lại bằng cách bọc chúng bằng màng thực phẩm hoặc túi nhựa có khóa kéo trước khi cho vào tủ lạnh. Với cách này, bạn có thể giữ được độ tươi cho hành trong vòng từ 2 đến 3 ngày.

Tuy nhiên, cách tốt nhất là bạn nên dùng hộp hoặc lọ có nắp kín, cho phần hành thừa vào. Điều này giúp cho mùi hành không ám vào các thực phẩm khác có trong tủ lạnh.

Link bài gốc://www.lamchame.com/forum/threads/bi-quyet-bao-quan-hanh-tim-va-toi-kho-lau-khong-hong.2481236/

Theo Thành viên diễn đàn lamchame.com tổng hợp

Hành tím là một loại gia vị quen thuộc trong nhiều món ăn Việt, nhất là trong giai đoạn tẩm ướp. Vì vậy nhiều gia đình hay có thói quen mua một lúc nhiều hành tím rồi buộc thành chùm treo trong nhà để sử dụng dần. Tuy rằng hành tím có thể sử dụng trong một thời gian dài mà không cần bảo quản. Thế nhưng các bạn nên thực hiện những cách bảo quản hành khô cũng như cách bảo quản thực phẩm không dùng hóa chất sau đây để loại bỏ tình trạng hành bị úng hay bị vi khuẩn tấn công.  

Điều quan trọng đầu tiên để bảo quản hành khô thành công và dễ dàng đó là khâu chọn hành. Các bạn nên ưu tiên chọn những củ chắc, to, không bị đổi màu, các tép hành đồng đều nhau. Lớp vỏ phải khô già, dễ bong để lột ra dễ dàng. Không chọn những củ hành có đốm mềm hay bị lõm ở phần cuống. Đặc biệt các bạn nên lựa những củ không mọc mầm để có thể bảo quản dễ dàng hơn.

Cách bảo quản hành khô thường thấy ở nhiều gia đình đó là buộc hành thành chùm rồi treo lên ở góc bếp. Dùng đến đâu lấy đến đó mà không bảo quản đúng cách nên số lượng hành bị hư hay lên mốc còn khá nhiều. Vì vậy, bạn nên dùng túi lưới, túi giấy hoặc rổ để bảo quản hành, đảm bảo độ thoáng khí, giữ cho hành luôn khô ráo.

Kế đến, bạn nên để túi hoặc rổ đựng hành ở những nơi khô mát, thoáng khí. Không để hành tím ở những nơi có nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao. Thường xuyên kiểm tra và loại bỏ những củ hành bị hư để tránh lan ra, gây hư hỏng cho những củ khác. Tuyệt đối không nên để hành tím trong những túi hoặc hộp kín, như vậy chỉ khiến hành bị úng và lên mốc nhanh hơn. 

Một yếu tố quan trọng mà các bạn cần lưu ý khi thực hiện những cách bảo quản bảo quản thực phẩm cần biết tại nhà đó là độ thông hơi trong khi bảo quản. Trong những hộp hay túi bóng kín không khí không được lưu thông, cho nên không đảm bảo được độ thông hơi cần thiết. Do đó, hành sẽ dễ bị mốc, úng thối với mùi rất khó chịu. 

Các bạn cũng phải lưu ý, nhiệt độ tốt nhất để bảo quản hành khô tươi lâu là từ 5 - 15 độ C. Bạn không nên để hành ở những nơi có nhiệt độ thấp hơn 5 độ C hoặc cao hơn 20 độ C. Đặc biệt, tránh để hành ở những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào thì càng khiến hành khô héo, nhanh hỏng.

Để hành nhà bạn giữ được lâu hơn, tránh tình bị hư úng khi chưa kịp sử dụng tới. Gây ra tình trạng lãng phí, các bạn hãy thực hiện theo trình tự cách bảo quản hành khô cực đơn giản sau đây.

  • Bước 1: Lựa chọn những củ hành tím đạt chuẩn như Cleanipedia đã gợi ý. Lưu ý, các bạn chỉ nên mua với một số lượng dự trữ vừa đủ dùng.

  • Bước 2: Dùng bàn tay chà sát lên củ hành để loại bỏ đi lớp vỏ thừa, lớp vỏ khô không cần thiết.

  • Bước 3: Các bạn có thể tùy chọn cho hành vào túi lưới, túi giấy hoặc các loại rổ có trong nhà. Đảm bảo độ thông hơi để hành luôn được thông thoáng, khô ráo. 

  • Bước 4: Đặt hành vào những nơi khô ráo, mát mẻ không có ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp. Chẳng hạn như trong góc bếp hoặc kế bên góc đựng gia vị, vừa đảm bảo độ thông thoáng để việc bảo quản dễ dàng hơn vừa tiện lợi khi nấu ăn.

  • Bước 5: Từ 4 - 5 ngày các bạn nên kiểm tra túi hành một lần. Tiến hành loại bỏ những củ hành có dấu hiệu bị mềm úng, những củ đổi màu hay lên mốc. Tránh làm hư những củ hành còn tốt ở trong túi đựng.

Ngoài ra, với những củ hành bạn đã bóc vỏ hoặc dùng chưa hết thì bạn nên bọc chúng lại bằng màng bọc thực phẩm hay các loại túi zip rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Các bạn có thể giữ được độ tươi của chúng để sử dụng trong khoảng 2 - 3 ngày đó nha. Hoặc có thể lột vỏ sẵn và làm món hành ngâm chua để bữa ăn thêm phần đặc sắc.

Hy vọng với cách bảo quản hành khô mà Cleanipedia gợi ý nêu trên, các bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc bếp núc, chăm sóc gia đình. Đừng quên theo dõi những bài viết kế tiếp để học thêm nhiều mẹo vặt hay ho nữa nha. 

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Xuất bản lần đầu 11 tháng 8 năm 2021

Video liên quan

Chủ Đề