Vì sao ghi âm giọng dở

Tại sao bạn luôn thấy "giọng mình hay ơi là hay" nhưng khi thu âm nghe lại chỉ muốn... đập máy?

Cùng một giọng điệu, khi phát âm, những gì bạn nghe được khác hoàn toàn so với cảm nhận của người xung quanh.

Khi nghe giọng nói của mình trên radio hoặc trong một video trên Instagram của bạn bè, phần lớn các bạn sẽ cảm thấy khó chịu.

Cùng một giọng điệu, khi phát âm, những gì bạn nghe được khác hoàn toàn so với cảm nhận của người xung quanh.

Khi sóng âm phát ra từ giọng nói của một người, tiếp nhận tai ngoài, từ đó truyền thẳng đến lỗ tai vào trong màng nhĩ, tạo nên xung động mà não bộ nhận biết được. Khi chúng ta nói, màng nhĩ và tai trong rung động, ngoài những ngoại lực đó ra, thanh quản và khí quản cũng rung động và những tín hiệu này được não xử lý thành những tín hiệu âm thanh.

Những tín hiệu truyền từ thanh quản và khí quản thường trầm hơn những tín hiệu đến từ sóng âm ngoài không khí, từ đó chúng ta nghe được giọng nói của bản thân trong quãng âm thấp hơn. Và bởi vậy, khi nghe những gì bản thân nói và ghi lại thường có cảm giác khác lạ, không quen thuộc.

Giọng nói không phải là điều duy nhất bạn không thích ở bản thân. Chúng ta cũng cảm thấy không thoải mái khi nhìn ngắm cơ thể mình trong ảnh hay video.

Hãy nghĩ rằng, phần lớn thời gian bạn soi gương, gương sẽ phản chiếu ánh sáng nhưng những vị trí của cơ thể bạn trong gương trái ngược hoàn toàn so với thực tế, và phần lớn gương mặt của chúng ta thường không cân xứng, sự thay đổi này tạo nên một cảm giác khó chịu.

Sự thực là, trong cuộc sống, con người nhìn vào hình ảnh của chính mình tương phản trong gương phần lớn thời gian, khi đánh răng, cạo râu, hay trang điểm - những gì bạn nhìn được tạo nên một cảm giác thân thuộc, và bởi vậy khi nhìn được hình ảnh thực của mình trên ảnh, chúng ta thậm chí sẽ không nhận ra đó là bản thân mình.

Từ những lý giải kể trên dẫn tới một kết luận rằng: Giọng nói và gương mặt thường có một chút khác biệt so với những gì bạn cảm nhận và những khác biệt này - khi nhận ra - thường cho bạn cảm giác không hề hài lòng.

Phương Linh

Theo The Independent

Từ khóa: tín hiệu âm thanh, giọng nói

Cùng chuyên mục

Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2022 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 XEM

Chúng ta thường nghe thấy giọng của mình tương tự như thế này, nhưng khi chúng ta nghe lại giọng mình khi được ghi âm hoặc trong một đoạn video thì nó hoàn toàn khác hẳn. Nhiều người rất hay tranh luận rằng do chất lượng không tốt của máy ghi âm hoặc của môi trường đã làm biến đổi giọng nói, khiến cho nó không giống như chính bạn nghe thấy. Vậy giọng nói nào mới là giọng thật?

Lý do cho sự khác biệt này khá đơn giản và hoàn toàn không liên quan đến chất lượng của máy ghi âm.

Khi chúng ta nghe thấy tiếng nói của mình trên một đoạn ghi âm hoặc video thì sóng âm thanh sẽ đi từ loa của thiết bị thẳng đến tai của chúng ta qua môi trường không khí. Điều này tương tự như khi bạn nghe thấy giọng nói của những người khác xung quanh. Nói một cách khác, khi nghe giọng mình qua băng ghi âm, bạn đã nghe một cách khách quan và chính xác hơn hẳn.

Lý do cho sự khác biệt này khá đơn giản và hoàn toàn không liên quan đến chất lượng của máy ghi âm. [ảnh brightside]

Nhưng khi chúng ta tự nói tự nghe, thì giọng nói mà chúng ta nghe thấy sẽ bị nhiễu loạn do sự kết hợp của hai loại âm thanh khác nhau, bên ngoài và bên trong. Đầu tiên, bạn sẽ nghe thấy âm thanh thoát ra từ miệng của bạn đi đến tai [âm thanh bên ngoài]. Và cùng lúc đó, bạn cũng sẽ nghe thấy âm thanh đi từ cổ họng xuyên qua não [âm thanh bên trong]. Phần xương trong hộp sọ của chúng ta có xu hướng làm cho các rung động tần số âm thanh trở nên thấp hơn. Đó cũng là lý do vì sao giọng nói mà chúng ta tự mình cảm nhận có vẻ thấp và trầm hơn hơn so với thực tế.

Nếu bạn muốn nghe được giọng nói thật sự của mình, hãy thu âm nó lại và nghe hoặc bịt tai trái của mình lại và sau đó nói vài câu. Giọng nói này chính là giọng nói chân thực của bạn.

Theo Phan Thanh/Theo brightside [Khám phá]

Video liên quan

Chủ Đề