Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu thuộc từ loại nào

“Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang

  Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”

Ông bà ta đã khuyên dạy và truyền lại những câu ca dao thấm nhuần triết lý như thế. Ruộng đất bao la, mỗi tấc đất là mỗi tấc vàng. Nhưng vàng không tự nhiên mà lấy được, chúng ta phải bỏ công chăm sóc, làm lụng thì mới mong có ngày nhận được quả ngọt xứng đáng.

Xưa nay, có làm thì mới có ăn chính là quy luật. Không ai tự nhiên đem của cải lại cho mình và tài sản dù có nhiều nhưng ngồi không ăn cũng hết. Như vậy, cuộc sống của mình phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, siêng năng, chăm chỉ không thể không kể đến.

“Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang”

Câu ca dao này về nghĩa bóng lẫn nghĩa đen đều khuyên người ta chăm chỉ làm việc, có như thế thì mới hưởng được thành quả xứng đáng.

“Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang/Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”

“Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang

  Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”

Ruộng đất nếu biết cày cấy sẽ sinh ra lúa thóc, lúa thóc nuôi sống con người và giúp họ có sức khỏe. Khi có đủ sức khỏe rồi, chúng ta còn có thể làm những việc lớn lao hơn, thu về nhiều thành quả hơn. Người xưa nói, mỗi tấc đất là mỗi tấc vàng, điều này chứng tỏ đất rât quý. Nhưng cái quý giá hơn hết chính là những giọt mồ hôi của người lao động. Họ đã bỏ ra bao nhiêu công sức và vất vả để làm nên những hạt lúa vàng thơm ngọt.

Xem thêm bài viết tham khảo “Ai ơi bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Cũng giống như con người chúng ta lấy lao động làm tiền đề để phát triển. Từ xưa đến nay, ai cũng phải lao động nếu muốn tồn tại. So với hiện tại thì ông bà ta đã chịu biết bao nhiêu là gian nan và khổ cực.

Thuở xưa, họ phải làm thuê làm mướn để đổi lấy miếng ăn qua ngày. Đôi khi, người ta làm nhiều nhưng phần lớn đều bị bóc lột hết. Biết làm sao được, sức yếu thế cô thì làm sao chống lại nổi sự tàn ác và độc đoán.

Chỉ có làm việc mới tạo nên giá trị

Thời bây giờ, việc làm không quá khó tìm nhưng để ăn được đồng tiền của người ta thì chắc chắn không dễ. Khi bạn ý thức được mình nghèo, bạn phải cố gắng và phấn đấu gấp nhiều lần người bình thường. Trên đời này, chỉ có bản thân mình mới dành cho mình sự ưu ái dịu dàng nhất. Còn tất cả chỉ là sự đổi chác giữa người với người, không hơn không kém. Chúng ta muốn hạnh phúc, chúng ta phải tự tạo ra hạnh phúc.

Lúc nhỏ, tôi thường ngán ngẩm với việc phải đi học và đau đầu với những bài tập về nhà. Nhưng người lớn luôn bảo “Học mới có tương lai con ạ”. Quả thật hồi ấy, tôi chỉ vâng dạ rồi tiếp tục chán ngán nhưng bây giờ mới thấy thật sự đúng. So với việc không đi học, công việc của tôi vẫn còn nhẹ nhàng lắm.

Dẫu rằng, bất kể là lao động chân tay hay lao động trí óc thì vẫn có những khó khăn riêng. Thế nhưng, chúng ta chắc phải cảm thấy may mắn vì mình có thể ngồi văn phòng máy lạnh và làm những công việc không quá cần sức khỏe. Cứ nghĩ đến những ngày trời nắng như đổ lửa hay mưa như trút hết nước mà vẫn có những con người đang cặm cụi ngoài đường, chúng ta mới hiểu thế nào là may mắn.

“Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”

Rõ ràng, đất đai trù phú cũng là một nguồn tài nguyên dồi dào. Ngày xưa, người ta thường đem đất đai để thể hiện sự giàu có. Nhà nào “cò bay thẳng cánh” chứng tỏ đất nhiều, của cải nhiều. Bởi ruộng đất có thể chăn nuôi kết hợp với trồng trọt, chịu khó làm ăn thì chắc chắn sẽ khá lên.

“Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang/Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”

“Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang

  Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”

Xem thêm bài viết tham khảo “Có làm thì mới có ăn/Ngồi không ai dễ đem phần tới cho”

Vừa là lời khuyên vừa là lời nhắc nhở lớp con cháu chúng ta. Chúng ta cần phải biết tận dụng những gì mà mình đang có, kết hợp thêm sự siêng năng và chăm chỉ để tạo ra giá trị. Lao động không chỉ để nuôi sống bản thân mà còn nuôi sống cả những người bạn yêu thương nữa. Dù là phụ nữ hay đàn ông, tiền vẫn là người bạn trung thành nhất. Khi bạn có tiền trong tay, bạn mới cảm nhận mình đang sống.

Và…

Hỡi những cô gái của tôi ơi, các bạn hãy làm chủ vận mệnh của mình. Hãy ngoan ngoãn nghe lời ba mẹ học hành cho tử tế và tìm một công việc phù hợp với mình. Để cho dù không có đàn ông, bạn vẫn có thể sống tốt và chọn người yêu vì mình yêu chứ không phải vì một lý do liên quan đến vật chất. Và các chàng trai, tại sao bạn phải cố gắng ư. Tôi hy vọng các bạn cố gắng để không bao giờ hối hận khi nghĩ về những năm tháng không có gì trong tay và để lỡ mất người con gái mà bạn yêu nhất cuộc đời.

Tất cả chúng ta đều nên cố gắng, dù vì bất cứ lý do nào. Không cần là những lý do lớn lao, chăm chỉ làm việc để nuôi sống bản thân mình trước đã. Sau đó báo hiếu cho cha mẹ và dành dụm cho tương lai. Cuộc đời của ba mẹ có khi đã dành hết cho bạn, việc bạn để họ an nhàn ở những năm tháng cuối đời chắc chắn là điều nên làm.

Hôm nay, ngày mai và ngày mai nữa, chúng ta đừng từ bỏ nhé. Đừng để sự lười biếng ru ngủ và đừng chọn an nhàn vào những năm tháng còn có thể cố gắng được. Tuổi trẻ rất ngắn ngủi, hãy phấn đấu vì những điều bạn cho là tốt đẹp đi. Có người vì gia đình, có người vì tình yêu, có người lại vì ước mơ,…Sao cũng được miễn chúng ta đều hạnh phúc là được.

Đoạn kết

Lời người xưa dạy thường có sai bao giờ, lãng phí ruộng đất chính là lãng phí tiền bạc. Có những người mong có đất để làm việc mà không được, còn chúng ta lại lãng phí nó.

Cũng như việc, bạn có thể cố gắng và thành công hơn nữa nhưng lại bị cuộc sống nhàn hạ chi phối. Chỉ muốn nói lời chân thành với những người trẻ, chúng ta không tồn tại một mình. Chúng ta không phải chỉ sống vì chúng ta. Vì vậy, chăm chỉ chính là một trong những cách mà bạn khiến người bên cạnh mình yên tâm hơn.

Gõ Tiếng Việt > Ca dao tục ngữ thành ngữ > Ca dao “Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang/Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”

Download Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun

Xem thêm: ca dao, thành ngữ, tục ngữ

Đề bài: Giải thích câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng

Giải thích câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng

Bạn đang xem: Giải thích câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng

1. Mở bài

– Người xưa đúc kết kinh nghiệm và gửi gắm vào những câu tục ngữ hàm súc.
– Bàn về giá trị của đất đai, tục ngữ Việt Nam có câu: “Tấc đất tấc vàng”

2. Thân bài

– Giải thích ý nghĩa từ ngữ: “tấc đất”? “tấc vàng”?– Câu tục ngữ nêu bật giá trị vô cùng quý báu của đất đai như thế nào?– Vì sao tấc đất quý như tấc vàng? [đất đai dùng để trồng trọt, sinh sống, xây nhà dựng cửa, nơi thân thương của mỗi con người…

– Phải làm gì để phát huy giá trị của đất đai?

3. Kết bài

– Bài học cho thế hệ trẻ: quý trọng đất đai, chăm chỉ lao động khai thác tiềm năng.– Bảo vê môi trường đất.

II. Bài văn mẫu Giải thích câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng

Nhân dân lao động Việt Nam có một tâm hồn đẹp và một trí tuệ sắc sảo, được trui rèn qua cuộc sống và công việc của họ. Trải qua bao năm tháng, người xưa đúc kết được thật nhiều kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất, cách ứng xử… và gửi gắm chúng vào trong những câu tục ngữ hàm súc, độc đáo. Khi bàn về giá trị quan trọng của đất đai, người nông dân Việt Nam ta có câu tục ngữ: “Tấc đất, tấc vàng”. Ta thử tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ rất đỗi ngắn gọn này.

Mở đầu câu tục ngữ, tác giả dân gian đưa vào hình ảnh “tấc đất”. Đây là cách nói rất hay, bởi “tấc” là đơn vị đo lường của người bình dân trong thời cổ xưa. Hiện nay, “tấc” được quy đổi ra khoảng 1/10 mét, tức là khoảng 10 xen-ti-mét. Nói như thế để chúng ta thấy rằng tác giả dân gian muốn nhấn mạnh cái ít ỏi của “tấc đất”, ít như thế mà cũng quý giá như thế, quý bằng một “tấc vàng”. Vàng là kim loại quý, từ xưa đến nay, vàng được coi là thứ của quý, phản ánh sự giàu sang của một con người. “Tấc đất” nghe thì ít, nhưng “tấc vàng” thì chẳng ít chút nào. Một chiếc nhẫn vàng nhỏ bé cũng đã có giá trị rất cao, huống hồ gì cả “tấc vàng”. Đến đây thì ta đã nhận ra, người dân lao động xưa đã làm một phép so sánh ngang bằng giữa đất và vàng, để nhấn mạnh sự quý giá của đất chẳng kém gì thứ kim loại quý hiếm kia mà con người thường ưa thích và kiếm tìm.

“Tấc đất tấc vàng” chính là sự khẳng định rằng đất đai là tài sản có giá trị lớn của con người. Một tấc đất là chừng đó vàng. Cả một khu vườn, mảnh ruộng thì bao nhiêu “vàng” mới sánh được. “Đất đai quý lắm cháu con ơi!”, đó là lời người xưa gửi đến thế hệ hôm nay vậy.

Vì sao đất quý như vàng? Không phải chỉ có người nông dân mà chúng ta ai cũng không thể phủ nhận giá trị của đất đai đối với cuộc sống của con người. Đất đai quý, trước tiên là bởi đây là nơi canh tác, trồng trọt, đem lại lương thực, thực phẩm cho người Việt từ bao đời nay. Nước ta có những cánh đồng màu mỡ, những khu vườn xanh tươi, đó chẳng phải do đất đai mới có được hay sao. Sự đầm ấm của cuộc sống bắt nguồn từ đất đai quê nhà, từ “Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”. Vậy nên, người Việt ta từ xưa luôn yêu quý đất đai quê hương là điều tất yếu. Đất còn quý, bởi trên đó, con người xây nhà dựng cửa, sinh sống làm ăn, thực hiện những ước mơ của mình. Mảnh đất thân thuộc không phải chỉ là nơi canh tác đơn thuần, mà còn là tình cảm gia đình đằm thắm, tình làng nghĩa xóm ấm cúng quanh năm. Mỗi tấc đất là một tấc lòng gắn bó với quê hương, có lẽ “vàng” cũng chưa sánh hết được! Đất là của cải, đem đến sự giàu có, trù phú và đất cũng là niềm yêu thương, hạnh phúc mộc mạc thân thương nhất của chúng ta. Có nhiều người cũng hiểu câu tục ngữ theo nghĩa đen, bởi giá trị của đất thật sự đã quý như vàng. Nhưng cha ông ta, thực chất muốn chuyển tải ý nghĩa trong việc gắn giá trị của đất với lao động. Chỉ có lao động mới đem tới cho con người cuộc đời đầy đủ, tốt đẹp hơn. Và giá trị của đất đai chính là từ đó mà ra. Ta lại nghĩ đến lời ca dao xưa nói rằng:

“Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”

Và để phát huy giá trị của đất đai, con người Việt Nam xưa đã luôn cần cù, sáng tạo để trồng trọt, làm giàu trên mảnh đất của minh. Từ đồng bằng Bắc Bộ đất chật người đông đến những đồng quê Nam Bộ rộng mênh mông, đâu đâu cũng thấy dấu ấn con người bầu bạn cùng đất đai để có những vựa lúa cho đất nước. Đó là khởi nguồn của ấm no và hạnh phúc. Để khai thác tiềm năng đất đai, ngày nay, người Việt Nam ta còn ứng dụng nhiều khoa học kỹ thuật tiến bộ vào nông nghiệp, để có thể bảo vệ sự màu mỡ của đất, mà cũng có thể thu hoạch được nhiều thành quả hơn.

“Tấc đất tấc vàng” quả là câu tục ngữ vô cùng đúng đắn. Thế hệ trẻ hôm nay cần hiểu rõ giá trị tài nguyên đất đai của Tổ quốc, tiếp nối truyền thống cần cù của cha ông, chăm chỉ làm việc để cho đất đai nở hoa, “có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Bên cạnh đó, thế hệ trẻ còn phải ra sức bảo vệ môi trường đất, phủ xanh quê hương, sao cho đất đai lúc nào cũng màu mỡ, chỉ như thế, quê hương ta mới phát triển vững bền.

———————HẾT————————

Việt Nam là đất nước thuần nông nên đất đai canh tác được ông cha ta đặc biệt coi trọng. Câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng đã thể hiện được giá trị to lớn của đất đai đối với hoạt động sản xuất. Để mở rộng vốn hiểu biết và rèn luyện kĩ năng viết bài, các em có thể tham khảo thêm những bài văn mẫu đặc sắc khác như: Giải thích và bình luận câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm, Giải thích câu tục ngữ An cư lạc nghiệp, Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn, Giải thích câu tục ngữ Có học mới nên khôn.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Video liên quan

Chủ Đề