Hàng than thuộc quận nào ba đình hay hoàn kiếm năm 2024

Hoàn Kiếm là trung tâm thành phố nhộn nhịp của Hà Nội, nơi có khu phố cổ ghi đậm dấu ấn với các cửa hàng đồ thủ công Việt Nam và quán bar bình dân, bên cạnh các quán ăn nhỏ bán phở và bánh mì sandwich. Trong số các địa danh thời Pháp thuộc, không thể không kể đến Nhà thờ Lớn Hà Nội theo phong cách tân Gothic và tàn tích của Nhà tù Hỏa Lò, hiện được dùng làm bảo tàng. Hồ Hoàn Kiếm là một điểm đi bộ nổi tiếng, trong khi Chợ Đêm Hà Nội cuối tuần thường nhộn nhịp với các quầy hàng lưu niệm, nghệ sĩ đường phố và các nghệ sĩ vẽ tranh cho người qua đường

Quận Hoàn Kiếm có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc bao gồm 18 phường: Chương Dương, Cửa Đông, Cửa Nam, Đồng Xuân, Hàng Bạc, Hàng Bài, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Mã, Hàng Trống, Lý Thái Tổ, Phan Chu Trinh, Phúc Tân, Trần Hưng Đạo, Tràng Tiền.

Phố Hàng Cót dài 404m, rộng 8m. Từ phố Phan Đình Phùng cạnh vườn Vạn Xuân (tên dân gian là Vườn hoa Hàng Đậu) đến phố Hàng Mã, cắt ngang qua phố Gầm Cầu.

Phố Hàng Cót dài 404m, rộng 8m.

Hàng than thuộc quận nào ba đình hay hoàn kiếm năm 2024

Từ phố Phan Đình Phùng cạnh vườn Vạn Xuân (tên dân gian là Vườn hoa Hàng Đậu) đến phố Hàng Mã, cắt ngang qua phố Gầm Cầu.

Đây nguyên là đất thôn Tân Lập – Tân Khai, tổng Tiền Túc (sau đổi là Thuận Mỹ). Theo tấm bia chùa Thái Cam thì thôn này mới thành lập từ năm Minh Mạng thứ 3 (tức 1822) (xem mục Hàng Gà).

Phố Hàng Cót có từ trước thời Pháp thuộc, sau người Pháp gọi là phố Ta-cu (rue Takou), năm 1945 đổi thành phố Hàng Cót, các lần đổi tên sau vẫn giữ nguyên tên phố Hàng Cót.

Nay thuộc phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm.

Phố Hàng Cót hiện nay còn hai ngôi đình đền cũ: đền Tam Phủ ở số nhà 52, thờ các Mẫu. Còn đình Ngũ Giáp ở số nhà 54 là của thôn Tân Khai (vốn do năm giáp họp lại). Ban đầu thờ thành hoàng (không rõ lai lịch). Sau do đình Giáp Thượng của thôn Đồng Thuận bị Pháp bắt dỡ để mở đường nên bài vị của thần là Lý Tiến, một anh hùng chống ngoại xâm đời Hùng Vương thứ 6, được đưa về hợp thờ ở đình Ngũ Giáp (xem mục Hàng Cá). Tại đây có một câu đối hay:

Mộng giáng hoàng long, Tô Lịch giang biên lưu hiển tích.

Chỉ thanh danh tướng. Vũ Ninh sơn ngoại lẫm trung can.

Nghĩa là:

Mộng ứng triệu rồng vàng, dấu hiển hách còn ghi bên bờ sông Tô Lịch.

Chí thanh cao tướng giỏi, tấm trung can ngời sáng ngoài núi Vũ Ninh.

(Tục truyền Lý Tiến đánh giặc Ân ở núi Vũ Ninh, bị trọng thương, quay về tới làng quê thì mất). Còn chùa Pháp Bảo Tạng ở số nhà 44 thì mới xây dựng thời tạm chiếm (1946 – 1954). Cái tên hơi lạ, do là thời đó hội phật giáo và các phật tử xây chùa này để lưu giữ những bản văn khắc in kinh Phật. Sở dĩ gọi là Hàng Cót vì vào khoảng cuối thế kỷ XIX và sang đầu thế kỷ XX nơi đây có nhiều nhà đan bán các loại cót bằng tre, nứa.

Ở giữa phố, số nhà 29 Hàng Cót nay là trường tiểu học Thanh Quan. Thời Pháp thuộc vào năm 1887, nhân dịp Hội chợ Hà Nội một Hoa kiều xây tại chỗ này một rạp hát tuồng Tàu, thỉnh thoảng có cho các nhóm nghệ sĩ Pháp biểu diễn ca nhạc. Năm 1916 chính quyền trưng thu rạp này, phá đi xây một trường tiểu học dành riêng cho nữ sinh gọi là Trường Brieux, dân gian gọi là Trường Hàng Cót. Còn số nhà 46 – 48 nay là rạp Đại Đồng thì trước năm 1945 là trường tư thục Nguyễn Vạn Tàng cũng có tiếng.

Theo Cổng thông tin UBND thành phố Hà Nội, xét về địa lý, quận Hoàn Kiếm phía Bắc giáp quận Ba Đình tới phố Hàng Đậu làm ranh giới, phía Đông giáp sông Hồng, chạy dài tới đường Vạn Kiếp, phía Nam giáp quận Hai Bà Trưng, phía Tây giáp hai quận Ba Đình và Đống Đa.

Từ đầu năm 1981, bộ máy chính quyền thành phố Hà Nội được tổ chức thống nhất thành ba cấp theo Hiến pháp mới, khu phố Hoàn Kiếm chính thức gọi là quận Hoàn Kiếm. Theo đó, quận có 18 phường và giữ ổn định đến nay, gồm: Cửa Đông, Cửa Nam, Chương Dương, Đồng Xuân, Hàng Bài, Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Mã, Hàng Trống, Lý Thái Tổ, Phan Chu Trinh, Phúc Tân, Tràng Tiền, Trần Hưng Đạo.

Hàng than thuộc quận nào ba đình hay hoàn kiếm năm 2024

Vị trí của các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng. Đồ họa: Tạ Lư

Câu 3: Hồ Gươm (còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm) không chỉ là trung tâm của quận Hoàn Kiếm mà còn được coi là trái tim, biểu tượng của Hà Nội. Ngoài hai tên gọi này, hồ còn có tên nào khác?

Phố Hàng Than (Rue du Charbon) có chiều dài khoảng 1,6 km kéo dài từ điểm tiếp giáp với Hàng Đậu đến điểm giao với Yên Phụ. Phía Bắc tiếp giáp với đường Yên Phụ, phía Đông Nam tiếp giáp với Hàng Giấy. Các tuyến phố cắt ngang: Nguyễn Trường Tộ, Hòe Nhai, Quán Thánh, Hàng Đậu, Phan Đình Phùng.

Hàng than thuộc quận nào ba đình hay hoàn kiếm năm 2024

Phố Hàng Than trước năm 1902

Bài "Phố Dốc" trên Hà Nội Thủ đô cổ kính lâu đời

Sông Lô gắn liền với Vǎn Cao. Sông Thao là dòng sông Đỗ Nhuận và sông Đuống chảy nghiêng với Hoàng Cầm: Sông làm ngừơi nổi tiếng hay người cho sông bất tử? Hà Nội có những cái tên phố trở thành không thể phai mờ trong lòng người. Nhờ một vài nhà sản xuất, làm ra một thứ sản phẩm nào đó, khiến cái tên phố ấy thành nỗi nhớ, thành kỷ niệm, thành đặc biệt hàng trǎm nǎm. Chẳng hạn bánh giò Đờ Mǎng (phố Phùng Hưng), cà phê bít tất nhà máy Nước Đá, cà phê Nhân; cà phê Giảng phố Cầu Gỗ, phố Hàng Sơn thành phố Chả Cá...

Thị trấn Ninh Giang nổi tiểng nhờ bánh gai. Thị xã Hải Dương ai cũng biết nhờ bánh đậu xanh của bà Bảo Hiên, nhãn con Rồng Vàng, mà đến nay, có đến hơn bốn chục hãng làm bánh đậu xanh đều lấy nhãn là Rồng Vàng, không còn phân biệt nổi mới kỳ mới lạ.

Phố Hàng Than, nổi tiếng nhờ bánh cốm. Những Nguyên Ninh, An Ninh, Khang Ninh... làm cho Hà Nội bay đi khắp nước bằng đôi cánh hình hộp vuông, xanh rờn màu lá chuối tươi điểm sợi lạt chứ thập màu cánh sen tình tứ, còn ruột nó thì vàng tươi màu đậu xanh, trắng muốt sợi dừa nạo, bở tơi nhân hạt sen, nhất là sắc cốm, dù là cốm Vòng hay cốm Lủ còn đượm hương đồng gió nội, chứa cả mùa thu bát ngát, mang hạt sữa lúa nếp non mềm dẻo đầy khêu gợi...

Hàng Than, một phố cổ Hà Nội, đã tồn tại bao đời, từ khi con sông Cái, Nhị Hà còn chảy sát chân đê Yên Hoa, rồi Yên Phụ, có những con thuyền bắc, mành nam đỗ bến, đổ lên bờ những thúng, những sọt than hoa, than tàu còn in thớ gỗ hoàn nguyên có tia nứt như ánh mặt trời đen óng, để cho bà mệnh phụ, cô tiểu thư sưởi chân bằng chiếc lồng ấp chậu than hoa đượm lửa hồng liu riu dưới gậm giường, cho những hàng bún chả thả khói lam đầy mê hoặc vào đầu gió, cho những hàng ngô nướng bập bùng ấm áp đêm đông..., và trước đó khá xa là những "cấp thiêu" lập lòe sáng sớm trong bữa trà danh sĩ Thǎng Long....

Hàng than thuộc quận nào ba đình hay hoàn kiếm năm 2024

Than củi từ thượng nguồn theo sông Hồng về Hà Nội

Hàng than thuộc quận nào ba đình hay hoàn kiếm năm 2024

được đưa về các cửa hàng trên phố Hàng Than

Hàng than thuộc quận nào ba đình hay hoàn kiếm năm 2024

Cân than

Hàng Than, bến Đông Bộ Đầu lịch sử. Dấu vết rất rõ là một đầu phố nối với đê Yên Phụ một cái dốc đổ dài gần trǎm thước tây, thoa thoải như sườn đồi, dông dốc như triền đê sông Cái.

Nhà sử học kể rằng đầu phố từng là phường Giang Tân (phường Bến sông), rồi Hà Tân, rồi Thạch Khối, có nghĩa là bến sông lớn, và Đá khối, bởi thời ấy, bến này có nghề nung vôi, vôi để xây dựng phố phường, trộn với mật chứ chưa có xi mǎng, và vôi để ǎn trầu. Giữa phố thuộc phường Hòe Nhai, con đường phía đông kinh thành trồng những hàng cây hoa hòe vàng rực, đối lại với phía tây trồng Liễu gọi là Liễu Nhai, nay là Liễu Giai. Theo tích xưa: Đông Hòe Tây Liễu, Hòe Nhai còn một ngôi chùa, và Liễu Giai gần đây cũng đã trở thành một phố. Chùa Hòe khá đồ sộ, đẹp, bề thế, nhiều người biết tiếng. Tên cũ của chùa là Hồng phúc Tự. Phía sau phố Hàng Than vẫn còn một phố nhỏ mang tên phố Hồng Phúc, nhà thơ Trúc Thông đang ở đấy. Chùa Hòe Nhai còn tấm bia dựng nǎm 1703 do tiến sĩ Hà Tông Mục soạn, ghi rõ Chùa thuộc phường Hòe Nhai ở Đông Bộ Đầu. Nhờ đó mà người hậu sinh chúng ta mới có cơ sở để khẳng định một địa danh lịch sử: Bến Đông Bộ Đầu, nhà Trần đã đánh đuổi quân xâm lược nhà Nguyên ra khỏi kinh thành Thǎng Long ngày 29-1-1258. Và một lần khác, Yết Kiêu đã cắm sào đợi chủ của mình là Tiết chế Quốc Công Trần Quốc Tuấn, Hưng Đạo Đại Vương trong khi phải rút khỏi kinh thành tiếp tục cuộc kháng chiến, tỏ rõ chí trung thành tuyệt đối làm gương cho muôn đời.

Hàng than thuộc quận nào ba đình hay hoàn kiếm năm 2024

Chùa Hòe Nhai trên phố Hàng Than

Cạnh phố Hàng Than cũng còn phố Hòe Nhai, có một cái dốc ngắn hơn, đi lên đê, như một câu thơ cổ, một bức họa xa xưa có xóm làng thanh bình xanh màu cây cỏ ven đê, còn sót lại với thời gian một gốc đa cổ thụ vẫn rườm rà khiến ta bâng khuâng bao điều mỗi lần qua đây gặp lại.

Cuối phố Hàng Than, chỗ ngã sáu: Hàng Đậu, Hàng Giấy, Hàng Cót, Quán Thánh, Phan Đình Phùng, còn một đài nước hình tròn do người Pháp xây dựng như một nhân chứng của một thời của thế kỷ XX. Hà Nội bắt đầu có hơi thở phương Tây đôi chút. Ngày nay, Hàng Than vẫn còn một số gia đình sản xuất bánh cốm, đó là những cǎn nhà cổ, thấp, hoặc chồng diêm, cửa sổ tí tẹo, ngói ta rêu mốc, có cột trụ trên nóc như những cái mũ bình thiên, mũ ông cử nhân. Nhi

ều nhà có nền cao hơn mặt đường đến mấy bậc tam cấp phải xây gạch vồ, có cửa cuốn tò vò trang nghiêm cổ kính. Một số ít ngôi nhà mới sửa, cao lênh khênh nhiều tầng ngay trong lòng phố cổ đánh dấu nét thời đại của thập kỷ cuối cùng thế kỷ XX.

Mấy chục nǎm nay, nhiều người tứ xứ đến trú ngụ tại Hàng Than, cái phố dốc như đường lên đồi, thay cho người gốc cũ. Có quan chức cao cầp về hưu, có cán bộ của thành phố, như ông Trần Đắc Thọ, một người am tường sâu sắc về Hà Nội, và nhiều cửa hàng đủ loại của một thành phố trong cơ chế kinh tế cạnh tranh. Chợ búa xen với đền chùa. Hiệu thuốc xen với thợ may. Hàng thêu bên cạnh hàng bánh. . .

Nhạc sĩ Duy Quang, người có nhiều bài hát hay cho thiếu nhi, đặc biệt cho trẻ em thiệt thòi như trường mù Nguyễn Đình Chiểu là người của gia đình bánh cốm gia truyền Nguyên Ninh, thứ bánh cốm ngon nhất Hà Nội, suốt nhiều nǎm, nổi tiếng Trung, Nam, Bắc. Trong nhà có chừng chục cái chum to để dự trữ cốm. Có gian rộng thênh thang bên ngoài may mà chưa có sự thay đổi quá đột ngột như một số ngôi nhà khác. Ngôi nhà này ở vào khoảng bắt đầu lên dốc, hay gọi là bắt đầu hết dốc cũng không sai.

Nếu đứng trên mặt đê, chỗ dốc Hàng Than gặp Yên Phụ, ta sẽ có cảm tưởng như nghe rõ tiếng gió nghìn nǎm, hơi mát của bến sông Hồng mấy thuở ùa vào thổi lên, cǎng ngực áo, lộng tâm hồn, mà ngoài kia là bãi Phúc Tân, Phúc Xá, xa chút nữa là Tân ấp có nhà thơ nữ lão thành Ngân Giang trú ngụ.

Hàng Than chỉ dài hơn 400 mét, nhưng may, còn khá nhiều đình chùa cổ như còn để nói với chúng ta bao nét thǎng trầm của Kẻ Chợ, Đông Đô, Thǎng Long, Hà Nội, cho chúng ta cảm nhận một vùng đất anh linh, chất tài hoa tri thức, óc sáng tạo phi thường mà... bánh cốm cùng cốm tươi, thứ ngọc xanh, thứ bánh thần kỳ là một điển hình vượt lên trên nhiều loại bánh khác. Bến sông đã lùi xa. Than hoa nay ít người dùng. Đã thay bằng bếp dầu, bếp điện, bếp "ga". Than quả bành, than tổ ong bán rao khắp phố. Than hoa, chỉ còn thưa thớt mấy hàng, bán ở phố Hàng Chiếu, Hàng Bè .

Hàng Than, phố Dốc, chỉ còn cái tên nguyên vẹn, nó nhắc nhở về quá khứ, nó như bài thơ tình cổ điển, ta lần giở để hồi hộp nhớ về một duyên tình ái đã mờ nước thời gian nhưng nao nao tâm khảm, bồi hồi một lời ca say đắm ngày nào. Trang giấy hoa tiên viết bài thơ ấy có chỗ đã bị nhậy cắn (một loại côn trùng) nhưng cuốn sách Hà Nội không thể nào mất được.