Hàng hóa dịch vụ thuộc diện không chịu thuế

Hàng hóa chịu thuế suất 0% và hàng hóa không chịu thuế GTGT có điểm chung là không phải mất tiền thuế. Tuy nhiên giữa hai trường hợp này có sự khác biệt nhất định.

Phân biệt hàng hóa chịu thuế 0% và không chịu thuế

Tiêu chí

Không chịu thuế

Thuế suất 0 %

Đối tượng

Theo Điều 4 đối tượng không chịu thuế GTGT gồm:

- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác..

Những loại vật tư, hàng hoá dùng cho các lĩnh vực như: Khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển; hỗ trợ tư liệu sản xuất trong nước không sản xuất được; dịch vụ liên quan thiết thực, trực tiếp đến cuộc sống người dân và không mang tính kinh doanh.

Xem chi tiết tại: Đối tượng không chịu thuế GTGT 2019

Theo Điều 9 thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp sau:

- Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài..

- Xăng, dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa;

- Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan.

Có phải chịu thuế?

Không phải đối tượng chịu thuế

Vẫn thuộc đối tượng chịu thuế

Kê khai thuế GTGT

Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không phải thực hiện kê khai thuế GTGT vì không thuộc đối tượng chịu thuế.

Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh khác phải kê khai thuế GTGT vì vẫn thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.

Khấu trừ và hoàn thuế

Cơ sở kinh doanh không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mà phải tính vào nguyên giá tài sản cố định, giá trị nguyên vật liệu hoặc chi phí kinh doanh.

Được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thu.

Ý nghĩa

Khuyến khích doanh nghiệp phát triển các lĩnh vực thiết yếu cho người dân trong nước.

Khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài.

Chính sách với hàng hóa chịu thuế 0% và không chịu thuế

Hàng hóa dịch vụ thuộc diện không chịu thuế
Hàng hóa chịu thuế suất 0% và hàng hóa không chịu thuế (Ảnh minh họa)

- Hàng hóa, dịch vụ có thuế suất 0% hay hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT đều là chính sách khuyến khích của Nhà nước, người tiêu dùng không phải trả bất cứ một khoản thuế GTGT nào.

- Hàng hóa chịu thuế suất 0% nhằm khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa ra nước ngoài (giá bán cạnh tranh hơn, được khấu trừ, hoàn thuế nếu đủ điều kiện (theo Điều 2 );

- Hàng không chịu thuế là chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào những ngành nghề mới, có tính an sinh xã hội cao (hỗ trợ, khuyến khích tiêu dùng trong nước).

Lưu ý: Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT 0% chỉ áp dụng với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu…vì thuế GTGT là thuế tính theo lãnh thổ.

Trên đây là những tiêu chí phân biệt hàng hóa chịu thuế suất 0% và hàng hóa không chịu thuế GTGT. Điểm giống của 2 trường hợp này là không phải mất tiền thuế GTGT nhưng khác về đối tượng áp dụng, nghĩa vụ kê khai thuế.

Hiện nay, các loại hàng hóa lưu thông trên thị trường đều phải chịu một số loại thuế nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có các loại mặt hàng không phải chịu các loại thuế được quy định. Vậy mặt hàng không chịu thuế là gì? Mời các bạn cùng iHOADON tìm hiểu về nội dung này trong bài viết sau đây.

1. Mặt hàng không chịu thuế là gì?

Hàng hóa dịch vụ thuộc diện không chịu thuế

Mặt hàng không chịu thuế là gì?

Mặt hàng không chịu thuế là các loại hàng hoá lưu thông trên thị trường nhưng không thuộc đối tượng chịu các loại thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Đây là những loại hàng hoá có tính chất đặc biệt không chịu các loại thuế theo quy định hiện hành và được quy định trong danh mục các loại hàng hoá không chịu thuế.

2. Các mặt hàng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Hàng hóa dịch vụ thuộc diện không chịu thuế

Các mặt hàng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp:

  • Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà biếu; quà tặng, hàng hóa quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu.
  • Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, nếu thực tái xuất khẩu trong thời hạn không phải nộp thuế nhập khẩu thì không cần nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với số hàng thực tái xuất khẩu tương ứng.
  • Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm nếu thực tái xuất khẩu trong thời hạn chưa phải nộp thuế nhập khẩu.
  • Đồ dùng tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao.
  • Hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế nhập khẩu khi xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam.
  • Hàng nhập khẩu bán miễn thuế tại các cửa hàng miễn thuế.

3. Mặt hàng không chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu

Hàng hóa dịch vụ thuộc diện không chịu thuế

Mặt hàng không chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu

Theo quy định của pháp luật hiện hành, các đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm hàng hóa trong các trường hợp:

  • Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. Các hàng hóa chuyển khẩu theo quy định.
  • Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại từ các tổ chức quốc tế, tổ chức nhân đạo phi chính phủ…
  • Hàng hóa xuất khẩu từ khu vực phi thuế quan ra nước ngoài. Hoặc các hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào các khu phi thuế quan. Cuối cùng là các hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.
  • Hàng hóa xuất khẩu là các sản phẩm dầu khí theo thuế tài nguyên của Nhà nước và chính phủ.

4. Các mặt hàng không chịu thuế GTGT

Hàng hóa dịch vụ thuộc diện không chịu thuế

Các mặt hàng không chịu thuế GTGT

Các mặt hàng trong danh sách không chịu thuế GTGT là các đối tượng phát triển các lĩnh vực thiết yếu cho người dân. Nhà nước không đánh thuế GTGT với những mặt hàng này nhằm khuyến khích tăng năng suất lao động, từ đó, giá thành sẽ được ưu đãi. Theo đó, các đối tượng không chịu thuế GTGT, bao gồm các mặt hàng như sau:

  • Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
  • Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, cành giống, củ giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền ở các khâu nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh thương mại.
  • Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt có thành phần chính là Natri-clorua (NaCl).
  • Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.
  • Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học kỹ thuật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động, kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử; tiền, in tiền.
  • Vận chuyển công cộng bao gồm vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện, tàu điện theo các tuyến nội tỉnh, đô thị và các tuyến lân cận ngoại tỉnh.
  • Hàng hóa trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu trong các trường hợp: Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.
  • Hàng nhập khẩu và hàng hóa, dịch vụ bán cho các tổ chức, cá nhân để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại: Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với nước ngoài.
  • Chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ.
  • Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng và các loại vàng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác.
  • Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác.
  • Sản phẩm nhân tạo thay thế cho bộ phận cơ thể người bệnh, bao gồm cả sản phẩm là bộ phận cấy ghép lâu dài trong cơ thể người; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác dùng cho người tàn tật.
  • Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có dưới 100 triệu đồng/năm.

Trên đây là quy định của pháp luật hiện hành về những trường hợp được miễn thuế. Đây đều là những thông tin quan trọng mà doanh nghiệp cần nắm rõ khi hoạt động kinh doanh. Thông qua bài viết này, hy vọng các bạn đã có thể xác định mặt hàng mà đơn vị đang kinh doanh có phải là mặt hàng không chịu thuế hay không.