Giáo dục sức khỏe bệnh nhân thiếu máu

Bài viết được viết bởi BSCK II Nguyễn Quốc Việt, Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Bệnh mạch vành là loại bệnh tim mạch rất thường gặp, do xơ vữa động mạch vành gây ra. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ra bệnh. Việc điều trị bệnh mạch vành bao gồm loại bỏ các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được bằng thuốc, các thủ thuật để hạn chế những biến chứng nguy hiểm mà bệnh nhân có thể gặp phải.

Bệnh mạch vành thường do xơ vữa động mạch vành gây ra. Các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa thường gặp như: tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, béo phì, đái tháo đường, hút thuốc lá, ít vận động, phụ nữ sau mãn kinh, lớn tuổi...

Trong bệnh mạch vành, động mạch vành thường bị hẹp hoặc tắc nên vùng cơ tim tương ứng không được cấp máu nuôi dưỡng đầy đủ. Triệu chứng hay gặp của bệnh mạch vành là đau thắt ngực ở nhiều mức độ khác nhau, và khó thở khi gắng sức hoặc cả khi nghỉ ngơi.

Việc điều trị bao gồm loại bỏ các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được, sử dụng thuốc và tái thông động mạch vành bằng cách đặt stent hoặc mổ bắc cầu nối chủ vành. Đồng thời người bệnh buộc phải tuân thủ điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa trong thời gian nằm viện và sau khi ra viện để phòng ngừa các biến chứng và nhồi máu cơ tim tái phát. Một số vấn đề mà người bệnh cần đặc biệt chú ý:

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành

  • Người bệnh và người nuôi bệnh phải chấp hành đúng nội quy khoa phòng và bệnh viện.
  • Giữ vệ sinh chung, tiết kiệm điện nước, không đun nấu trong buồng bệnh.
  • Không hút thuốc lá, ăn theo chế độ ăn bệnh lý, chế độ ăn ít muối.
  • Thăm nuôi theo giờ quy định, không gây ồn ào, mất trật tự.
  • Tuân thủ điều trị, mặc trang phục người bệnh đúng quy định.
  • Người bệnh nằm yên tại giường và chỉ có một người thân chăm sóc và không gây mất trật tự.
  • Thân nhân được bác sĩ giải thích về bệnh và chỉ định can thiệp, lên kế hoạch can thiệp mạch vành.

Bệnh nhân khi nằm viện cần tuân thủ đúng quy định tại bệnh viện

  • Theo dõi các triệu chứng: đau ngực, khó thở, tiểu ít, táo bón, mất ngủ, vết chọc mạch ở cổ tay hoặc bẹn bị chảy máu... phải báo ngay cho nhân viên.
  • Hợp tác với điều dưỡng khi đo huyết áp, thực hiện y lệnh thuốc cũng như theo dõi bệnh nhân.
  • Nếu có biểu hiện bất thường như đau tức ngực, chảy máu vết chọc mạch, khó thở... hoặc các phản ứng bất lợi sau khi dùng thuốc phải báo cho bác sĩ để xử lý kịp thời.

  • Ăn theo chế độ ăn bệnh lý do Khoa dinh dưỡng cung ứng.
  • Hạn chế chất bột đường, chất béo và kiêng ăn mặn.
  • Cấm người nhà và người bệnh hút thuốc lá.
  • Tắm rửa thường xuyên, vệ sinh răng miệng hằng ngày.
  • Uống thuốc đều đặn đúng giờ quy định, không được tự ý bỏ thuốc nhất là thuốc chống đông máu.

Bệnh nhân bệnh mạch vành cần hạn chế ăn mặn

Giáo dục phòng bệnh , tuân thủ điều trị nhằm hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.

  • Giảm cân nặng nếu thừa cân.
  • Hạn chế ăn mặn 2-4g muối mỗi ngày.
  • Hạn chế rượu bia 15- 20ml ethanol mỗi ngày.
  • Hạn chế chất béo, nên ăn dầu thực vật.
  • Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào.
  • Ăn nhiều rau quả củ, ngũ cốc, tăng cường khoáng chất.
  • Tránh các xúc cảm mạnh, tránh lạnh đột ngột.
  • Tăng cường vận động 30-45 phút đi bộ mỗi ngày hoặc về sau có thể tập những môn thể thao yêu thích trong khả năng gắng sức.
  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Ăn nhiều rau xanh giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh mạch vàng

  • Đo huyết áp tại nhà bằng máy điện tử
  • Đừng do dự liên hệ tư vấn với bác sĩ điều trị khi cần thiết.
  • Không được tự ý thay đổi hoặc ngưng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Trong trường hợp cần thiết thì liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
  • Khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Khi bị đau ngực trở lại hoặc có triệu chứng bất thường thì nên nhập viện hoặc tư vấn bác sĩ chuyên khoa để có hướng xử trí kịp thời.

Để bảo vệ sức khỏe tim mạch nói chung và phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh lý tim mạch, khách hàng có thể đăng ký Gói Sàng lọc Tim mạch - Khám Tim mạch cơ bản của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Gói khám giúp phát hiện sớm nhất các vấn đề của tim mạch thông qua các xét nghiệm và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại. Gói khám dành cho mọi độ tuổi, giới tính và đặc biệt rất cần thiết cho những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN THIẾU MÁU

1. Nhận định

1.1. Nhận định bằng cách hỏi bệnh nhân

- Chóng mặt, hồi hộp khi nào?

- Có đau đầu không

- Chế độ ăn uống trước đó?

- Có chán ăn, buồn nôn, nôn không?

- Có đau ở vùng thượng vị không? Có tiền sử viêm loét dạ dày – tá tràng không?

- Khó thở khi gắng sức hay khó thở liên tục.

- Màu sắc nước tiểu như thế nào? thẫm hoặc đen.

- Có đi ngoài ra máu tươi không? hoặc đi ngoài có phân đen không để biết được bệnh nhân thiếu máu từ khi nào?

- Bệnh nhân có bị bệnh trĩ không?

- Nếu bệnh nhân là phụ nữ: hỏi bệnh nhân có bị rong kinh không?

- Nghề nghiệp của bệnh nhân: tiếp xúc chất độc, nông dân tiếp xúc với phân tươi dễ bị thiếu máu do giun móc.

- Các thuốc đã sử dụng?

- Diễn biến của bệnh như thế nào: có nặng lên hay từng đợt tự lui bệnh

1.2. Nhận định bằng quan sát

- Nhận thấy bệnh nhân mệt mỏi, kích thích hay hôn mê.

- Da xanh, niêm mạc nhợt, móng tay khô lõm.

- Chảy máu ngoài da: vết hoặc nốt xuất huyết, nốt tím ở chỗ tiêm.

- Loét ở trong họng và mồm.

- Khó thở khi gắng sức hay khó thở liên tục, biểu hiện:

+ Cánh mũi phập phồng

+ Co kéo cơ hô hấp.

- Tình trạng phù của bệnh nhân.

- Số lượng và mà sắc của nước tiểu

1.3. Nhận định bằng thăm khám

- Dấu hiệu sống: mạch nhanh, huyết áp có thể hạ và thân nhiệt có thể tăng.

- Khám hạch: hạch to hay nhỏ, vị trí…

- Khám bụng: tình trạng gan, lách, cổ trướng hay các điểm đau…

- Khám tim: có thể có tiếng thổi tâm thu…

- Khám da và niêm mạc: nhợt nhạt, dấu xuất huyết…

- Các xét nghiệm: công thức máu, chức năng thận, giun móc….

2. Chẩn đoán điều dưỡng

Một số chẩn đoán điều dưỡng có thể có ở bệnh nhân thiếu máu như sau:

- Chóng mặt do thiếu máu.

- Nhanh mệt, khó thở , giảm khả năng hoạt động khi gắng sức do thiếu máu.

- Nguy cơ suy tim do tăng gánh nặng của tim mà do thiếu máu gây ra

-Thiếu hụt dinh dưỡng do hậu quả của bệnh và do thiếu kiến thức tự chăm sóc

3. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thiếu máu mạn tính

- Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, hạn chế vận động, nằm đầu thấp.

- Hỗ trợ bệnh nhân hoạt động bình thường vừa phải tránh gắng sức.

- Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ.

- Vệ sinh hàng ngày.

- Thực hiện y lệnh: thuốc tiêm, thuốc uống và đặc biệt là truyền máu.

- Thực hiên các xét nghiệm cơ bản: máu, nước tiểu, phân…

- Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.

- Giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân và thân nhân về các nguyên nhân và nguy cơ xảy ra khi thiếu máu và các biểu hiện lâm sàng của thiếu máu.

4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc

4.1. Chăm sóc cơ bản

- Giúp bệnh nhân hoạt động bình thường vừa phải, hạn chế gắng sức.

- Có kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi.

- Trấn an cho bệnh nhân.

- Giúp bệnh nhân ngồi dậy từ từ chờ một vài phút rồi đúng dậy đi.

- Giải thích cho thân nhân bệnh nhân rõ tình trạng của bệnh nhân để giảm bớt công việc, trách nhiệm cho người bệnh.

- Giúp bệnh nhân giảm triệu chứng suy tim.

- Cho bệnh nhân thở oxy bằng ống thông mũi [nếu cần].

- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng:

+ Chế độ ăn giàu protein, giàu calo: protein 1-1,5g/kg cơ thể, glucid 65- 70% tổng số calo.

+ Các vitamin cần nhiều: B6-B12-C.

+ Nhu cầu về calo vào khoảng 2000-2400 calo/ngày.

+ Cho bệnh nhân ăn nhừ, nhiều sợi xơ, nghiền nát, có nhiều nước dễ tiêu.

- Vệ sinh hàng ngày:

+ Vệ sinh răng, mũi, miệng sạch sẽ để ngăn ngừa vi khuẩn và phòng bội nhiễm. Hàng ngày phải lau người, tay chân bằng nước ấm.

+ Vệ sinh mắt: rửa bằng khăn riêng, 1-2 lần /ngày, nhỏ mắt bằng cloramphenicol 0,4% rửa từ đuôi mắt đến đầu mắt bằng nước sạch.

+ Sáng và tối trước khi đi ngủ lau răng sạch hoặc đánh răng cho bệnh nhân bằng dung dịch NaCl 0,9% hoặc cho bệnh nhân súc miệng bằng nước oxy già 12 thể tích, chấm các vết loét bằng glycerin borat [nếu bệnh nhân không tự làm được].

4.2. Thực hiện y lệnh của bác sỹ

- Truyền máu đồng nhóm toàn phần hay hồng cầu khối là một chỉ định cần thiết và quan trọng để giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng.

- Các loại thuốc tiêm, thuốc uống.

- Trước khi tiêm truyền phải thực hiện 5 đúng, phản ứng tại giường. Khi truyền máu phải theo dõi sát bệnh nhân để phát hiện các tai biến và báo bác sỹ kịp thời xử lý.

- Thực hiện các xét nghiệm cơ bản:

+ Máu: công thức máu, định lượng bilirubin máu, fibrinogen, máu chảy, máu đông, nhóm máu.

+ X quang tim phổi.

+ Tuỷ đồ, huyết đồ, hạch đồ.

+ Nước tiểu: tìm Hb niệu.

+ Phân: tìm giun móc.

4.3. Theo dõi bệnh nhân

- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn 2 lần /ngày hoặc theo chỉ định của bác sỹ.

- Theo dõi chảy máu: chảy máu cam, máu lợi, màng tiếp hợp mắt, vết, nốt xuất huyết…

- Theo dõi các triệu chứng lâm sàng của thiếu máu.

- Theo dõi tinh thần bệnh nhân.

- Theo dõi số lượng hồng cầu [qua xét nghiệm].

- Theo dõi phân, chất nôn.

- Theo dõi tình trạng bụng, các hạch ngoại biên.

- Ngoài ra còn theo dõi nước tiểu, điện tâm đồ, cân nặng, chiếu chụp tim phổi.

4.4. Giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân và thân nhân

- Cần có chế độ lao động, nghỉ ngơi đúng sau khi khỏi bệnh.

- Cần có chế độ ăn uống giàu protein, giàu calo, ăn thức ăn nhiều chất sắt.

- Lựa chọn công việc thích hợp.

- Hướng dẫn cho bệnh nhân biết chu kỳ của giun móc để phòng bệnh.

- Tránh ăn uống nhiều những chất kích thích như: rượu, ớt, hạt tiêu. Ăn hoa quả: chuối, cam, nho, dưa hấu… Ăn rau: rau muống, rau dền, đậu, giá, đỗ…

- Tránh mắc bệnh trĩ.

5. Đánh giá quá trình chăm sóc

Sau khi đã thực hiện y lệnh, thực hiện các kế hoạch chăm sóc và so sánh với nhận định ban đầu để đánh giá tình hình hiện tại.

- Dấu hiệu sống của bệnh nhân.

- Da và niêm mạc trở lại bình thường

- Bệnh nhân mệt, chóng mặt và hồi hộp.

- Tình trạng sốt.

- Tình trạng xuất huyết.

- Các kết quả xét nghiệm trở lại bình thường sau điều trị.

- Đánh giá xem chăm sóc điều dưỡng cơ bản có được thực hiện và có đáp ứng nhu cầu bệnh nhân hay không?

Video liên quan

Chủ Đề