Học song bằng Đại học Ngoại ngữ

Việc học tập bằng tiếng Anh trong chương trình giúp sinh viên nâng cao trình độ ngoại ngữ, đồng thời phát triển kỹ năng suy luận, trình bày và giải quyết vấn đề bằng ngôn ngữ trong nhiều lĩnh vực.

Nếu biết lựa chọn một chương trình song bằng đúng chuẩn, đào tạo theo hướng thực hành thì đây sẽ là bệ phóng tốc độ giúp người học nhanh chóng phát triển, cơ hội nghề nghiệp rộng mở ở cả thị trường trong nước và nước ngoài.

Lựa chọn một chương trình song bằng đúng chuẩn, đào tạo theo hướng thực hành thì đây sẽ là bệ phóng tốc độ giúp người học nhanh chóng phát triển, cơ hội nghề nghiệp.

Đào tạo song bằng tiên phong tại Đại học Quốc gia Hà Nội

 Năm 2019, Khoa Quốc tế trở thành đơn vị đầu tiên trong Đại học Quốc gia Hà Nội [ĐHQGHN] được phê duyệt triển khai chương trình đào tạo liên kết quốc tế Cử nhân ngành Marketing với Trường Đại học HELP [Malaysia] và Cử nhân ngành Quản lý với Trường Đại học Keuka [Hoa Kỳ] theo hình thức đồng cấp bằng.

Các chương trình song bằng sẽ mở ra những cơ hội tuyệt vời cho các em sinh viên - cơ hội  được nhận hai bằng đại học của hai cơ sở giáo dục uy tín của các quốc gia khác nhau, nằm ở các châu lục khác nhau và nói hai thứ tiếng khác nhau.

Các trường đại học đối tác cũng rất vui mừng được chào đón sinh viên đến học tập một học kỳ tại các cơ sở đào tạo của nhà trường. Đây chính là điểm thu hút các sinh viên lựa chọn các chương trình đồng cấp bằng.

Chương trình Cử nhân song bằng ngành Marketing được Khoa Quốc tế và Trường Đại học HELP phối hợp xây dựng từ năm 2018. Tên văn bằng do ĐHQGHN cấp sẽ là Cử nhân ngành Marketing. Tên văn bằng do Trường Đại học HELP cấp là Cử nhân Kinh doanh [Marketing] [chất lượng cao]. Ngôn ngữ đào tạo là tiếng Anh và thời gian đào tạo 4 năm [8 học kỳ].

Đặc biệt, sinh viên theo học chương trình sẽ chuyển tiếp sang Trường Đại học HELP ở học kỳ thứ 6 [tổng thời gian học là 8 học kỳ] với mức học phí không thay đổi. Sinh viên theo học chương trình có cơ hội tham gia các chương trình study tour, trao đổi sinh viên giữa hai đơn vị và cơ hội tham dự Lễ trao bằng tốt nghiệp tại Malaysia.

Chương trình Cử nhân song bằng ngành Quản lý được Khoa Quốc tế và Trường Đại học Keuka phối hợp xây dựng từ năm 2018. Tên văn bằng do ĐHQGHN cấp sẽ là Cử nhân ngành Quản lý. Tên văn bằng do Trường Đại học Keuka cấp là Cử nhân Khoa học ngành Quản lý. Ngôn ngữ đào tạo là tiếng Anh và thời gian đào tạo 4 năm [8 học kỳ].

Sinh viên theo học chương trình sẽ được học tập và trải nghiệm tại Trường Đại học Keuka [New York, Hoa Kỳ] ở học kỳ thứ 5 trong khoảng 4 tháng với mức học phí không thay đổi và có cơ hội nhận các suất học bổng của nhà trường.

Điểm đặc biệt của hai chương trình song bằng của Khoa Quốc tế là các học kỳ bắt buộc tại nước ngoài. Học kỳ bắt buộc này sẽ mang lại cho người học nhiều trải nghiệm thú vị: học tập với các giảng viên giỏi của trường đại học đối tác, được rèn luyện tiếng Anh, tìm hiểu nền văn hóa, cuộc sống và con người, rèn các kỹ năng mềm cần thiết của một công dân toàn cầu tương lai.

Một điểm quan trọng người học nên cân nhắc là học phí kỳ học ở nước ngoài bằng mức học phí khi học tại Việt Nam.

Ngôn ngữ giảng dạy bằng tiếng Anh

Chọn theo học các chương trình đào tạo tại Khoa Quốc tế, sinh viên sẽ được học tập và sinh hoạt trong một môi trường hiện đại, năng động, giàu tính tương tác và đề cao kinh nghiệm thực tế.

Ngôn ngữ giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, giúp cải thiện vốn ngoại ngữ cho sinh viên. Hiện nay, hầu hết chương trình học này đều yêu cầu sinh viên tốt nghiệp phải có chứng chỉ IELTS đạt 6.0 trở lên.

Với các chương trình cử nhân quốc tế, bên cạnh nội dung đào tạo chuyên môn, sinh viên sẽ được trau dồi khả năng tiếng Anh ở cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

Trong quá trình giảng dạy, thông qua phương pháp giảng dạy tân tiến, sinh viên được tập trung phát triển năng lực sáng tạo, khả năng phản biện, kỹ năng tổ chức, lãnh đạo.

Khi có trong tay tấm bằng cử nhân quốc tế, kinh nghiệm thực tập ở các tập đoàn, công ty đa quốc gia, sinh viên có nhiều cơ hội nghề nghiệp ở các nước khác nhau, không gói gọn tại Việt Nam. Nếu làm việc trong nước, sinh viên có nhiều lợi thế hơn với những kiến thức, kỹ năng được đào tạo từ chương trình cử nhân quốc tế, áp dụng vào công việc một cách tốt nhất.

Thông tin tuyển sinh các chương trình đào tạo song bằng

Đối tượng tuyển sinh:

+ Người Việt Nam đã tốt nghiệp trung học phổ thông, có đủ sức khỏe để học tập, có t­ư cách và phẩm chất đạo đức tốt, không ở trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã tốt nghiệp THPT được xét tuyển vào học theo quy định hiện hành.

Điều kiện tuyển sinh:

- Tốt nghiệp THPT và đáp ứng một trong các điều kiện sau:

+ Đối với thí sinh có kết quả thi THPT quốc gia: điểm theo tổ hợp các môn [1] Toán, Vật lí, Hóa học [khối A00]; [2] Toán, Vật lí, Tiếng Anh [khối A01]; [3] Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ [khối D01, D03, D06]; [4] Toán, Khoa học xã hội, Ngoại ngữ [khối D96, D97, DD0] đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do ĐHQGHN phê duyệt trong từng năm tuyển sinh tương ứng. Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS 5.5 trở lên hoặc tương đương được quy đổi sang thang điểm 10 để xét tuyển theo tổ hợp.

+ Đối với thí sinh có chứng chỉ A-Level còn hiệu lực: có điểm chứng chỉ A-Level của tổ hợp kết quả 3 môn theo các khối thi quy định của ngành đào tạo tương ứng [A00, A01, D01, D03, D06, D96, D97, DD0] đạt từ 60/100 điểm trở lên [tương đương điểm C, PUM range ≥ 60].

+ Đối với thí sinh có chứng chỉ SAT còn hiệu lực: có điểm của tổ hợp kết quả 2 môn Toán, Đọc-Viết kết hợp đạt từ 1100/1600 điểm hoặc 1450/2400 trở lên [còn giá trị sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi].

Mã đăng ký của ĐHQGHN với Tổ chức thi SAT [The College Board] là 7853-Vietnam National University-Hanoi, thí sinh phải khai báo mã đăng ký trên khi đăng ký thi SAT.

+ Đáp ứng các yêu cầu tuyển sinh khác theo yêu cầu của Đại học Quốc gia Hà Nội và Bộ giáo dục và Đào tạo theo từng năm tuyển sinh tương ứng.

- Điều kiện đầu vào về trình độ tiếng Anh: Sinh viên cần trình độ tiếng Anh tối thiểu đạt bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc chứng chỉ B2 theo khung tham chiếu châu Âu hoặc tương đương; trình độ tiếng Anh tối thiểu đạt IELTS 5.5 hoặc tương đương

 Nhật Hồng

Với mục tiêu tốt nghiệp cùng lúc hai tấm bằng Đại học chính quy thì việc học song ngành ngày nay đang ngày càng phổ biến, được nhiều các bạn sinh viên chọn lựa. Vậy những lợi ích mà bạn có được và những khó khăn gặp phải khi học song ngành là gì?

Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế được nhiều bạn lựa chọn cho việc học song ngành

Đầu tiên, cái mà ta dễ nhận thấy được nhất là đó là vốn kiến thức sẽ tăng lên rất nhiều. Mỗi một ngành đều có những kiến thức khác nhau, bạn học càng nhiều ngành thì những tri thức bạn tiếp xúc là rất nhiều, điều này sẽ khiến những bạn ham tìm tòi học hỏi cảm thấy hứng thú. Đặc biệt khi bạn học hai ngành trong cùng một lĩnh vực, thì kiến thức ở hai ngành đó có thể bổ trợ lẫn nhau giúp bạn thấu hiểu vấn đề một cách tận gốc.

Điều đặc biệt tiếp theo đó là bạn sẽ có những trải nghiệm khác nhau, hai ngành ở hai môi trường khác nhau sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm vô cùng mới mẻ, ví dụ như kết được thêm nhiều bạn mới, mở rộng nhiều mối quan hệ, được tham gia các hoạt động ở các khoa riêng biệt. Từ đó có thể nâng cao kĩ năng sống và tầm hiểu biết.

Học song ngành sẽ giúp bạn có nhiều trải nghiệm khác nhau

Hơn nữa trong quá trình học tập, bạn sẽ khám phá được nhiều điều, tìm được cái gì là điểm mạnh của mình và ngành gì mình đam mê, nó sẽ giúp định hướng tốt cho việc lựa chọn con đường tương lai sau này.

Và điều quan trọng nhất, đó chính là việc học song ngành sẽ đem đến cho bạn cơ hội việc làm vô cùng to lớn. Một tấm bằng Đại học bạn có một cơ hội lựa chọn ngành nghề nhưng với hai tấm bằng thì bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân nhất. Ví dụ bạn xin ứng tuyển vào vị trí Marketing của một công ty nước ngoài, thì ngoài tấm bằng Cử nhân chuyên ngành Marketing nếu bạn có thêm một tấm bằng tốt nghiệp chính quy ngành Ngôn ngữ Anh thì chắc chắn cơ hội của bạn sẽ cao hơn những người khác.

Bên cạnh những lợi ích chắc chắn sẽ không thiếu những khó khăn. Đó là khi học song ngành thì bạn phải chịu những chi phí học tập nhiều hơn người khác. Đồng thời, học song ngành đôi lúc sẽ khiến bạn áp lực vì bài vở và tốn nhiều thời gian.

Tuy nhiên, đây đều là những điều có thể khắc phục được, tri thức và vô giá nếu bạn muốn đầu tư cho tương lai. Áp lực đôi lúc sẽ giúp rèn luyện con người trở nên linh động hơn, bạn sẽ biết cách rèn luyện bản thân trở nên tốt hơn. Học cách sắp xếp thời gian học tập một cách hiệu quả nhất. Hơn nữa, đa số các ngành học đều trùng nhau các môn đại cương, điều này sẽ giúp giảm bớt áp lực học tập khi học song ngành. Từ những áp lực đó, bạn chắc chắn sẽ tìm ra cho riêng mình phương pháp học tập hợp lý, đó cũng là một kinh nghiệm sống đáng quý.

Thấu hiểu áp lực mà sinh viên phải gặp phải, những giảng viên của trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế luôn cố gắng tạo điều kiện học tập cho các sinh viên một cách tốt nhất. Đội ngũ giảng dạy của trường đều là những giảng viên với trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm giảng dạy và luôn tận tình với sinh viên. Chính điều này đã tạo nên môi trường học tập năng động, sáng tạo.

Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế luôn là môi trường học tập tốt được nhiều sinh viên lựa chọn làm “bến đỗ” trong năm tháng Đại học bởi chất lượng giảng dạy được khẳng định trong nhiều năm. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của trường được trang bị khang trang hiện đại, phù hợp cho việc học tập, nghiên cứu. Vì vậy đây sẽ là sự lựa chọn tối ưu đối với những ai có nhu cầu mong muốn học song ngành với một chuyên ngành là ngoại ngữ.

Cơ sở vật chất hiện đại

Bạn Đặng Lưu Bảo Ngọc - Sinh viên song ngành Kế toán của Trường Đại học Kinh tế và Ngôn ngữ Trung Quốc của Trường Đại học Ngoại ngữ chia sẻ rằng: “Mình thấy chương trình đào tạo song ngành ở trường giống như chương trình đào tạo chính quy ngoại trừ việc mình không cần phải học lại các môn học xã hội như đường lối hay tư tưởng HCM... Mình được học tất cả mọi thứ như một sinh viên bình thường và có thể được tham gia các hoạt động ngoại khóa khác của trường. Một điều tốt là cả 2 trường đều dạy theo mô hình tín chỉ cho phép mình được tự đăng ký môn học nên mình có thể tự sắp xếp thời gian để không bị trùng giờ học giữa 2 trường.

Tiếng Anh hiện nay đã là một ngôn ngữ toàn cầu mà ai cũng biết nên việc biết thêm 1 ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh sẽ mở ra cho mình nhiều cơ hội việc làm hơn. Nếu như mình chỉ học kinh tế và biết một chút tiếng Anh thì mình chỉ có thể làm việc cho các công ty trong nước. Với việc biết thêm tiếng Trung thì mình không những có thể xin việc ở các công ty Trung Quốc mà còn có thể làm thêm các công việc khác ngoài kinh tế ví dụ như là du lịch hay biên phiên dịch...”

Bạn Đặng Lưu Bảo Ngọc - Sinh viên song ngành Kế toán và Ngôn ngữ Trung Quốc

Việc học song ngành chắc chắn không hề dễ dàng nhưng bên cạnh đó nó sẽ đem đến rất nhiều lợi ích giúp chúng ta hoàn thiện bản thân từ tri thức cho đến kĩ năng sống. Nếu bạn đang học một ngành chuyên môn khác nhưng lại có đam mê với ngoại ngữ thì đừng ngại, hãy lựa chọn Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế.

Nhật Tiên, CLB Báo chí


Video liên quan

Chủ Đề