Giáo AN chơi ngoài trời nhà trẻ

Quan sát các khu vui chơi trong trường MN

1. Mục đích yêu cầu:

- Trẻ biết tên các khu vực chơi trong trường mầm non

- Biết chơi cùng bạn, trẻ biết giao lưu giữa các nhóm chơi và trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi ngoài trời.

- Đảm bảo an toàn cho trẻ.trẻ chơi đoàn kết hòa nhã với bạn bè.

2. Chuẩn bị

- 1 số khu vực chơi an toàn , sạch sẽ cho trẻ chơi như [ khu vực nghệ thuật, khu chơi vận động, khu chơi cát nước, chợ quê]

- 1 số đồ dùng, đồ chơi, các nguyên vật liệu cho trẻ chơi.

3.Tiến hành hoạt động:

* Trò chuyện gây hứng thú

- Các con ơi đã đến giờ chơi ngoài trời rùi cô cùng các con cùng đi chơi nào?

+ Hôm nay có bạn nào bị mệt không?

À vậy thì cô và chúng mình cùng đi chơi nhé. Vừa đi chúng mình cùng đọc bài đồng dao “dung dăng dung dẻ”

- Chúng mình thấy thời tiết hôm nay ntn? à hôm nay thời tiết rất đẹp cho cô và cm cùng đi chơi đúng không nào?

- Chúng mình đã đến khu vận động rùi. Khu vận động rất sạch sẽ vậy cô yêu cầu các bạn hãy để hết dép ở ngoài nhé.

- Cô trò chuyện cùng trẻ. Các con ơi chúng mình đăng đứng ở đâu ?[ khu vui chơi..]

+ Chúng mình hãy quan sát xem hôm nay trường mình có điều gì đặc biệt? À đúng rồi hôm nay trường chúng mình rất vui và vinh dự được đón các cô giáo về thăm quan dự giờ với chúng mình đấy, chúng mình hãy chào đón các cô bằng 1 nụ cười thật xinh và 1 tràng pháo tay thật lớn nào?

+ Chúng mình quan sát xem xung quanh có những khu vực chơi gì nào ?

+ Có khu nhà bóng. ở đó có rất nhiều bóng cho các bạn chơi cm có thể chơi ném bóng vào rổ .

+ Ngoài ra còn có khu vực chơi gì nữa đây? À khu vực chơi vận động ở đó có thang leo, xích đu, cầu trượt cho cm chơi.

+ còn khu vực gì kia nhỉ? À đúng rồi đó là khu vực bé yêu nghệ thuật, ở đó cô đã chuẩn bị rất nhiều các nguyên vật liệu cho cm chơi, cm có thể thoái mái vẽ , tô màu, cắt dán để tạo ra sp thật là đẹp . chúng mình có thích không?

- Hôm nay cô còn có điều bất ngờ giành cho cm nhé, cm cùng hướng ra phía kia xem đó là khu vực chơi gì nhỉ? À đúng rồi đó là khu vực chơi cát, nước. ở đó cm thoải mái sáng tạo và được trải nghiêm với nước như đong, đo, pha màu nước...

- Còn 1 điều thú vị cho cm nữa đó là khu vực gì đây nhỉ? À đó là khu vực bán hàng của lớp MG A2. ở cửa hàng hôm nay bán rất nhiều loại mặt hàng và đặc biệt là có rất nhiều món ăn đặc sản của quê hương mà hôm nay các bạn nhỏ muốn khoe với các cô giáo đến thăm quan nhà trường đấy.

+ Vừa rồi cô và cm cùng khám phá rất nhiều khu vực chơi rồi. Chúng mình có thích chơi không nào?

* GD: Trong khi chơi chúng mình phải chú ý điều gì nhỉ? À trong khi chơi chúng mình phải nhẹ nhàng đoàn kết không được ném đồ chơi ra ngoài hay xô đẩy nhau chúng mình nhớ chưa nào?

- Chúng mình đã sẵn sàng chưa nhỉ? Bây giờ cô xin mời các con cùng đi chơi nào

* Trẻ về nhóm chơi

+ Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời [ đu quay, cầu trượt...]

+ Giáo viên quan sát, bao quát , giúp đỡ trẻ trong quá trình trẻ chơi

* Kết thúc nhóm chơi

- Hôm nay chúng mình chơi có thấy vui không?

Vừa rồi cô thấy các bạn chơi rất là vui, các nhóm chơi các bạn chơi đoàn kết với nhau rất là ngoan. Các bạn rất tích cực khi tham gia vào giờ chơi. Bây giờ đã hết giờ chơi rồi chúng mình nhẹ nhàng vào lớp rửa tay sạch sẽ nhé.Trước khi vào lớp chúng mình cùng chào các cô nào.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN
--------------------------------------------------------------------------------------
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Văn Đoạt- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
Địa chỉ: 
Số 867, đường Võ Nguyên Giáp, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
Điện thoại: 02153 824 980 - 02153 831 439
Email: 

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHƠI NGOÀI TRỜI CHO TRẺ 4-5 TUỔI ĐẠT HIỆU QUẢ.

1. Lý do chọn đề tài:

            Hoạt động vui chơi ngoài trời là hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở trường mầm non. Tham gia hoạt động trẻ được tiếp xúc trực tiếp với các sự vật hiện tượng xung quanh vừa gần gũi vừa phong phú, đa dạng, trẻ được hít thở bầu không khí trong lành, tạo điều kiện cho trẻ được tìm tòi, khám phá thỏa mãn trí tò mò của trẻ cũng như giúp trẻ tăng cường sức khỏe và thể lực. Được vui chơi ngoài trời là khoảng thời gian vô cùng quý giá đối với sự phát triển của trẻ mà ít thời điểm sinh hoạt nào khác có thể so sánh được. Chơi ngoài trời là khoảng thời gian trẻ được thỏa mãn thực hiện các vận động giải phóng năng lượng. Không gian chơi ngoài trời có rất nhiều lợi thế cho việc tổ chức các hoạt động đa dạng, tích cực của trẻ mà điều kiện trong phòng không thể đáp ứng được.

.           Qua hoạt động ngoài trời trẻ nhận thức được thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám  phá và quan tâm  đến những gì xẩy ra ở cuộc sống xung quanh mình. Trẻ thoả mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu, khám phá của trẻ. Hoạt động vui chơi ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và hứng thú với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống, góp phần tích cực trong sự phát triển toàn diện của trẻ.

Tuy nhiên, trong chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ, đôi khi giáo viên thường chỉ chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động như: hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động chiều… mà chưa thực sự quan tâm, đầu tư nhiều vào chơi, hoạt động ngoài trời. Nội dung các buổi hoạt động ngoài trời còn đơn giản, chưa thu hút trẻ. Hình thức tổ chức còn gò bó, lặp đi lặp lại chưa có sự linh hoạt, sáng tạo. Do đó, không kích thích được tính tò mò ham hiểu biết ở trẻ, trẻ thường thụ động và môi trường giao tiếp bị hạn chế. Chính vì vậy, tôi thấy việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ là một vấn đề cấp thiết và cần phải thực hiện ngay tại lớp của mình.

 Từ những lí do trên khiến tôi suy nghĩ và tìm ra“Giải pháp tổ chức hoạt động chơi ngoài trời cho trẻ 4- 5 tuổi đạt hiệu quả” để nâng cao chất lượng tổ chức các giờ hoạt động chơi ngoài trời đồng thời tạo cho trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh.

2. Thực trạng của vấn đề.

2.1. Thuận lợi:

- Đồ dùng, đồ chơi ngoài trời nhiều, phong phú đa dạng phù hợp với trẻ mầm non.

- Bản thân có năng lực chuyên môn vững vàng, nắm vững phương pháp tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ. Ngoài ra tôi luôn tích cực tìm tòi, sáng tạo làm ra đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động.

- Trẻ đi học đều, có ý thức nề nếp tốt, ngoan ngoãn, khỏe mạnh.

- Phụ huynh quan tâm và ủng hộ nhiều nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi cho các hoạt động. Phối kết hợp với cô để đạt kết quả cao trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

2.2. Khó khăn:

- Môi trường tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời chưa thật phong phú đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu hứng thú, đặc điểm tâm sinh lý củng như giải quyết các tình huống.

 - Một số hoạt động ngoài trời thường nặng về cung cấp kiến thức cho trẻ, mà chưa chú ý đến việc sử dụng các phương pháp mới, phương pháp lấy trẻ làm trung tâm nên chưa phát huy được tính tích cực của trẻ khi tham gia các hoạt động.

            - Một số trẻ còn thụ động, chưa có sự tìm tòi, khám phá xung quanh. Một số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin.   

            Dưới đây là bảng thống kê số liệu kết quả hứng thú, tích cực của trẻ tham gia vào các hoạt động:

Nội dung

SL

Đạt

Chưa đạt

Số trẻ

Tỷ lệ

Số trẻ

Tỷ lệ

Kỷ năng quan sát

30

11

37

19

63

Mức độ hứng thú

30

10

33

20

67

Khả năng phán đoán suy luận

30

9

30

21

70

Tính tò mò ham hiểu biết

30

10

33

20

67

Trẻ biết phối hợp nhóm

30

15

50

15

50

Hoạt động lao động, cs cây

30

10

33

20

67

Từ những thực trạng đã nêu trên, bản thân là một giáo viên đứng lớp tôi đã suy nghĩ tìm ra một số biện pháp nhằm thu hút sự chú ý, giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động ngoài trời. Tạo cơ hội để trẻ chủ động tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh.  

3. Các biện pháp thực hiện.

3.1. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ.

            Kế hoạch tổ chức giờ chơi ngoài trời là công cụ giúp tôi chủ động trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời. Muốn tổ chức hoạt động ngoài trời đạt kết quả cao và có sự xuyên suốt, phát triển từ dễ đến khó theo sự phát triển của trẻ thì việc xây dựng kế hoạch là việc làm vô cùng cần thiết và quan trọng. Thông qua việc xây dựng kế hoạch giáo viên sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn trong việc tổ chức cho trẻ hoạt động hàng ngày.

            Chính vì vậy, dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4-5 tuổi và thực tế hoạt động của trẻ lớp mình. Bằng việc nắm bắt nhu cầu, năng lực của trẻ. Tôi đã xây dựng kế hoạch về thực hiện hoạt động ngoài trời cho cả năm học, phân bố để các nội dung hoạt động, trò chơi vận động, trò chơi dân gian không bị lặp lại giữa các ngày trong tuần để tránh việc tạo sự nhàm chán cho trẻ.

            Ví dụ: Kế hoạch hoạt động ở chủ đề “Gia đình” với chủ đề nhánh là “Nhu cầu gia đình bé”. Các buổi chơi với nội dung được xây dựng như sau:

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Cảm nhận thời tiết.

TC: Kéo co

Chơi tự do

Bé giúp mẹ gieo hạt, trồng cây.

TC: Nhà của ai.

Chơi tự do.

 Thí nghiệm vật nổi, vật chìm.

TC: Di bóng vào gôn.

Chơi tự do.

Dạo thăm gia đình bạn Quỳnh Như

TC: nu na nu nống.

Chơi tự do

Tạo đồ dùng trong gia đình từ cát động lực.

TC: Gia đình Gấu

Chơi tự do

            Việc bố trí thời gian hoạt động ngoài trời giữa các lớp trong trường cũng cần phù hợp. Tôi đã tham mưa với ban giám hiệu nhà trường bố trí thời gian hoạt động giữa các lớp so le nhau để trẻ ở mỗi lớp khi ra sân trường được hoạt động thoải mái mà không ảnh hưởng đến lớp khác.

            Tôi tích cực sưu tầm, đổi mới, sáng tạo các hình thức mới, phong phú đa dạng về nội dung của từng hoạt động có chủ đích để cho trẻ có nhiều cơ  hội trải nghiệm hơn. Tổ chức với nhiều hình thức, đan xen nhau tránh gây nhàm chán cho trẻ. Tăng cường hoạt động theo nhóm để trẻ được trải nghiệm, có ý thức hoat động tập thể cũng giúp trẻ có động lực hoàn thành yêu cầu của hoạt động, đồng thời tạo không khí vui vẻ, thoải mái, hào hứng trong quá trình trẻ hoạt động.

     * Kết quả đạt được: Với việc xây dựng kế hoạch như trên, bản thân tôi chủ động trong việc dạy trẻ và tạo tình huống cho trẻ hoạt động. 100% hứng thú tham gia các hoạt động.  Tôi thấy trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát hơn từ đó rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, so sánh Và đặc biệt cho trẻ tham gia các thí nghiệm thì trẻ được thỏa tính tò mò và khám phá thế giới xung quanh của mình.

   3.2. Tổ chức các hoạt động chơi có mục đích ngoài trời với hình thức trải nghiệm theo nhóm đa dạng về nội dung.

Sau khi xây dựng được kế hoạch thì để tổ chức hiệu quả các giờ chơi ngoài trời thì việc tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động có mục đích theo hướng trải nghiệm rất quan trọng và cần thiết. Hoạt động có mục đích trong hoạt động ngoài trời có các nội dung như: quan sát; trải nghiệm, khám phá; thí nghiệm; lao động- chăm sóc cây.

            Trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi ngoài trời tôi đã linh hoạt, sáng tạo trong việc lựa chọn các ni dung hoạt động cũng như thay đổi linh hoạt các hình thức tổ chức để tạo sự hứng thú, tích cực hoạt động ở trẻ.

Hoạt động quan sát:

Ngay từ đầu năm học này, tôi đã thực hiện việc thay đổi một số nội dung ở hoạt động quan sát. Cho trẻ được quan sát trực tiếp các hoạt động diễn ra xung quanh trẻ: Quan sát công việc của các cô nuôi dưỡng; công việc của bác bảo vệ; quan sát phương tiện giao thông đi lại trên đường; quan sát trời mưa; quan sát những đám mây....

Hoặc tổ chức cho trẻ quan sát các vật gần gũi và có sẵn ở các khu vực trong trường, sân trường, vườn trường như: xe máy, xe đạp, các cây xanh, cây cảnh, cây hoa... Điều này làm kích thích tính tò mò của trẻ, trẻ hứng thú, tích cực tham gia khám phá.

Với việc tận dụng mọi đối tượng quan sát, tôi đã không còn phải tổ chức lặp đi lặp lại các nội dung cho trẻ quan sát trong các chủ đề. Không phải mất nhiều thời gian lựa chọn, tìm kiếm mà vẫn có những nội dung quan sát phong phú, đa dạng từ các sự vật, hiện hượng gần gũi xung quanh trẻ.

Trong khi tổ chức cho trẻ quan sát, tôi luôn lấy trẻ làm trung tâm của hoạt động, đưa ra những câu hỏi gợi mở để cho trẻ được tự quan sát, cầm, nắm, sờ... . Trẻ tự đưa ra nhận xét, đánh giá, mạnh dạn tự nói lên ý kiến của riêng mình. Chính vì vậy, tôi cần phải có kiến thức và hiểu biết sâu rộng về thế giới xung quanh để có thể cung cấp và giải đáp những thắc mắc của trẻ. Bên cạnh đó, tôi luôn chú ý phát huy tính tích cực của trẻ trong khi hoạt động bằng cách trao đổi, trò chuyện với trẻ về các kiến thức, kinh nghiệm mà trẻ đã lĩnh hội được từ thực tế.

Ví dụ: Ở buổi chơi ngoài trời với nội dung “Quan sát cây xoài, cây vú sữa”, tôi đã chia nhóm cho trẻ khám phá các loại cây bằng cách trẻ đến sờ thân cây, sờ lá cây, ngửi hoa, quả... sau đó tập chung trẻ lại và cho trẻ đưa ra những nhận xét của mình và cô là người khái quát lại. Đồng thời trả lời thắc mắc của một số trẻ như:  Bao giờ thì quả mới được ăn? Vì sao cây lại lớn lên được?...

Ngoài ra, tôi còn tạo các tình huống để cho trẻ suy nghĩ, tìm cách giải quyết tình huống đó đồng thời sáng tạo, mở rộng nội dung trong quá trình hoạt động.

Ví dụ: Với nội dung cho trẻ “Quan sát sự phát triển của cây”, có thể đưa ra tình huống: Nếu không tưới nước cho cây thì điều gì sẽ xảy ra?

Hoặc là: Để cây trong bóng tối thì cây sẽ phát triển như thế nào?

+ Ở nội dung cho trẻ “Quan sát thời tiết”, hỏi trẻ: Bầu trời có những đám mây đen xuất hiện thì báo hiệu điều gì sắp xảy ra?

* Hoạt động dạo thăm, tham quan, trải nghiệm, khám phá:

Trước đây, trong các giờ chơi hoạt động ngoài trời tôi thường ít khi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm, khám phá. Bản thân thường ngại khi tổ chức các hoạt động này bởi vì các hoạt động này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị, đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay đối với hoạt động này tôi đã có kế hoạch sẽ cho trẻ đi dạo thăm tham quan trải nghiệm những địa điểm gần trường.

Ví dụ: Chủ đề “Gia đình” tôi cho trẻ đi tham quan gia đình bạn “Quỳnh Như” ở gần trường; chủ đề nghề nghiệp tôi lên kế hoạch cho trẻ đi tham quan “Cửa hàng bách hóa Phương Thắng”, chủ đề Thế giới thực vật trẻ thăm quan “vườn rau sạch hợp tác xã An Tâm”...

Bên cạnh đó trẻ còn được tham gia các hoạt động trải nghiệm, khám phá trong các ngày hội ngày lễ do nhà trường tổ chức như: Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; Bé vui tết trung thu, Bé với những người thân yêu,ngày 20/11, Tết cổ truyền...

Ví dụ: Ngày hội của cô giáo tôi cho trẻ được trải nghiệm cắm hoa, qua hoạt động , trẻ biết phối hợp với bạn lựa chọn những bông hoa để tạo những lẵng hoa  có nhiều màu sắc khác nhau, giúp trẻ yêu cái đẹp và thích được thể hiện và tạo nên những cái đẹp xung quanh trẻ, trẻ được thể hiện tình cảm của mình với cô...

 Thông qua các hoạt động khám phá trải nghiệm đã tạo cho trẻ sự hứng thú, trẻ tích cực và chủ động hơn trong các hoạt động hàng ngày. Qua hoạt động mà trẻ được trải nghiệm đã cung cấp cho trẻ các kiến thức, kĩ năng từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm phục vụ cho cuộc sống của trẻ.

* Hoạt động thí nghiệm:

Đây là một trong những nội dung mà thu hút được sự chú ý, hứng thú của trẻ nhất, bởi vì được trực tiếp làm và quan sát các thí nghiệm trẻ khám phá ra nhiều điều mới lạ. Tôi đã xây dựng kế hoạch và tổ chức các thí nghiệm cho trẻ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và phù hợp với từng chủ đề. Khi tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm, giáo viên cần nắm được mục đích của thí nghiệm, cần chuẩn bị những đồ dùng gì để thực hiện thí nghiệm, giáo viên phải nắm rõ cách tiến hành thí nghiệm và kết quả của thí nghiệm. Đặc biệt là giáo viên phải giải thích cho trẻ hiểu các hiện tượng xảy ra, vì sao lại thu được kết quả như vậy?

Ví dụ: Chủ đề:Trường mầm non tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm nước đổi màu”

Với những nguyên vật liệu đơn giản như cốc nước, hộp màu, nước... trẻ cùng cô giáo bắt tay vào thực hành thí nghiệm, vừa làm thí nghiệm với màu sắc để biết màu sắc có thể làm đổi màu của nước, từ những màu sắc cơ bản có thể tạo ra nhiều màu sắc khác nhau để trang trí trong cuộc sống như trang trí đồ chơi, tô màu tranh, …

Qua buổi học thí nghiệm này, trẻ được rèn kỹ năng quan sát, so sánh, khả năng pháṇ đoán, giao tiếp và suy luận của trẻ, sự khéo léo khi làm thí nghiệm, kích thích tính tò mò và ham hiểu biết của trẻ, sử dụng ngôn ngữ trả lời câu hỏi của cô một cách rõ ràng.

Hay ở chủ đề Gia đình, tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm Tan và không tan”, trẻ tự lấy đồ vật mà mình thích sau đó thả vào cốc và khuấy đềuqua quá trình thí nghiệm trẻ nhận ra chất tan và chất không tan trong nước, giáo viên có thể gợi ý để trẻ giải thích vì sao muối, đường...tan, còn sỏi, đá không tan.

Ở chủ đề Thực vật, cho trẻ làm thí nghiệm Lá cải thảo đổi màu”

Với mục đích: Giúp trẻ nhận biết được sự hút nước của cây.

Sau một thời gian, cho trẻ làm thí nghiệm, quan sát, so sánh và nhận xét kết quả. Trẻ hiểu được lý do lá cải thảo đổi màu là phần gốc lá hút nước có pha màu dẫn đến lá đổi màu. [hoặc là vì cây hút nước và nước màu đã ngấm vào lá].

Ngoài ra còn có rất nhiều thí nghiệm hay và thú vị khác như thí nghiệm về nước [nước đổi màu, nước bốc hơi...], thí nghiệm về không khí [nhốt không khí, vì sao nến cháy được...], thí nghiệm về ánh sáng, sự chuyển động, thí nghiệm về nam châm, trứng chìm trứng nổi...

* Hoạt động lao động, chăm sóc.

  Hoạt động lao động, chăm sóc có ý nghĩa quan trọng, giúp cho trẻ gần gũi, thân thiện với thiên nhiên, môi trường xung quanh. Tổ chức cho trẻ lao động là tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện và rèn luyện phẩm chất của người lao động đó là sự chăm chỉ, cần cù, chịu khó... Tôi có thể tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động chăm sóc, lao động như: nhổ cỏ, tưới nước cho cây, bắt sâu cho rau, xới đất, nhặt lá, cho các con vật ăn...

Hàng ngày khi trẻ ra vui chơi ngoài trời tôi đã cho trẻ cùng nhau giúp bác bảo vệ nhặt lá cây rụng ở sân trường, nhặt rác bỏ vào thùng rác làm cho sân trường sạch sẽ hơn. Chính việc giúp đỡ người khác đã tạo cho trẻ sự thích thú, tự hào bản thân đồng thời cũng rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ. Tôi thường xuyên cho trẻ tham gia cùng cô chuẩn bị các đồ dùng, dụng cụ để phục vụ cho hoạt động lao động chăm sóc như: cuốc, xẻng, bình tưới nước, khăn lau, xô...Trẻ được tham gia các hoạt động lao động giúp trẻ biết được các kĩ năng lao động đơn giản và các kĩ năng đó sẽ thuần thục hơn khi trẻ tham gia một cách tích cực, hứng thú.

4. Kết quả đạt được.

            Qua thực hiện các biện pháp trên đã đem lại nhiều kết quả trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ, cụ thể như:

4.1. Đối với giáo viên:          

        Bản thân tôi đã lựa chọn được các nội dung phù hợp để tổ chức cho trẻ chơi ngoài trời hợp lý, cuốn hút trẻ.Nắm vững phương pháp tổ chức hoạt động ngoài trời, kỹ năng sư phạm cũng linh hoạt, mềm dẻo hơn.

            Đáp ứng được nhu cầu vui chơi của trẻ và sự đổi mới của chương trình giáo dục mầm non.

4.2. Đối với trẻ:

            Trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, sử dụng đồ dùng, đồ chơi khéo léo, tạo ra nhiều sản phẩm và có sự sáng tạo.

            Trẻ biết thể hiện và giao lưu tình cảm giữa bạn bè và mọi người xung quanh, có thái độ tự giác khi tham gia chơi.

            Trẻ thể hiện sự thân thiện với môi trường xung quanh, yêu thích thiên nhiên, cây cối, con vật.

            Các kỹ năng quan sát, kỹ năng phán đoán, suy luận, khả năng chú ý, khả năng phối hợp tập thể cho trẻ được phát triển rõ rệt.  Ngoài ra vốn từ của trẻ phát triển mạnh và phong phú hơn, trẻ biết diễn đạt một cách rõ ràng mạch lạc, do đó trẻ nhận thức thế giới xung quanh cũng như tiếp nhận tri thức dễ dàng hơn.

            Kết quả về tính hiệu quả trong các hoạt động ngoài trời của trẻ tại lớp mình cụ thể như sau:

Nội dung

SL

Đạt

Chưa đạt

Số trẻ

Tỷ lệ%

Số trẻ

Tỷ lệ%

Sự tự tin

30

26

87

4

13

Khả năng giao tiếp

30

25

83

5

17

Hiểu biết về thế giới xung quanh

30

26

87

4

13

Tính tò mò ham hiểu biết

30

27

90

2

10

Trẻ biết phối hợp nhóm

30

27

90

3

10

Hoạt động lao động, cs cây

30

28

93

2

7

Nhìn vào bảng trên thấy sau khi áp dụng sáng kiến kết quả đạt được trên trẻ tăng lên rõ rệt:

4.3. Đối với các hoạt động khác:

- Kiến thức và kỹ năng của một số môn học: tạo hình, văn học, toán, thể dục... được nâng cao bởi trẻ thường xuyên được củng cố, ôn luyện khi tham gia hoạt động ngoài trời.

            - Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ và tham gia các phong trào hoạt động của lớp, sẵn sàng phối hợp cùng cô giáo trong việc cho trẻ tham gia các hoạt động tham quan, trải nghiệm.

5. Kết luận:

Là một giáo viên mầm non để tổ chức tốt hoạt động đắc biệt là hoạt động ngoài trời đạt kết quả cao, bản thân tôi tôi phải luôn yêu nghề mến trẻ, tận tình với trẻ như con của mình.

Qua một thời gian áp dụng các biện pháp trên vào hoạt động chơi ngoài trời cho trẻ tôi nhận thấy trẻ có sự thay đổi rõ rệt, trẻ trở nên thông minh, nhanh nhẹn, tích cực và chủ động trong mọi hoạt động tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh mình. Trẻ biết suy nghĩ và đặt ra nhiều câu hỏi suy luận lý thú cho cả cô và các bạn khác cùng suy nghĩ tìm ra đáp án. Bên cạnh đó ngôn ngữ trở nên mạch lạc hơn, trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, kiến thức về thế giới xung quanh của trẻ được mở rộng. Đó là niềm vui không chỉ dành cho cha mẹ trẻ mà còn là niềm vui lớn của người giáo viên mầm non./.

Video liên quan

Chủ Đề