Quản trí nhân sự trong nhà hàng

Bạn là quản lý nhà hàng và đang đau đầu chưa tìm ra cách quản lý nhân viên phục vụ sao cho hiệu quả? Đừng bỏ qua bài chia sẻ hữu ích của Grabviec.vn trong bài viết dưới đây!

Bạn đã biết cách quản lý nhân viên phục vụ nhà hàng hiệu quả?

Tại sao nên chú trọng quản lý nhân viên phục vụ?

Trong kinh doanh nhà hàng, nhân viên phục vụ là người tiếp xúc đầu tiên và nhiều nhất với thực khách, quyết định đáng kể đến cảm nhận và sự hài lòng của thực khách về chất lượng dịch vụ của nhà hàng. Do đó, để nhà hàng kinh doanh tốt, có lượng khách đông và ổn định, đầu tư vào đội ngũ nhân viên phục vụ là hoàn toàn cần thiết, bao gồm cả việc đào tạo, nâng cao nghiệp vụ lẫn chú trọng chế độ đãi ngộ để nhân viên hài lòng và yên tâm gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, cống hiến cho sự phá triển chung của tập thể.

Làm thế nào để quản lý nhân viên phục vụ hiệu quả?

Việc quản lý không chỉ dừng lại ở phân chia và giám sát công việc - theo dõi và đánh giá tiến độ, chất lượng làm việc của nhân viên – mà còn phải đảm bảo mọi nhân viên đều cảm thấy mình được đối xử công bằng, được chi trả đầy đủ quyền lợi, đúng khả năng và có cơ hội thăng tiến rõ ràng vì những cống hiến, như thế, họ với găn bó lâu dài với doanh nghiệp, không nghỉ việc đồng loạt khiến nhà hàng phải tốn chi phí và nhân lực cho việc tuyển dụng và đào tạo lại đội ngũ nhân viên mới. Dưới đây là cách quản lý nhân viên phục vụ nhà hàng được cho là hiệu quả nhất:

♦ Đào tạo trước, phân bổ công việc sau

Đừng nghĩ rằng công việc phục vụ không yêu cầu nghiệp vụ quá cao; vì thế, nhân viên mới hoàn toàn có thể vừa học vừa làm. Sẽ không có gì đảm bảo nhân viên đó không phạm sai lầm ở lần phục vụ thực tế đầu tiên nếu chưa được training qua về các bước trong quy trình phục vụ ăn uống chuẩn; tệ hơn là gặp đúng ngay bàn khách khó tính. Chỉ cần bỏ ra một khoảng thời gian ngắn ban đầu để hướng dẫn nhân viên mới nắm được toàn bộ cách thức hoạt động, quy trình phục vụ cũng như các kỹ năng cơ bản mà một nhân viên phục vụ nhà hàng cần có – sau đó, giao cho nhân viên có kinh nghiệm hơn hướng dẫn và giám sát trực tiếp – như thế, bạn sẽ đảm bảo nhân viên có kiến thức và nghiệp vụ cơ bản để phục vụ khách hàng.

Nhân viên phục vụ cần được traning những kỹ năng và nghiệp vụ cơ bản trước khi thực hiện công việc cụ thể

♦ Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt

Một văn hóa doanh nghiệp tốt sẽ giúp nhân viên luôn cảm thấy thoải mái mỗi khi đến ca làm việc. Văn hóa tốt không có nghĩa là muốn làm gì cũng được, tất cả phải nằm trong một giới hạn và chừng mực nhất định. Người quản lý giỏi sẽ biết cân chỉnh giữa quy định khắt khe trong công việc với sự phân công công việc hợp lý, thưởng phạt rõ ràng, nhưng vẫn không thiếu những giờ nghỉ giữa cơ ngắn, nhanh hay các hoạt động giao lưu, tạo mối quan hệ đồng nghiệp cuối ca, sau giờ làm. Một tập thể tốt sẽ cùng nhau đưa nhà hàng phát triển lớn mạnh, luôn hỗ trợ nhau trong công việc và san sẻ, giúp đỡ ngoài cuộc sống; hạn chế những mâu thuẫn, xung đột không đáng có.

♦ Triển khai quy trình phục vụ chuẩn

Một quy trình phục vụ nhà hàng chuẩn giúp nhân viên xác định các bước cần thực hiện khi phục vụ khách, đảm bảo công việc diễn ra suôn sẻ, đầy đủ, thể hiện sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng. Tùy theo quy mô nhà hàng, đối tượng khách hay số lượng nhân viên, môi trường làm việc thực tế mà quy trình phục vụ sẽ được linh hoạt điều chỉnh để đảm bảo phục vụ khách chu đáo, làm hài lòng thực khách, vừa giảm thiểu tối đa “thời gian chết” cho nhân viên, tránh thừa người thiếu việc gây lãng phí nguồn kinh phí chi trả lương cho nhân viên hàng tháng.

Quy trình phục vụ chuẩn giúp nhân viên tự tin phục vụ đúng tiêu chuẩn, chuyên nghiệp để làm hài lòng khách

♦ Chi trả lương và chế độ đãi ngộ xứng đáng

Tương tự như việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, chi trả lương và các chế độ đãi ngộ xứng đáng cho nhân viên cũng góp phần đáng kể trong việc quản lý nhân viên, giúp họ cảm thấy yên tâm và xứng đáng với những gì mình cống hiến, đủ để chi trả cho những chi phí trong cuộc sống thường ngày, hạn chế tối đa số lượng nhân viên nghỉ việc vì lương thấp, chế độ đãi ngộ “nghèo nàn”… Tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, mức lương chung cho vị trí phục vụ trong nhà hàng và trong khu vực, khối lượng công việc, hiệu suất làm việc… mà áp dụng mức lương hợp lý và phù hợp cho từng nhân viên. Chế độ đãi ngộ cần tối thiểu đầy đủ theo quy định của pháp luật.

♦ Luôn quan tâm đến nguyện vọng nhân viên

Nhà Quản lý giỏi và có tâm không chỉ quan tâm đến chất lượng đội ngũ nhân viên khi phục vụ khách; họ quan tâm cả những nguyện vọng của nhân viên trong công việc lẫn đời sống. Đó có thể là nguyện vọng được đổi ca vì bận việc đột suất, nghỉ chăm sóc mẹ bị ốm – muốn được tăng lương, ứng lương – chuyển vị trí… Người quản lý cần xem xét và thỏa mãn nguyện vọng nếu điều đó không làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc chung. Việc giúp nhân viên cảm thấy thoải mái khi làm việc, được quan tâm khi cần thiết sẽ khiến họ yêu công việc, quý trọng đồng nghiệp và cấp trên nhiều hơn, tăng khả năng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Bởi trong thực tế, có thể công ty trả lương cho bạn không cao bằng những nơi khác nhưng bạn vẫn quyết định ở lại vì tình cảm và những mối quan hệ tốt đẹp.

Cách quản lý nhân viên phục vụ hiệu quả nhất là quản lý toàn diện ở mọi mặt, từ công việc đến mong muốn chính đáng của nhân viên

Việc quản lý nhân viên phục vụ sẽ có hiệu quả khi sự quản lý được thực hiện toàn diện ở mọi mặt. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Grabviec.vn sẽ hữu ích cho những nhà quản lý trẻ, đảm bảo quản lý nhân viên tốt, giữ chân người tài cống hiến cho doanh nghiệp.

Hồng Thy

Nhà hàng là mô hình kinh doanh cần nhiều nhân viên với nhiều bộ phận khác nhau. Có thể là bộ phận nhân viên phục vụ nhà hàng, thu ngân kế toán, nhân viên bếp, pha chế... Bạn mất nhiều thời gian để tuyển dụng nhân viên vì vậy mà việc quản lý nhân viên có vai trò quan trọng. Làm cách nào để quản lý nhân viên nhà hàng hiệu quả?

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin và kinh nghiệm quản lý nhân viên nhà hàng.

1/ Có kế hoạch tuyển dụng rõ ràng

Khi kinh doanh quán ăn, nhà hàng bạn cần xác định trước quy mô cũng như số lượng khách hàng tối đa có thể phục vụ để có kế hoạch tuyển dụng chi tiết. Bạn cần vạch ra số lượng nhân viên phục vụ nhà hàng cần tuyển, các yêu cầu và trình độ cần thiết. Đặc biệt là vị trí bếp trưởng của nhà hàng, bạn cần ký kết hợp đồng lâu dài và các điều khoản quy định rõ ràng.

Bên cạnh đó bạn cần tính toán mức lương chi trả cho nhân viên sao cho hợp lý nhất. Bởi chi phí thuê nhân viên phục vụ nhà hàng là một trong những chi phí duy trì quán mà bạn phải bỏ ra hàng tháng.

Xem thêm: Cách xử lý tình huống phục vụ bàn trong nhà hàng thường gặp nhất

2/ Đào tạo nghiệp vụ nhà hàng chuyên nghiệp

Một trong những yếu tố quyết định quay lại nhà hàng của bạn là thái độ phục vụ của nhân viên. Nhân viên thân thiện, nhiệt tình và niềm nở với khách hàng sẽ gây ấn tượng sâu sắc với khách. Là chủ nhà hàng, bạn nên dành ra vài buổi đào tạo nhân viên phục vụ nhà hàng mới bắt đầu làm. Nội dung đào tạo có thể là: quy trình phục vụ khách, quy định của nhà hàng, các mẹo giúp khách tăng nhu cầu gọi món,... 

Xem thêm: Quản lý nhân viên quán cafe, trà sữa sao cho hiệu quả

3/ Phân chia công việc rõ ràng

Bạn nên phân công rõ ràng các công việc cho từng bộ phận cũng như từng nhân viên cụ thể. Đặc biệt là bộ phận trong khu vực chế biến. Nhân viên nào sẽ thực hiện việc chuẩn bị nguyên liệu, nêm nếm, nấu ăn, rửa chén bát,... Đối với nhân viên phục vụ nhà hàng thì ai phụ trách nhận order, mang thức ăn, dọn vệ sinh bàn, tính tiền,... Khi có sự rõ ràng từ ban đầu sẽ hạn chế được việc mâu thuẫn về sau giữa các nhân viên.

4/ Theo dõi hiệu quả làm việc của nhân viên

Trong quá trình làm việc bạn có thể theo dõi, quan sát thái độ và cách phục vụ của nhân viên. Kiểm tra doanh số trên từng nhân viên cũng như những đánh giá của khách hàng dành cho nhân viên. Bạn có thể thuê một quản lý nhà hàng để quản lý đội ngũ nhân viên về thời gian làm việc và phân công công việc. Việc theo dõi nhân viên bằng cách truyền thống thường mất nhiều thời gian.

5/ Quản lý nhân viên nhà hàng bằng phần mềm

Đây là một giải pháp quản lý ứng dụng công nghệ hiện đại hỗ trợ quản lý nhân viên nhanh chóng. Bạn mất một khoản chi phí để thuê nhân viên quản lý quán ăn, nhà hàng hằng tháng? Nhưng chưa chắc chắn đó là người quản lý đáng tin cậy. Phần mềm quản lý nhà hàng PosApp là một giải pháp tối ưu dành cho bạn. 

Phần mềm có nhiều tính năng hỗ trợ quản lý nhân viên như:

- Order, bán hàng và tính tiền nhanh chóng và chính xác

- Quản lý ca làm việc của nhân viên

- Quản lý thông tin

- Phân quyền sử dụng phần mềm

- Xem báo cáo doanh thu, đơn hàng trên từng ca làm của nhân viên…

Bên cạnh đó là những tính năng quản lý quán ăn, nhà hàng như:

- Quản lý tồn kho, định lượng nguyên liệu theo công thức đầu bếp giúp hạn chế thất thoát do gian lận của nhân viên

- Quản lý khách hàng và chương trình khuyến mãi

- Đồng bộ dữ liệu liên tục giữa các thiết bị

- Quản lý nhà hàng quán ăn từ xa

- Quản lý chuỗi chi nhánh trên cùng một tài khoản

Xem chi tiết các tính năng tại ĐÂY

6/ Xử lý thế nào khi nhân viên thường xuyên đi trễ?

Nếu bạn gặp tình trạng nhân viên của quán cafe, nhà hàng mình thường xuyên đi trễ mà chưa biết cách xử lý, thì có thể tham khảo qua các ứng xử của anh Phan Việt Phong dưới đây:

"Thường thì mình sẽ tin hoàn vào lý do bạn đưa ra ở lần đầu tiên. Mình vẫn vui vẻ làm việc bình thường và thăm hỏi ân cần. Nếu sự việc không tái diễn thì mọi việc coi như chưa có chuyện gì xảy ra.

Nếu lần thứ hai tái diễn trong thời gian ngắn và lặp lại nhiều lần thì mình bắt đầu tìm hiểu xem đời sống cá nhân có trắc trở gì không? Cuộc sống có đảo lộn gì không? Việc đi làm đúng giờ có làm ảnh hưởng đến học tập, cuộc sống gia đình không?

Cá biệt có bạn báo muộn 15 phút mà 1h sau mới đến. Hai tuần liên tiếp. Mình xin gặp riêng em hỏi: “Anh thấy hai tuần liền em đều báo trễ 15 phút mà 1h sau em mới đến. Em nói em trễ bus nhưng có lẽ có vấn đề khác tế nhị hơn. Nếu có khó khăn, anh muốn em cứ thẳng thắn nói với anh. Nếu cần, mình có thể đổi ca làm, chuyển em làm ngày khác phù hợp hơn.” Em thú thực lý do không phải do trễ bus mà vì lý do khác. Rồi mình hỏi: “Em có muốn anh xếp lịch làm lùi lại hẳn 1h hay chuyển em sang ngày khác không? Hay em có cách nào để sự việc không tiếp diễn và mình giữ được sự chân thành với nhau không?” Hai anh em ngồi thảo luận cách giao tiếp thẳng thắn, chân thành. Em hứa sẽ không lập lại nữa.

Thông thường, khi gặp phải tình huống như vậy. Nhà quản lý sẽ có hai cách phản ứng:

1. Thể hiện sự bực bội và yêu cầu không tái diễn.

2. Bình tĩnh ngồi lại tìm hiểu và kiếm giải pháp chung, thấu tình đạt lý để sự việc không tái diễn.

Với phương án 1, có thể giải quyết được vấn đề nhưng mối quan hệ sẽ dễ sứt mẻ. Không khí làm việc sẽ kém ôn hoà. Nếu bị trách oan, nhân viên còn oán thán, từ đó hết tận tâm.

Phương án 2 thấu tình đạt lý, nhân viên cảm thấy được thấu hiểu. Có thể giải quyết vấn đề giúp sự việc không tái diễn mà vẫn giữ được hoà khí. Cái khó là làm sao vượt qua được sự bực bội, sự bí bách muốn xả cơn giận lên đầu người mắc tội. Có lẽ thấu cảm là chìa khoá. Không giận thì sẽ không cần hả giận."

Xem thêm:
12 Kinh nghiệm tuyển dụng và đào tạo nhân viên cafe, nhà hàng, trà sữa
6 Cách tăng năng suất làm việc của nhân viên cafe, nhà hàng
3 Cách quản lý nhân viên hiệu quả dù bạn đang ở nơi đâu !

Video liên quan

Chủ Đề