Viên chức Nhà nước không được quyền thành lập doanh nghiệp

Skip to content

Thành lập doanh nghiệp không còn là diều quá xa lạ đối với chúng ta, nhất là trong thời đại 4.0 như hiện nay. Bình quân mỗi ngày có 360 doanh nghiệp được thành lập mới.Theo Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Chủ thể có quyền thành lập doanh nghiệp là: Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài. Vậy đối với đối tượng là cán bộ, công chức nhà nước thì sao?

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật doanh nghiệp năm 2014

– Luật phòng chống tham nhũng năm 2005

2. Nội dung quy định về việc thành lập doanh nghiệp

Điểm b, khoản 2, điều 18 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định như sau:

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

b] Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

Điều 37. Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm như sau:

1. Cán bộ, công chức, viên chức không được làm những việc sau đây: a] Cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong khi giải quyết công việc; b] Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; c] Làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết; d] Kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong một thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ; đ] Sử dụng trái phép thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị vì vụ lợi. 2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước. 3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán – tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó. 4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp. 5. Cán bộ, công chức, viên chức là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác trong doanh nghiệp của Nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán – tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.

Tóm lại

Theo căn cứ trên thì cán bộ, công chức, viên chức không được phép thành lập doanh nghiệp, chỉ có thể tham gia góp vốn ở từng loại hình doanh nghiệp, cụ thể là:

– Đối với công ty cổ phần, cán bộ, công chức, viên chức chỉ được tham gia với tư cách là cổ đông góp vốn mà không được tham gia với tư cách là người trong hội đồng quản trị hay ban kiểm soát của doanh nghiệp.

– Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì cán bộ, công chức, viên chức không thể tham gia góp vốn ở loại hình doanh nghệp này. Vì loại hình doanh nghiệp này khi tham gia đồng nghĩa với việc có tư cách thành viên mà có tư cách thành viên là có vai trò quản lý trong đó.

– Còn đối với công ty hợp danh thì cán bộ, công chức, viên chức chỉ có thể tham gia với tư cách là thành viên hợp vốn không được tham gia với tư cách hợp danh. Chỉ với tư cách hợp vốn thì họ mới không có khả năng quản lý doanh nghiệp.

Chào luật sư, luật sư cho em hỏi: Cán bộ, công chức, viên chức có được góp vốn thành lập công ty không ạ? Em cảm ơn.

Trả lời:

Hiện nay, quy định về cán bộ, công chức, viên chức có được góp vốn, thành lập công ty hay không được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2014, Luật cán bộ, công chức 2010 và Luật Viên chức 2012.

1] Thứ nhất, quy định về quyền của cán bộ, công chức và viên chức trong việc thành lập và quản lý điều hành công ty.

Trước hết, trong phạm vi bài viết này, công ty dù là công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phẩn hoặc một loại hình doanh nghiệp nào đó thì đều được xác định là doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam. Khi nói đến quyền thành lập công ty đồng nghĩa với việc đang xác định về các chủ thể có quyền thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hiện hành. Cụ thể:

Quyền thành lập doanh nghiệp là quyền cơ bản của công dân, được quy định trong Hiến pháp năm 2013 – đạo luật có trị pháp lý cao nhất của nước ta, thể hiện thông qua việc quy định công dân có quyền được lao động, làm việc, kinh doanh tạo ra thu nhập hợp pháp. Khoản 1 Điều 18 Luật Doanh nghiệp quy định mọi tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định.

Tuy nhiên, vì tính chất công việc đặc thù nên Luật Doanh nghiệp cũng quy định các chủ thể sau đây không có quyền tham gia vào quản lý, thành lập doanh nghiệp:

     - Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

     - Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

     - Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

     - Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

     - Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

     - Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Bên cạnh đó, tại Điều 20 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định về những điều cán bộ, công chức không được làm, trong đó cấm cán bộ, công chức không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.

Đồng thời trong quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 cũng có quy định cấm cán bộ, công chức, viên chức thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viên tư, trường học tư, tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ pháp luật có quy định khác.

Còn đối với viên chức, Luật viên chức 2010 cũng có những quy định về việc cấm viên chức tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư, tổ chức nghiên cứu tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, được quy định tại Điều 14 Luật này.

Trên cơ sở xem xét các quy định của pháp luật nêu trên có thể xác định, cán bộ công chức và viên chức đều không được quyền thành lập, tham gia thành lập, tham gia quản lý điều hành doanh nghiệp.

2] Thứ hai, quy định về quyền của cán bộ, công chức và viên chức trong việc góp vốn vào công ty.

Như đã phân tích ở trên, cán bộ, công chức, viên chức không được quyền thành lập và tham gia quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, các chủ thể này vẫn được phép góp vốn vào doanh nghiệp khi doanh nghiệp đã đi vào quá trình hoạt động bằng các hình thức góp vốn theo luật định.

Khoản 3 Điều 18 Luật Doanh nghiệp có quy định về việc cán bộ, công chức, viên chức vẫn được quyền góp vốn vào doanh nghiệp, cụ thể góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh trừ trường hợp họ thuộc đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

Theo đó, trong một số trường hợp, cán bộ, công chức, viên chức cũng không thể thực hiện quyền góp vốn vào công ty. Đó là các đối tượng:

     - Cán bộ, công chức, viên chức là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan hoặc là vợ/chồng của những người này sẽ không được góp vốn vào công ty hoạt động trong ngành, nghề mà người này thực hiện công việc quản lý nhà nước [khoản 4 Điều 20 Luật phòng, chống tham nhũng 2018].

     - Cán bộ, công chức, viên chức là vợ/chồng, bố/mẹ, con của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được kinh doanh trong phạm vi lĩnh vực mà chồng/vợ, con, bố/mẹ của họ quản lý trực tiếp [khoản 4 Điều 20 Luật phòng, chống tham nhũng 2018].

     - Cán bộ, công chức, viên chức đã thôi giữ chức vụ quản lý trước đây thì không được kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây họ có trách nhiệm quản lý trong một thời gian nhất định theo quy định của pháp luật [điểm d khoản 2 Điều 20 Luật phòng, chống tham nhũng 2018].

Đối với viên chức thì tại khoản 3 Điều 14 Luật viên chức năm 2010 có quy định viên chức được quyền góp vốn vào các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã…, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trên cơ sở những căn cứ nêu trên, có thể xác định, cán bộ, công chức, viên chức được quyền góp vốn vào công ty để thực hiện việc đầu tư, kinh doanh của mình, trừ một số đối tượng nhất định được quy định tại Điều 37 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005.

Như vậy, cán bộ, công chức và viên chức có thể thực hiện quyền góp vốn vào doanh nghiệp nhưng không được quyền tham gia thành lập hay quản lý doanh nghiệp theo luật định.

Quy định này là phù hợp khi công chức, viên chức, cán bộ – là những người làm việc trong các cơ quan nhà nước, cơ quan đảng, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp… thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực, nên pháp luật về doanh nghiệp, về phòng chống tham nhũng quy định như vậy nhằm hạn chế sự “lợi dụng quyền hạn” đem lại lợi ích cho doanh nghiệp của các cá nhân đó và góp phần đảm bảo được chất lượng công việc, trách nhiệm của các chủ thể này đối với nhiệm vụ được giao.

Trên đây là những tư vấn của Tư vấn Như Ý về vấn đề này, rất mong bài viết sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn về thủ tục liên quan đến doanh nghiệp, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thuế - kế toán và giấy phép hoạt động, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua:

        Facebook: www.facebook.com/nhuylawfirm

        Hotline: [028] 2202.89.89 hoặc 0914.39.47.96

        Email: 

     

 Tác giả bài viết: Thu Phương.

Video liên quan

Chủ Đề