Thực trạng quản lý nhà nước về dược

Ảnh minh họa

Đối với tổ chức, công dân cũng gặp khó khăn trong việc đáp ứng các quy định mới khi lần lượt các năm 2016, 2017, 2018 Quốc hội, Chính phủ ban hành các nghị định mới liên quan đến hoạt động hành nghề y, dược có nhiều nội dung thay đổi tác động đến điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề và cấp phép hoạt động.

Sở Y tế cho biết, tính đến 30/6/2019, tổng số cơ sở hành nghề y ngoài công lập là 3.788 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có 38 bệnh viện với 1.435 giường bệnh, 170 phòng khám đa khoa, 725 cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền, 2.855 phòng khám chuyên khoa và cơ sở dịch vụ y tế; 7.728 cơ sở hành nghề dược với 1.165 công ty, 3.880 nhà thuốc, 2.530 quầy thuốc và 153 cơ sở kinh doanh dược với các hình thức tổ chức khác.

Bên cạnh những khó khăn và vướng mắc mà Sở Y tế nêu ở trên thì trong công tác quản lý nhà nước, lực lượng trực tiếp làm công tác quản lý hành nghề còn ít trên số lượng rất lớn các cơ sở hành nghề. Bên cạnh đó, mặc dù Sở Y tế đã tập huấn, nhắc nhở, hướng dẫn bằng nhiều văn bản nhưng cá nhân, tổ chức hành nghề chưa chủ động nghiên cứu và cập nhật văn bản mới.

Ngoài ra vẫn còn tồn tại tình trạng hành nghề không phép trên địa bàn thành phố do nguyên nhân từ phía người hành nghề chưa chấp hành nghiêm pháp luật, có các hình thức, phương thức trốn tránh hoặc chống đối tinh vi.

Về những vấn đề này, bà Lê Thị Thu Hằng, Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội cho rằng, Sở Y tế cần đánh giá kỹ công tác kiểm tra, xử lý và kiến nghị chế tài như thế nào cho phù hợp, như vậy mới thể hiện rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của Sở. Bên cạnh đó, Sở đã có văn bản chỉ đạo rất kịp thời, nhưng đối với cấp huyện thì vai trò của Phòng Y tế trong công tác tham mưu cho quận huyện còn chưa rõ vì vậy cần nâng cao hiệu quả triển khai, hướng dẫn cho cơ sở.

Theo ông Nguyễn Đình Hưng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, để làm tốt công tác này, cần phát huy hiệu quả giám sát từ cơ sở bởi địa bàn Hà Nội rất rộng, số lượng cơ sở hành nghề y, dược tư nhân rất lớn nên việc kiểm tra, giám sát từ Sở Y tế là rất khó khăn. Ông Nguyễn Đình Hưng cũng quan tâm tới chất lượng an toàn khám bệnh bởi thực tế qua giám sát cho thấy, nhiều cơ sở y, dược tư nhân chưa có quy trình chuyên môn được Sở Y tế thẩm duyệt, cơ sở vật chất cũng không đảm bảo, xuống cấp.

Ông Vũ Mạnh Hải, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ kim hoàn Hà Nội cho rằng, việc cấp phép hành nghề phải hết sức chặt chẽ, đảm bảo đúng quy trình, quy định, có chế tài rõ ràng, không thể tách rời quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Vấn đề chất lượng thuốc cũng cần phải chú trọng quản lý. Theo xu hướng thì khuyến khích loại hình y tế tư nhân nhưng nhà nước phải quản lý chặt chẽ.

Theo ông Nguyễn Quang Thắng, Phó Trưởng ban Văn hóa - Xã hội, qua giám sát cho thấy công tác quản lý nhà nước còn chưa sát sao, còn buông lỏng từ cấp thành phố đến cơ sở, đặc biệt là ở cấp xã, phường, cá biệt còn có hiện tượng cán bộ quản lý bao che cho các cơ sở y, dược tư nhân trên địa bàn, vì vậy Sở Y tế cần tăng cường kiểm tra, giám sát để hoạt động này đi vào nền nếp.

Bà Nguyễn Thị Tú Anh, Phó Trưởng ban Văn hóa - Xã hội cho rằng, về nguyên tắc cơ sở chưa được cấp phép thì không được hoạt động nhưng thực tế vẫn có các cơ sở như vậy tồn tại, vậy trách nhiệm của Sở Y tế trong quản lý như thế nào. Ngoài ra, Sở cần làm rõ hiện có bao nhiêu cơ sở hành nghề có yếu tố nước ngoài và quản lý các yếu tố nước ngoài này ra sao nếu bác sĩ người nước ngoài không thường xuyên đến, không đăng ký theo quy định.

Giải trình các nội dung nêu trên, Sở Y tế cho biết, trong thời gian qua Sở đã chú trọng công tác quản lý nhà nước, hướng dẫn nghiệp vụ đối với cấp huyện, đồng thời tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong cải cách thủ tục hành chính, quản lý hoạt động hành nghề y, dược tư nhân. Cùng với đó, Sở cũng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với cấp cơ sở, tuy nhiên số lượng cơ sở hành nghề rất lớn mà lực lượng quản lý thiếu nên chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý.

Theo Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền, văn bản mới ban hành và cập nhật liên tục nên công tác quản lý cũng gặp nhiều khó khăn trong triển khai tới cơ sở. Ngoài ra, chứng chỉ hành nghề có giá trị trong toàn quốc, hiện Bộ Y tế chưa có phần mềm quản lý thống nhất nên quản lý cũng gặp khó khăn. Ngoài ra, công tác kiểm tra cũng gặp khó khăn vì các phòng khám, cơ sở kinh doanh y, dược tư nhân thường xuyên lách luật.

Theo Trưởng ban Văn hóa - Xã hội Nguyễn Thanh Bình đánh giá, sự phát triển của cơ sở y, dược tư nhân mạnh mẽ trong thời gian qua đã cho thấy Hà Nội luôn là trung tâm y tế của cả nước, nhiều dịch vụ y tế tư nhân kỹ thuật cao có tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển của y tế công lập, góp phần chăm sóc tốt hơn sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, mặc dù công tác quản lý nhà nước đã được Sở Y tế chú trọng nhưng thực tế vẫn còn nhiều bất cập, tồn tại, trong đó có cả việc phân cấp chưa rõ ràng, chế tài xử lý vi phạm chưa đủ mạnh. Vì vậy, Sở Y tế cần tăng cường tham mưu giải pháp cho thành phố để quản lý lĩnh vực này đi vào nền nếp, đặc biệt là vấn đề phân cấp đối với quận huyện, xã phường cho phù hợp với thực tế của Thủ đô.

Vĩnh Hoàng [Tổng hợp]

Về cơ cấu tổ chức

Ở Trung ương

Ngày 08 tháng 8 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1001/QĐ-TTg về việc giải thể Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, chuyển các chức năng quản lý nhà nước về Dân số, Gia đình và Trẻ em của Ủy ban này sang các Bộ có liên quan thực hiện, bao gồm:

+ Công tác Dân số-Kế hoạch hóa gia đình chuyển về Bộ Y tế và được lập thành Tổng cục trên cơ sở tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức chuyên môn của Vụ Dân số và đơn vị liên quan thuộc Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em trước đây;

+ Công tác Bảo vệ và chăm sóc trẻ em chuyển về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và được lập thành Cục trên cơ sở bộ máy và đội ngũ công chức chuyên môn của Vụ Trẻ em thuộc Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em;

+ Công tác Gia đình được chuyển về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý nhà nước và được chuyển nguyên trạng về bộ máy và đội ngũ công chức từ Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em trước đây;
Tại địa phương:

Ngày 04 tháng 02 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 13/2008/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

+ Các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiện toàn tổ chức bộ máy, thành lập các phòng chức năng thuộc Sở [một số địa phương thành lập phòng Gia đình]. Ngày 06 tháng 6 năm 2008, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số 43/2008/TTLT-BVHTTDL-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, phòng Văn hoá và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy, công tác Gia đình được ghép với lĩnh vực Văn hóa [phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và Gia đình, có địa phương là phòng Văn hóa-Gia đình hoặc phòng Nghiệp vụ Văn hóa,…].

+ Tại cấp huyện, công tác gia đình được giao cho Phòng Văn hóa và Thông tin quản lý, triển khai thực hiện.

+ Ở cấp xã, công tác gia đình do cán bộ văn hóa-xã hội kiêm nhiệm cùng với rất nhiều nhiệm vụ khác. Không có mạng lưới cộng tác viên cơ sở hỗ trợ cho các hoạt động tuyên truyền, vận động, thu thập dữ liệu về gia đình [mạng lưới cộng tác viên dân số, gia đình và trẻ em trước đây nay thuộc quản lý của ngành Y tế và chuyên trách các nhiệm vụ về dân số-kế hoạch hóa gia đình].
Về nguồn nhân lực

Ở Trung ương

– Về số lượng: nhân lực làm việc trong lĩnh vực gia đình thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được giao chỉ tiêu 15 biên chế, hiện tại có 11 công chức đang làm việc tại Vụ Gia đình, trong đó: 02 công chức lãnh đạo, 9 công chức chuyên môn nghiệp vụ. Trong số 9 công chức chuyên môn có 01 công chức chuyên môn về phòng, chống bạo lực gia đình.

– Về chất lượng: Trình độ cán bộ công chức của Vụ Gia đình khá đồng đều: 100% cán bộ công chức có trình độ đại học, trong đó có 01 tiến sĩ luật, 06 thạc sĩ các chuyên ngành: quản lý giáo dục, văn hóa dân gian, quản trị nhân sự, xã hội học. 100% cán bộ Vụ Gia đình có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực gia đình do đã có tối thiểu 05 năm thâm niên công tác trong lĩnh vực gia đình.
Ở địa phương

– Theo báo cáo của các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác Gia đình [31/12/2017], toàn quốc có 12.129 cán bộ, công chức thực hiện công tác gia đình, trong đó:

+ Cấp tỉnh có 180 người [88 nữ], trong đó: 45,5% là công chức lãnh đạo, 55,5% là chuyên viên trực tiếp triển khai thực hiện các nhiệm vụ của lĩnh vực gia đình cùng với các công việc khác của lĩnh vực văn hóa. Tính trung bình mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 2,86 cán bộ thực hiện công tác gia đình. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác gia đình ở cấp tỉnh: 0% được đào tạo về gia đình, 30,56% có chuyên môn về văn hóa, thể thao, du lịch; 44,44% có chuyên môn thuộc các chuyên ngành xã hội; 18,89% cán bộ có chuyên môn thuộc các lĩnh vực khác. Về kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực gia đình: 21,11% cán bộ, công chức từ Ủy ban Dân số-Gia đình và Trẻ em cấp tỉnh chuyển sang [đã từng tham gia hoặc có liên quan đến công tác gia đình], 79,44% cán bộ tiếp cận mới với công tác gia đình.

+ Cấp huyện có 813 người [436 nữ] là cán bộ, công chức của phòng Văn hóa và Thông tin được giao triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực gia đình cùng với các nhiệm vụ khác về văn hóa, thể thao, và thông tin, truyền thông. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác gia đình ở cấp huyện: 0% được đào tạo về gia đình, 49% được đào tạo về văn hóa, thể thao và du lịch, 31,6% được đào tạo về các ngành thuộc khối xã hội, 19,43% có chuyên môn thuộc các lĩnh vực khác. Về kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực gia đình: 7,38% cán bộ, công chức đã tham gia công tác gia đình từ ngành Dân số-Gia đình và Trẻ em tiếp tục chuyển sang công tác tại ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 92,87% cán bộ, công chức bắt đầu tiếp cận mới về công tác gia đình [số cán bộ công chức này thường xuyên biến động].

+ Cấp xã có 11.121 người, 99,47% là cán bộ văn hóa – xã hội, 0,52% là cán bộ không chuyên trách về gia đình và trẻ em [được một số địa phương áp dụng thực hiện theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã]. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác gia đình ở cấp xã chủ yếu được đào tạo về chuyên ngành Văn hóa, Thể thao và một số chuyên ngành xã hội khác.

Video liên quan

Chủ Đề