Giải vở bài tập Lịch Sử lớp 7 trang 45

Mục lục Giải Vở bài tập Lịch sử lớp 4 Bài 28: Kinh thành Huế

Vở bài tập Lịch sử lớp 4 trang 45 Câu 1:

a] Em hãy quan sát lược đồ kinh thành Huế dưới đây:

Giả sử em nhận được giấy mời tham quan Đại Nội. Trong giấy mời có chỉ dẫn đường đi như sau: Trước hết vào cửa Chánh Tây của kinh thành, lần lượt đến của Tây của Hoàng thành, qua cửa Ngọ Môn rồi vào thẳng điện Thái Hòa. Hãy vẽ đường em sẽ đi vào lược đồ trên.

b] Em hãy quan sát các hình, tự ghép hình vào sơ đồ Đại Nội – Huế cho phù hợp.

Trả lời:

a]

b]

Vở bài tập Lịch sử lớp 4 trang 47 Câu 2: Hãy viết đoạn văn ngắn mô tả vẻ đẹp của một công trình kiến trúc ở kinh thành Huế mà em biết qua sách, báo ti vi.

Trả lời:

Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu ở kinh thành Huế là Ngọ Môn. Ngọ Môn được xây dựng năm Minh Mạng 14 [1833] với chiều dài 57,95m, rộng 27,5m, cao 14,8m. Nguyên tại vi trí này trước kia là Nam khuyết đài, xây dựng lần đầu thời Gia Long. Trong bốn cổng của Hoàng Thành, Ngọ Môn là cổng lớn nhất, gồm hai phần chính: Phần dưới là cổng đài có hình chữ U vuông góc, đáy dài gần 58m, rộng 27m, cao 6m, phần giữa xây bằng đá, hai bên xây bằng gạch vồ nung già đỏ au, có các đường diềm bằng đá xanh. Phần trên là lầu Ngũ Phượng [Lầu Ngũ Phụng], gồm hai tầng bằng gỗ sơn son thếp vàng, có 100 cột lớn nhỏ. Từ xa nhìn lên, nóc Ngọ Môn với những đầu đao công vút, uyển chuyển, gợi cho ta cảm giác như những con thuyền đang san sát ra khơi. Ngọ Môn được coi là một kiệt tác nghệ thuật, là di tích nổi tiếng trong quần thể di tích cố đô Huế.

Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch sử lớp 4 hay, chi tiết khác:

Vở bài tập Lịch sử lớp 4 trang 48, 49 Bài 29: Ôn tập - Vở bài tập Lịch sử 4

Vở bài tập Lịch sử lớp 4 trang 51, 52 Bài 30: Tổng kết - Vở bài tập Lịch sử 4

Vở bài tập Lịch sử lớp 4 trang 5, 6, 7 Bài 1: Nước Văn Lang

Vở bài tập Lịch sử lớp 4 trang 8, 9 Bài 2: Nước Âu Lạc

Vở bài tập Lịch sử lớp 4 trang 10 Bài 3: Nước ta dưới ách độ hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc

Giải bài tập Câu 2 trang 45 Vở bài tập Lịch sử 5

Từ khí thế của phong trào “Đồng Khởi”, em có liên tưởng gì đến sự kiện lịch sử diễn ra vào mùa thu năm 1945?

Trả lời:

Phong trào “Đồng khởi” có sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân [trong năm 1960 đã có 10 triệu lượt người tham gia]. Họ sử dụng vũ khí thô sơ như: gậy gộc, giáo mác, … Phong trào này cũng giống như cách mạng tháng Tám năm 1945 không chỉ có hình thức đấu tranh chính trị mà còn kết hợp với đấu tranh vũ trang, đẩy quân thù vào thế bị động và lúng túng. Khí thế cách mạng trong phong trào Đồng khởi cũng sục sôi và quyết liệt như chưa từng có. Nếu như cách mạng tháng Tám đánh dấu Việt Nam giành được độc lập, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời thì phong trào “Đồng khởi” cũng mang ý nghĩa quan trọng mang tính bước ngoặt, chuyển cách mạng Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Sachbaitap.com

Báo lỗi - Góp ý

Bài tiếp theo

>> Học trực tuyến các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 5 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp con lớp 5 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Xem thêm tại đây: Bài 20. Bến Tre đồng khởi

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Lịch Sử Lớp 7
  • Giải Sách Bài Tập Lịch Sử Lớp 7
  • Sách Giáo Khoa Lịch Sử Lớp 7
  • Giải Lịch Sử Lớp 7 [Ngắn Gọn]
  • Sách Giáo Viên Lịch Sử Lớp 7
  • Sách Bài Tập Lịch Sử Lớp 7

Giải Vở Bài Tập Lịch Sử 7 Bài 17: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ 14 giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

Bài 1 trang 45 VBT Lịch Sử 7: Đánh dấu X vào ô trống trước ý em cho là đúng:

Từ nửa sau thế kỉ XIV, nền kinh tế nước ta suy thoái vì:

A. Nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, nông dân bị bóc lột nặng nề, ruộng đất bị bỏ hoang ngày càng nhiều.
B. Người nông dân không chịu chăm lo sản xuất nông nghiệp.
C. Giặc ngoại xâm thống trị nước ta.
D. Nhà nước kìm hãm sự phát triển của công thương nghiệp.

Lời giải:

A. Nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, nông dân bị bóc lột nặng nề, ruộng đất bị bỏ hoang ngày càng nhiều.

Bài 2 trang 45-46 VBT Lịch Sử 7: Trước cảnh quan lại, vương hầu quý tộc ngày càng ăn chơi sa đọa; trong triều, nhiều kẻ tham lam, xu nịnh, làm rối loạn kỉ cương phép nước, ai là người đã dâng sớ lên vua đòi chém 7 tên nịnh thần?

Đánh dấu X vào ô trống ở đầu tên người mà em chọn:

Trương Hán Siêu
Trần Quang Khải
Chu Văn An
Phạm Sư Mạnh

Đề nghị đó có được vua chấp nhận không?

Em suy nghĩ thế nào về hành động này?

Lời giải:

-Chu Văn An

-Đề nghị đó không được vua chấp nhận

-Hành động đó thể hiện tấm lòng yêu nước, hết lòng vì nước vì dân của vị quan chính trực.

Bài 3 trang 46 VBT Lịch Sử 7: Dựa vào lược đồ, hãy dùng chì màu khác nhau đánh dấu địa bàn hoạt động của các cuộc khởi nghĩa nông dân từ giữa thế kỉ XIV và ghi chú theo mẫu sau:

– Màu xanh: địa bàn hoạt động của nghĩa quân do Ngô Bệ lãnh đạo.

– Màu đỏ:

Lời giải:

– Màu xanh: địa bàn hoạt động của nghĩa quân do Ngô Bệ lãnh đạo [Hải Dương].

– Màu đỏ: địa bàn hoạt động của nghĩa quân do Nguyễn Thanh, Nguyễn Kỵ lãnh đạo [Thanh Hóa].

– Màu cam: địa bàn hoạt động của nghĩa quân do Nguyễn Nhữ Cái lãnh đạo [Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang].

– Màu hồng: địa bàn hoạt động của nghĩa quân do Nguyễn Bổ lãnh đạo [Bắc Giang]

Bài 4 trang 47 VBT Lịch Sử 7: Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời mà em cho là đúng:

Thời kì này nở ra nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân là do:

A. Ruộng đất của nông dân bị nhà nước lấy hết để xây cung điện, dinh thự
B. Yêu sách ngang ngược của nhà Minh
C. Nông dân, nô tì bị áp bức bóc lột tàn tệ, mâu thuẫn ngày càng sâu sắc với giai cấp thống trị
D. Nông dân bị bắt đi lính hoặc đi phu ở nơi rừng thiêng, nước độc

Lời giải:

C. Nông dân, nô tì bị áp bức bóc lột tàn tệ, mâu thuẫn ngày càng sâu sắc với giai cấp thống trị.

Bài 5 trang 47 VBT Lịch Sử 7: Sau khi vương triều Trần sụp đỏ, triều đại nào được thành lập? Thời gian? Quốc hiệu? Hãy điền tiếp vào ô trống:

-Nhà….

-Năm….

-Quốc hiệu….

Lời giải:

-Nhà Hồ

-Năm 1400

-Quốc hiệu Đại Ngu

Bài 6 trang 47 VBT Lịch Sử 7: Đánh dấu X vào ô trống trước ý mà em cho là đúng:

Hồ Quý Ly tiến hành cải cách toàn diện là vì:

A. Muốn xóa bỏ mọi chính sách của nhà Trần
B. Muốn gây thanh thế cho mình
C. Đại Việt lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, nhân dân khổ cực, triều đình rối ren, tài chính kiệt quệ
D. Muốn cho Đại Việt trở thành nước hùng mạnh nhất vùng thời bấy giờ

Lời giải:

C. Đại Việt lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, nhân dân khổ cực, triều đình rối ren, tài chính kiệt quệ

Bài 7 trang 47-48 VBT Lịch Sử 7: Hãy trình bày ngắn gọn những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly trên các lĩnh vực:

+ Chính trị

+ Kinh tế tài chính

+ Xã hội

+ Văn hóa, giáo dục

+ Quân sự

Lời giải:

+ Chính trị: cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người có tài năng và thân cận với nhà Hồ.

+ Kinh tế tài chính: phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.

+ Xã hội: ban hành chính sách hạn chế nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.

+ Văn hóa, giáo dục: bắt nhà sư dưới 50 tuổi hoàn tục, dịch chữ Hán ra chữ Nôm, sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.

+ Quân sự: thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

Bài 8 trang 48 VBT Lịch Sử 7: Theo em, cuộc cải cách của Hồ Quý Ly có những tiến bộ và hạn chế gì? Hãy nêu tóm tắt những nét chính theo hai cột dưới đây:

Lời giải:

Tiến bộ Hạn chế

-Hạn chế tệ tập trung ruộng đất của quý tộc, địa chủ.

-Làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn tất nhà Trần.

-Tăng nguồn thu nhập cho nhà nước, tăng quyền lực cho nhà nước.

-Cải cách văn hóa, giáo dục có nhiều tiến bộ.

-Một số chính sách chưa triệt để, chưa phù hợp với tình hình thực tế.

-Chính sách cải cách chưa giải quyết được yêu cầu bức thiết của nhân dân.

Video liên quan

Chủ Đề