Có bao nhiêu đối tượng phải xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể?

Luật Phòng, chống ma túy 2021 đã có nhiều quy định giải thích các khái niệm liên quan đến ma túy. Trong đó, tại Điều 2 của Luật này có nêu:

- Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành;

- Người sử dụng trái phép chất ma túy là người có hành vi sử dụng chất ma túy mà không được sự cho phép của người hoặc cơ quan chuyên môn có thẩm quyền và xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể có kết quả dương tính;

- Xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể là việc thực hiện các kỹ thuật chuyên môn nhằm xác định chất ma túy trong cơ thể thông qua mẫu nước tiểu, mẫu máu hoặc các mẫu vật khác của cơ thể người.

Căn cứ các quy định nêu trên, có thể hiểu một người được xác định là dương tính với ma túy khi người này được phát hiện có các chất gây nghiện, chất hướng thần trong cơ thể thông qua việc thực hiện các kỹ thuật chuyên môn để xác định chất ma túy trong cơ thể.

Trong nhiều trường hợp, người xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể có kết quả dương tính có thể được xác định là người sử dụng trái phép chất ma túy.

​Dương tính với ma túy bị phạt như thế nào? [Ảnh minh họa]

Dương tính ma túy bị xử lý thế nào?

Người có kết quả xét nghiệm dương tính với ma túy đồng thời có hành vi tương ứng với một trong các tội phạm về ma túy sau đây của Bộ luật Hình sự có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội: Tội sản xuất trái phép chất ma túy [Điều 248], Tội vận chuyển trái phép chất ma túy [Điều 250], Tội mua bán trái phép chất ma túy [Điều 251]…

Ngược lại, trường hợp người dương tính với ma túy nhưng không thực hiện một trong các hành vi phạm tội nêu trên thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự do hiện nay Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 không quy định tội danh nào đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.

Thay vào đó, người này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng ma túy trái phép và bị áp dụng biện pháp cai nghiện.

Cụ thể, theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.

Ngoài ra, người dương tính với ma túy trong trường hợp nghiện ma túy còn có thể bị áp dụng một trong hai biện pháp cai nghiện ma túy sau [Điều 28 Luật Phòng, chống ma túy 2021]:

- Cai nghiện ma túy tự nguyện tại nhà hoặc tại cơ sở cai nghiện.

- Cai nghiện ma túy bắt buộc tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập.

Theo quy định tại Điều 96 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi năm 2020, người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên thuộc trường hợp bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy. Theo đó:

- Đối tượng từ 18 tuổi trở lên: Bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện;

+ Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;

+ Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện;

+ Trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy mà tái nghiện.

- Đối với người từ đủ 12 - dưới 18 tuổi: Bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện;

+ Bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy trong thời gian cai nghiện tự nguyện;

+ Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện.

Trường hợp sử dụng ma túy lần đầu, người có kết quả xét nghiệm dương tính với ma túy bị quản lý theo quy định trong vòng 01 năm [Điều 23 Luật Phòng, chống ma túy 2021].

Theo đó, nội dung quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy gồm:

- Tư vấn, động viên, giáo dục, giúp đỡ người sử dụng trái phép chất ma túy để họ không tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy;

- Xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể;

- Ngăn chặn người sử dụng trái phép chất ma túy có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội…

Trên đây là giải đáp về ​Dương tính với ma túy bị phạt như thế nào? Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

>> Lần đầu sử dụng ma túy bị xử lý thế nào?

Các cách xét nghiệm ma túy/chất gây nghiện hiện nay

Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm nước bọt, xét nghiệm tóc là những cách phổ biến nhất hiện nay giúp nhận biết tình trạng sử dụng ma túy/chất gây nghiện của một người.

Có thể phát hiện những loại ma túy/chất gây nghiện nào khi xét nghiệm?

Ưu điểm khi xét nghiệm ma túy trong nước tiểu với que test 5 chân

Hiện nay, loại que test ma túy/chất gây nghiện được đánh giá tốt nhất, dần thay thế loại que test 4 chân do những ưu điểm sau đây: 

- Xét nghiệm được 5 loại ma túy phổ biến nhất hiện nay: Heroin, Ma túy dạng đá [Methamphetamine, Amphetamine], Cần sa, Cô-ca-in, Cỏ Mỹ [K2]. 

- Dễ sử dụng, dễ bảo quản ở nhiệt độ phòng trong 24 tháng;

- Xét nghiệm nhanh; trả kết quả nhanh trong 3-8 phút;

- Kết quả chính xác tới 90%.

Xét nghiệm ma túy trong nước tiểu cho học sinh. [Ảnh: Viện PSD]

Kỹ thuật thực hiện xét nghiệm ma túy trong nước tiểu và phân tích kết quả

- Lấy mẫu nước tiểu

+ Chuẩn bị dụng cụ: Lọ chứa nước tiểu [Lọ nhựa sạch có nắp đậy, có dán nhãn, mã vạch, thể hiện đầy đủ thông tin bệnh nhân], viết lông dầu và viết bi, nhãn dán chứa thông tin bệnh nhân và thông tin xét nghiệm, thùng vận chuyển mẫu, mẫu bảo quản ở nhiệt độ phòng trong 1 giờ hoặc 2-8°C trong vòng 3 ngày.

+ Thời điểm lấy nước tiểu: Tốt nhất lúc sáng sớm [vừa ngủ thức dậy] hoặc bất kỳ thời gian nào nếu cần.

+ Cách lấy mẫu: Xác định đúng bệnh nhân trước khi lấy. Hướng dẫn bệnh nhân tiểu bỏ phần đầu, lấy phần giữa [khoảng 2/3 lọ chứa], bỏ phần cuối. Nước tiểu sau khi lấy xong mang đến phòng xét nghiệm ngay hoặc chậm nhất 01 giờ sau khi lấy mẫu.

- Các bước tiến hành xét nghiệm:

+ Để kit thử, mẫu nước tiểu ở nhiệt độ phòng trước khi làm xét nghiệm [15 - 30°C].

+ Lấy kit thử ra khỏi túi kín đựng sản phẩm và sử dụng kit thử càng nhanh càng tốt.

+ Cầm kit thử sao cho mũi tên trên kit thử hướng xuống: Nhúng kit thử theo phương pháp thẳng đứng, cho bộ đầu thấm hút nhập vào mẫu nước tiểu đựng trong cốc nghiệm và ngâm ít nhất 10 - 15 giây. Tiếp theo, đặt kit thử trên mặt phẳng nằm ngang không hút nước và bắt đầu tính thời gian.

+ Chờ đến khi các vạch đỏ xuất hiện trên kit thử. Đọc kết quả trong vòng 5 phút. Không sử dụng kết quả sau 10 phút.

Lưu ý: Để đạt kết quả tốt nhất, toàn bộ quá trình xét nghiệm phải được hoàn thành trong vòng 01 giờ kể từ khi mở túi đựng sản phẩm.

- Đọc kết quả: Đọc kết quả đối với mỗi chất gây nghiện tại ô kết quả tương ứng với chất gây nghiện đó trên kit thử.

+ Dương tính: Nếu trong ô kết quả chỉ xuất hiện một vạch chứng [C]. Không thấy xuất hiện vạch kết quả [T] dù đậm hay mờ. Kết luận: Đối tượng đã sử dụng chất gây nghiện này.

+ Âm tính: Nếu trong ô kết quả xuất hiện hai vạch đỏ rõ rệt: một ở vùng chứng gọi là vạch chứng [C] còn vạch kia ở vùng kết quả gọi là vạch kết quả [T]. Kết luận: Đối tượng không sử dụng chất gây nghiện này.

+ Kết quả không có giá trị [hỏng]: Trong ô kết quả không thấy xuất hiện vạch chứng [C]. Nguyên nhân thường gặp là do lượng mẫu phẩm không đủ hoặc thao tác xét nghiệm sai. Đọc lại hướng dẫn và làm lại xét nghiệm bằng kit thử mới khác. [lưu ý: Độ đậm màu đỏ của vạch kết quả [T] có thể khác nhau. Tuy nhiên, bất cứ độ mờ nào ở vạch kết quả [T] cũng đều được coi là âm tính].

Xét nghiệm ma túy trong nước tiểu cho học sinh tại Lạng Sơn [ảnh: Viện PSD]

Những sai sót và xử lý khi xét nghiệm ma túy trong nước tiểu

Trước khi thực hiện xét nghiệm: Nước tiểu của bệnh nhân phải lấy đúng kỹ thuật, không lẫn máu, mủ; trên dụng cụ đựng bệnh phẩm phải ghi đầy đủ thông tin của bệnh nhân [tên, tuổi, địa chỉ, khoa/phòng, số giường ...]. Các thông tin này phải khớp với các thông tin trên phiếu chỉ định xét nghiệm. Nếu không đúng: Hủy và lấy lại mẫu.

Mẫu nước tiểu không được làm loãng và phải được đựng trong cốc nghiệm khô và sạch. Có thể lấy mẫu nước tiểu vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Các mẫu nước tiểu đục cần phải làm trong bằng cách quay ly tâm, lọc hoặc để lắng rồi mới làm xét nghiệm. Mẫu nước tiểu có thể bảo quản tối đa 48h trước khi xét nghiệm ở nhiệt độ 2-8°C. Để bảo quản lâu hơn, mẫu nước tiểu phải được lưu giữ ở -20°C. Trước khi làm xét nghiệm, mẫu nước tiểu phải được giải đông hoàn toàn, lắc đều và cân bằng nhiệt.

Trong khi thực hiện xét nghiệm: Mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân chỉ được thực hiện khi kết quả kiểm tra chất lượng đạt yêu cầu của quy trình kiểm tra chất lượng.

Sau xét nghiệm: Phân tích kết quả thu được với chẩn đoán lâm sàng, với kết quả các xét nghiệm khác của chính bệnh nhân đó; nếu không phù hợp, tiến hành kiểm tra lại: thông tin trên mẫu bệnh phẩm, chất lượng mẫu, phân tích lại mẫu bệnh phẩm đó.

Vấn đề bảo mật về thông tin và kết quả của người làm xét nghiệm là yếu tố rất quan trọng, điều mà ai cũng quan tâm khi tìm hiểu, sử dụng sản phẩm, dịch vụ xét nghiệp ma túy.

Dịch vụ xét nghiệm ma túy/chất gây nghiện do Viện nghiên cứu và Ứng dụng phòng chống ma túy PSD [Viện PSD] cung cấp đã trở thành địa chỉ uy tín khắp cả nước.

Mọi thông tin chi tiết về xét nghiệm ma túy/chất gây nghiện liên hệ theo số hotline: 0971.315.474 - 0358.589.616

Viện Nghiên cứu và ứng dụng phòng chống ma túy PSD [Viện PSD] thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam [chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ số: 1488/QĐ-LHHVN ngày 22/12/2020] tiền thân là Trung tâm nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy. Viện PSD mang sứ mệnh “Đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong công tác phòng, chống ma túy”.

Với 8 năm hình thành và phát triển, Viện PSD đã xây dựng đội ngũ nhân nhân sự gồm các Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà khoa học đầu ngành về nhiều lĩnh vực: Tâm lý học, Xã hội học, Y học… có nhiều năm kinh nghiệm, từng đảm trách những vị trí cấp cao trong các Bộ, ban, ngành thuộc nhiều lĩnh vực: Giáo dục, nghiên cứu, đào tạo. Bên cạnh đó, Viện luôn có sự đầu tư về trang thiết bị, quy trình nhanh chóng với mức chi phí hợp lý nhất và luôn đảm bảo các dịch vụ đạt tiêu chuẩn cao.

Bảo vệ xuất sắc đề tài nghiên cứu “Chống tái sử dụng ma túy bằng liệu pháp tâm lý” tháng 8/2016.

Tổ chức biên soạn Bộ sách “Kỹ năng phòng chống ma túy” cho 04 đối tượng: Học sinh THCS, THPT, phụ huynh, giáo viên, cản bộ quản lý giáo dục, được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt tại quyết định số: 4642/QĐ-BGDĐT ngày 23/12/2020.

Video liên quan

Chủ Đề