Giai thích vì sao trong 2 năm đầu đời tiêu não của trẻ phát triển rất nhanh

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, giấc ngủ có vai trò tối  quan trọng trong sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ, đặc biệt trong 3 năm đầu đời. Mọi thứ mà đứa trẻ nhìn thấy, chạm vào, nghe … giúp hình thành não bộ, quyết định suy nghĩ, cảm nhận, di chuyển, học tập của trẻ.

Sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Sự phát triển não bộ ở trẻ có liên quan gì đến giấc ngủ?

Trẻ sơ sinh có kích thước đầu lớn hơn bình thường để thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của não bộ. Đến 2 tuổi, não bộ đã chiếm 80% kích thước não bộ người trưởng thành. Hầu hết tế bào não được hình thành trước khi sinh nhưng các kết nối hoặc các khớp thần kinh được hình thành trong thời thơ ấu. Sự phát triển này cho phép đứa trẻ bò, ăn, ngủ, đi và trò chuyện, …

Bộ não của con người là một trong những cơ quan quan trọng và thần kỳ nhất của cơ thể. Nó chịu trách nhiệm xử lý triệu triệu thông tin mỗi giây. Bộ não con người được hình thành từ 1 tỷ neurons thần kinh và khoảng 1 nghìn tỷ tế bào thần kinh. Bộ não chiếm khoảng 2% trọng lượng cơ thể, là cơ quan tiêu thụ năng lượng nhiều nhất cơ thể. Điều thú vị là 95% suy nghĩ và quyết định của chúng ta được não bộ điều khiển.

Ở trẻ sơ sinh, giấc ngủ đóng vai trò quyết định sự phát triển của não bộ. Nếu trẻ ngủ ít hoặc ngủ không ngon giấc sẽ khiến các phản ứng trở nên chậm chạp hơn. Thực tế, đối với não người, 1 đêm không ngủ tương đương với nhận thức của người đang say rượu.

Điều gì xảy ra đối với não trẻ sơ sinh khi đang ngủ?

Não bộ của trẻ sơ sinh có thể sử dụng tới 50% tổng lượng glucose, điều này có thể giải thích tại sao trẻ nhỏ ngủ nhiều. Trong 3 năm đầu tiên của cuộc đời, não trải qua giai đoạn phát triển với hơn 1 nghìn tỷ kết nối thần kinh được hình thành mỗi giây.

Bộ não phát triển chức năng thông qua sự phát triển của các khớp thần kinh và các kết nối, đặc biệt trong 3 năm đầu đời. Kết nối được hình thành bởi môi trường và kinh nghiệm. Ví dụ: nếu cha mẹ lặp đi lặp lại gọi đứa trẻ bằng 1 cái tên nhất đinh, não sẽ tạo ra một kết nối phù hợp. Vào thời điểm đứa trẻ được 3 tuổi, não của bé đã hình thành khoảng 1 nghìn tỷ kết nối, gấp đôi người lớn trung bình.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Colorado Boulder đã phát hiện ra rằng khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang ngủ, não của chúng đang bận rộn xây dựng và tăng cường các kết nối giữa bán cầu não trái và bán cầu não phải. Những kết nối dày đặc này tạo điều kiện giao tiếp giữa 2 bán cầu. Một nghiên cứu khác được thực hiện vào tháng 10 năm 2013 của Albert Einstein với các bán cầu não nối liền. Khi chúng ta già đi, các mối liên hệ này được hình thành từ thời thơ ấu, là cơ sở để đưa ra các kết nối thần kinh phức tạp hơn trong suốt cuộc đời của cá nhân. Có cả hai bán cầu não cân đối và được kết nối tốt là chìa khóa để tối đa hoá việc học, trí nhớ và sự sáng tạo [Bergland, 2013].

Điều gì cũng thấy ở trẻ em là một tỷ lệ cao của neuroplasticity. Điều này liên quan đến sự thay đổi cấu trúc và chức năng trong não nhờ vào việc đào tạo và kinh nghiệm. Nó đề cập đến khả năng thay đổi của não bằng cách tạo thêm chất xám và bằng cách thay đổi các khớp thần kinh. Có vẻ như thời điểm quan trọng nhất đối với những thay đổi này là trong 3 năm đầu đời, với người lớn và trẻ lớn hơn chỉ có thể có những thay đổi này ở quy mô nhỏ hơn nhiều. Đây là một trong những lý do tại sao trẻ nhỏ phục hồi từ các tổn thương não hoàn toàn hơn người lớn. Nó cũng giải thích cách một đứa trẻ 3 hoặc 4 tuổi vẫn có thể phát triển khả năng ngôn ngữ thông thường ngay cả khi toàn bộ phần bán cầu não trái của chúng đã được gỡ bỏ. Ngoài ra, những nghiên cứu gần đây cho thấy các protein não được tạo ra trong suốt quá trình ngủ, hỗ trợ những thay đổi nói trên [Robert Rosenberg, 2017].

Tại sao giấc ngủ lại quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ?

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với phát triển não bộ của bé

Một nghiên cứu được tiến hành vào tháng 2 năm 2013 đã xác nhận rằng bộ não của con người lưu trữ  tất cả những gì đã học được trong suốt giấc ngủ. Theo bác sĩ Ines Wilhelm, viện tâm lý học y khoa và sinh lý học thần kinh học của Đại học Tubingen kết luận:” Ở trẻ nhỏ, việc hình thành kiến thức rõ ràng dường như là một khả năng đặc biệt của giấc ngủ ở tuổi thơ ấu”. [Bergland, 2013] .

Trong một tạp chí y khoa của Anh, trong một bài viết được xuất bản vào năm 2013, có một báo cáo về một nghiên cứu chứng minh mối quan hệ giữa giấc ngủ và sự phát triển của não. Nghiên cứu được thực hiện trên 11 000 trẻ em, và phát hiện ra rằng trẻ em có thời gian ngủ bất thường từ khi sinh ra đến 3 tuổi bị ảnh hưởng tiêu cực trong các kỹ năng liên quan đến đọc sách, toán học và nhận thức về không gian. Khi các nhà nghiên cứu tiếp tục theo dõi những đứa trẻ này, chúng tiếp tục tụt lại phía sau ở tuổi lên 7, và các bé gái bị ảnh hưởng nhiều hơn nam. Điều này chứng tỏ rằng giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của não trong 3 năm đầu tiên của cuộc đời. Có những phát hiện tương tự trong một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí “Sleep” năm 2008. Nghiên cứu này cho thấy ngủ ít hơn 10 giờ mỗi đêm từ khi sinh đến 3 tuổi gây ra khả năng ngôn ngữ và đọc sách cũng như  khả năng mắc hội chứng tăng động giảm chú ý [ADHD] tăng cao hơn.

Ngoài ra, giấc ngủ cũng liên quan đến học tập, tăng trưởng và sức khoẻ về tim. Do thực tế kiến thức được biến đổi thành trí nhớ trong khi chúng ta ngủ, nó cũng ảnh hưởng đến trí nhớ. Giấc ngủ cũng hồi phục năng lượng ở trẻ nhỏ, bao gồm cả việc là một đứa trẻ khỏe mạnh và tích cực [BabyCenter, 2017].

Các thử nghiệm tiếp tục được thực hiện và nghiên cứu đã chứng minh rằng chất lượng giấc ngủ không đủ và kém ảnh hưởng đến hiệu quả của trẻ trong các bài kiểm tra tình báo.

Vậy trẻ nhỏ ngủ bao nhiêu là đủ?

Trẻ nhỏ ở các giai đoạn khác nhau, sự phát triển sinh lý sẽ khác nhau.

Các mốc quan trọng của trẻ từ 0-12 tháng tuổi
0 – 1 tháng Đáp ứng tích cực với sự chăm sóc của người thân
Giao tiếp bằng mắt
1 – 3 tháng Bé bắt đầu biết mỉm cười với những âm thanh, tiếng nói của người xung quanh
 Khóc để thu hút sự chú ý
3 –  6 tháng  Làm trò hoặc cười lớn để thu hút sự quan tâm của người lớn
 Rất quan tâm đến hành động của những đứa trẻ lớn hơn
6 – 9 tháng  Phân biệt giọng nói của người quan trọng và người trong gia đình
Phân biệt cảm xúc của người khác bằng tiếng nói
9 –  12 tháng  Bắt đầu cảm thấy lo lắng khi xa ba mẹ/người thân
 Bị thu hút và vui thích với các trò chơi bên ngoài

Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển sinh lý của trẻ mà thời gian ngủ của trẻ là khác nhau. Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, thời gian ngủ của trẻ được khuyến cáo như sau:

Khuyến cáo thời gian ngủ cho trẻ nhỏ
 Tuổi  Thời gian ngủ ngày  Thời gian ngủ đêm
Trẻ mới sinh 8h [ 3 giấc ngủ ngắn] 8,5 h
1 tháng 6-7h [3 giấc ngủ ngắn] 8-9h
3 tháng 4-5h [3 giấc] 10-11h
6 tháng 3h [3 giấc] 11h
9 tháng 2,5h [2 giấc] 11h
12 tháng 2,5h [2 giấc] 11h

Tóm lại, việc trẻ ngủ đủ giấc và sâu giấc tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ.Vì thế, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý đảm bảo giấc ngủ của con, đặc biệt là trong giai đoạn đầu đời.

Nếu như bé của bạn đang gặp tình trạng rối loạn giấc ngủ như: khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay thức giấc ban đêm, quấy khóc … mẹ có thể tham khảo sử dụng siro thảo dược Fitobimbi Sonno để hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, giúp trẻ ngủ ngon giấc, dễ đi vào giấc ngủ, hỗ trợ giảm căng thẳng ở trẻ..

Để tư vấn thêm các thông tin liên quan đến giấc ngủ của bé và cách giúp bé ngủ ngon Qúy khách vui lòng gọi đến tổng đài chăm sóc sức khỏe 1800 8070 hoặc hotline 0976.80.77.22 chia sẻ tình trạng cụ thể của bé để được chuyên gia hỗ trợ tư vấn trực tiếp nhé !

Theo tiến sĩ, nhà giáo dục người Italy, Maria Montessori, 6 năm đầu đời là giai đoạn vàng phát triển não bộ của trẻ. Giai đoạn 0 – 3 tuổi, não đã hoàn thành 70 – 80% liên kết giữa các tế bào sau và hoàn thiện cơ bản khi trẻ 5 – 6 tuổi. 0 – 6 tuổi cũng là giai đoạn tốt nhất để trẻ phát triển tiếng nói và tiếp thu ngoại ngữ. Hiểu rõ về đặc điểm phát triển não bộ giai đoạn này này của trẻ sẽ giúp bố mẹ có những can thiệp phù hợp, khai thác tối đa tiềm năng phát triển của con.

Giai đoạn vàng phát triển não bộ của trẻ - đặc biệt nhất là 3 năm đầu đời

Theo kết quả từ Viện nghiên cứu Giáo dục phát triển tiềm năng con người [IPD], sự phát triển những năm đầu đời quyết định rất lớn đến trí tuệ ở tuổi vị thành niên và trưởng thành của con. Trong giai đoạn vàng phát triển não bộ của trẻ, con có thể tiếp thu một lượng kiến thức khổng lồ, đặc biệt là khả năng tiếp nhận ngôn ngữ nếu được giáo dục với phương pháp phù hợp.

Giai đoạn vàng phát triển não bộ của trẻ từ 0 - 6 tuổi

Hiệp hội vì giáo dục cho mọi người [VAEFA] cũng đưa ra nhận định, không có gì tai hại cho giai đoạn phát triển não bộ của trẻ nhỏ hơn là sự thiếu hụt về kích thích. Và có một sự thật đáng buồn là chúng ta mới chỉ khai thác rất ít, khoảng 3 – 10% tiềm năng não bộ trẻ. Nếu ba mẹ muốn con phát triển toàn diện và có nền móng vững chắc cho sự phát triển sau này không nên bỏ lỡ giai đoạn 0-6 tuổi.

Nghiên cứu từ các chuyên gia từ Đại học California [Mỹ] kết luận từ lúc thụ thai các tế bào thần kinh não bộ của trẻ đã phát triển và nhân nhanh hơn so với bất kì tế bào nào khác trong cơ thể bé . Lúc mới sinh ra, não bộ của trẻ chỉ nặng khoảng 25% trọng lượng trưởng thành của nó. Tỷ lệ này tăng lên 50% đến khi trẻ 1 tuổi, 75% đến khi trẻ 2 tuổi và đạt đến 90% khi con bước vào độ tuổi lên 3 và hoàn thiện cơ bản khi trẻ 5 – 6 tuổi. Não bộ của con người có đến 100 tỷ tế bào thần kinh và gần như nó đã hình thành trong giai đoạn 5 tháng bào thai đầu tiên của bé ở trong bụng mẹ.

Quy luật “sử dụng hoặc đánh mất” ở não bộ của trẻ

Trong cuốn sách “Trẻ em là thiên tài”, Giáo sư Makoto Shichida đã giới thiệu một nghiên cứu kinh điển về sinh lí học não bộ được phát hiện trên động vật do Tiến sĩ hóa sinh người Đức – Fasta chứng minh dựa trên thí nghiệm thực tế ở chuột. Ông chia những con chuột mới sinh thành 2 nhóm, A và B và thực hiện giải phẫu não của chúng. Kết quả là có 14 kết nối thần kinh xuất hiện từ mỗi tế bào thần kinh nằm tại tại trung khu thị giác của tế bào não ở những con chuột trong cả hai nhóm. Sau đó, ông khâu mí mắt những con chuột nhóm B lại để đảm bảo chúng không nhận được bất kì sự kích thích nào từ bên ngoài.

Sau hai tuần, ông tiếp tục tiến hành giải phẫu não một vài con chuột trong 2 nhóm để có sự so sánh toàn diện. Lúc này, các con chuột ở nhóm A [nhóm không bị khâu mí mắt] tế bào đã tăng lên đến 8.000 còn ở nhóm B vẫn giữ nguyên. Khoảng một tháng sau đó, ông mở mắt cho những con chuột ở nhóm B nhưng chúng đã mất đi khả năng phát triển mạnh mẽ vốn có sau sinh. Số lượng kết nối thần kinh rất thấp, không thể đuổi kịp những con chuột nhóm A.

Não bộ của trẻ chỉ giữ lại những kết nối, liên kết thần kinh được kích hoạt

Giáo sư Makoto Shichida cũng giới thiệu một thí nghiệm khám phá về sinh lý học não bộ được phát hiện ở trẻ sơ sinh. Nhà nghiên cứu chọn ra 28 cặp mẹ con chia thành 2 nhóm: A [mẹ được phép ở cùng con trong thời kỳ cho con bú và một ngày ở cùng con 5 giờ] và B [chỉ được ở 30 phút cùng con trong lúc cho con bú]. Kết quả là những đứa trẻ ở nhóm A đã phát triển thành những đứa trẻ có trí tuệ tuyệt vời, những đứa bé ở nhóm B lại phát triển kém hơn rất nhiều.

Qua thí nghiệm trên cả người và động vật, Giáo sư Makoto Shichida đánh giá môi trường sau sinh ảnh hưởng lớn đến sự phát triển lâu dài của con người. Với nguyên tắc “sử dụng nó hoặc đánh mất nó” hay còn được gọi là nguyên tắc “xén tỉa”, não bộ của trẻ và cả những người trưởng thành đều chỉ giữ lại những kết nối, liên kết thần kinh được kích hoạt. Những kết nối không được sử dụng sẽ bị loại bỏ và mất dần. Điều này lý giải tại sao trẻ nhỏ được phát triển trong môi trường giáo dục sớm có nhiều cơ hội phát triển hơn về trực giác, ghi nhớ hình ảnh, tính toán, lập trình, âm nhạc, lĩnh hội ngôn ngữ mới và gắn kết hình ảnh.

Khai phá tiềm năng ngôn ngữ trong giai đoạn vàng phát triển não bộ ở trẻ

Giáo dục sớm là quá trình khai mở, phát triển tiềm năng của con trẻ thông qua kích thích chức năng não bộ phát triển trong thời kỳ sinh trưởng của nó, nhất là ở giai đoạn vàng phát triển não bộ của trẻ, từ 0 – 6 tuổi.

Khi ba mẹ cung cấp những trải nghiệm phong phú giúp kích hoạt não trẻ ngay từ khi sinh ra đến độ tuổi mầm non sẽ góp phần hình thành nên hàng tỷ kết nối và mạng lưới thần kinh, giúp con phát huy tối đa tiềm năng trí lực. 

Trẻ học ngôn ngữ nhanh và hiệu quả nhờ ba mẹ tận dụng giai đoạn vàng 0 - 6 tuổi

Nếu cho con học tiếng Anh ở độ tuổi này bé sẽ tiếp thu nhanh hơn. Không giống với việc học ngôn ngữ ở trẻ vị thành niên hay người trưởng thành, trẻ nhỏ học ngôn ngữ theo cách riêng. Quá trình tiếp xúc tự nhiên, tự nguyện, không hề có sự ép buộc đảm bảo việc lĩnh hội ngôn ngữ mới hiệu quả.

Tuy nhiên, phụ huynh không nên đánh đồng giáo dục sớm nói chung và cho con học ngoại ngữ nói riêng là ép con học, là lấy mất tuổi thơ của con. Ba mẹ nên để con học mà chơi, chơi mà học. Việc cho con học tiếng Anh từ nhỏ giúp con phát âm đúng ngay từ đầu, tiếp thu ngôn ngữ  tự nhiên và giao tiếp tự tin hơn. 

Tại Việt Nam, Monkey Junior tự hào là ứng dụng học tiếng Anh tiên phong trong ứng dụng các phương pháp giáo dục sớm được công nhận trên thế giới vào dạy học cho trẻ em, giúp ba mẹ không bỏ lỡ giai đoạn vàng phát triển não bộ của trẻ. Ứng dụng kết hợp các phương pháp kích thích não phải và chụp hình nguyên từ Glenn Doman, Phonics kích thích tối đa tư duy và tiềm năng não trái, phương pháp đa giác quan Robert C. Tizer và học thông qua trò chơi.

>>> Xem thêm: Cho bé học tiếng Anh đúng cách - Mẹ đã biết? 

Video liên quan

Chủ Đề