Giải bài tập bài 19 sách giáo khoa hóa 9

Bài học này trình bày nội dung: Sắt. Dựa vào cấu trúc SGK hóa học lớp 9, Tech12h sẽ tóm tắt lại hệ thống lý thuyết và hướng dẫn giải các bài tập 1 cách chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng rằng, đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập tốt hơn.

Giải bài tập bài 19 sách giáo khoa hóa 9

A – KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I.Tính chất vật lí

Sắt là kim loại màu trắng xám có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhưng kém hơn nhôm. Sắt có tính nhiễm từ.

II.Tính chất hóa học

1.Tác dụng với phi kim

Tác dụng với oxi tạo ra oxit sắt từ:

3Fe + 2O2 →(to) Fe3O4

Tác dụng với clo tạo thành sắt (III) clorua

2Fe + 3Cl2 →(to) 2FeCl3

Tác dụng với phi kim khác tạo thành muối.

2.Tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối sắt (II) và giải phóng khí H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑

Chú ý: Sắt không phản ứng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc , nguội.

3.Tác dụng với dung dịch muối

Sắt tác dụng với dung dịch muối của kim loại kém hoạt động hơn tạo thành muối mới và kim loại mới.

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1.(Trang 60 SGK)

Sắt có những tính chất hoá học nào ? Viết các phương trình hoá học minh hoạ.

Câu 2.(Trang 60 SGK)

Từ sắt và các hoá chất cần thiết, hãy viết các phương trình hoá học để thu được các oxit riêng biệt: Fe3O4, Fe2O3 và ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có.

Câu 3.(Trang 60 SGK)

Có bột kim loại sắt lẫn tạp chất nhôm. Hãy nêu phương pháp làm sạch sắt.

Câu 4.(Trang 60 SGK)

Sắt tác dụng được với chất nào sau đây ?

  1. Dung dịch muối Cu(NO3)2 ;
  1. H2SO4 đặc, nguội;
  1. Khí Cl2 ;
  1. Dung dịch ZnSO4.

Viết các phương trình hoá học và ghi điều kiện, nếu có.

Câu 5.(Trang 60 SGK)

Ngâm bột sắt dư trong 10 ml dung dịch đồng sunfat 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc được chất rắn A và dung dịch B.

Giải Sách bài tập Hóa học 9 bài 19: Sắt được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Hóa học 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

Bài 19.1 trang 23 Sách bài tập Hóa học 9: Muối Fe (III) được tạo thành khi cho Fe tác dụng với dung dịch

  1. HNO3 (loãng, dư); B. H2SO4 loãng;
  1. HCl; D. CuSO4

Lời giải:

Đáp án A.

Bài 19.2 trang 23 Sách bài tập Hóa học 9: Cho các kim loại: Ni, Fe, Cu, Zn; số kim loại tác dụng được với dung dịch Pb(NO3)2 là

  1. 1; B. 2; C. 3; D. 4.

Lời giải:

Đáp án C.

Bài 19.3 trang 24 Sách bài tập Hóa học 9: Dung dịch FeSO4 và dung dịch CuSO4 đều tác dụng được với kim loại

  1. Ag; B. Fe; C. Cu; D. Zn.

Lời giải:

Đáp án D.

Bài 19.4 trang 24 Sách bài tập Hóa học 9: a) Tại sao những kim loại như sắt, nhôm không có ở dạng đơn chất trong vỏ Trái Đất?

  1. Hãy nêu phương pháp hoá học để nhận biết ba kim loại: sắt, nhôm và đồng. Viết các phương trình hoá học.

Lời giải:

  1. Al, Fe là kim loại hoạt động hoá học mạnh nên chúng chỉ tồn tại dưới dạng hợp chất.
  1. Dùng dung dịch kiềm (thí dụ NaOH):

- Cho 3 kim loại tác dụng với dung dịch NaOH, kim loại nào tác dụng với NaOH cho khí H2 bay ra là Al.

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

- Cho 2 kim loại còn lại tác dụng với dung dịch HCl, kim loại nào cho khí H2 bay ra là Fe, còn Cu không phản ứng.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Bài 19.5 trang 24 Sách bài tập Hóa học 9: Ở Việt Nam có những loại quặng sắt nào? Viết công thức hoá học và cho biết địa điểm của những loại quặng đó.

Lời giải:

Ở Việt Nam có loại quặng hematit (Fe2O3) ở Trại Cau, tỉnh Thái Nguyên.. Vì vậy, nước ta đã xây dựng khu công nghiệp gang - thép ở Thái Nguyên...

Bài 19.6 trang 24 Sách bài tập Hóa học 9: Viết các phương trình hoá học thực hiện dãy chuyển đổi hoá học sau:

Giải bài tập bài 19 sách giáo khoa hóa 9

Lời giải:

(1) 2Fe + 3Cl2 to→ 2FeCl3

(2) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

(3) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

(4) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

(5) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

(6) FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

(7) Fe(OH)2 + H2SO4 → FeSO4 + 2H2O

(8) FeSO4 + Zn → ZnSO4 + Fe

Bài 19.7 trang 24 Sách bài tập Hóa học 9: Có hỗn hợp bột kim loại gồm sắt và đồng. Trình bày phương pháp tách riêng mỗi kim loại.

Lời giải:

Cho hỗn hợp bột kim loại sắt và đồng vào dung dịch HCl, đồng không tác dụng. Đem lọc hỗn hợp sau phản ứng, ta được đồng và dung dịch nước lọc.

Cu + HCl → không phản ứng.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.

Cho Zn vào dung dịch nước lọc, sau phản ứng thu được Fe:

Zn + FeCl2 → ZnCl2 + Fe

Bài 19.8 trang 24 Sách bài tập Hóa học 9: Cho các kim loại sau: đồng, sắt, nhôm, bạc. Cho biết các kim loại thoả mãn những trường hợp sau:

  1. Không tan trong dung dịch axit clohiđric và dung dịch axit suníuric loãng.
  1. Tác dụng được với dung dịch axit và dung dịch kiềm.
  1. Đẩy được đồng ra khỏi dung dịch muối đồng.

Lời giải:

Bài 19.8 trang 24 Sách bài tập Hóa học 9: Cho các kim loại sau: đồng, sắt, nhôm, bạc. Cho biết các kim loại thoả mãn những trường hợp sau:

  1. Không tan trong dung dịch axit clohiđric và dung dịch axit suníuric loãng.
  1. Tác dụng được với dung dịch axit và dung dịch kiềm.
  1. Đẩy được đồng ra khỏi dung dịch muối đồng.

Lời giải:

  1. Đồng, bạc không tan trong dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 loãng.
  1. Nhôm tan được trong dung dịch axit và dung dịch kiềm.

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

2Al + 2NaOH + 2H20 → 2NaAlO2 + 3H2

  1. Sắt và nhôm đẩy được đồng ra khỏi dung dịch muối đồng:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu

Bài 19.9 trang 24 Sách bài tập Hóa học 9: Cho 7,2 gam một oxit sắt tác dụng với dung dịch axit HCl có dư. Sau phản ứng thu được 12,7 gam một muối khan. Tim công thức oxit sắt đó.

Lời giải:

FexOy + 2yHCl → xFeCl2y/x + yH20

Theo phương trình: (56x + 16y) gam cho (56x + 71y) gam muối

Theo đề bài: 7,2 gam cho 12,7 gam

Giải ra, ta có: x/y = 1/1. Công thức oxit sắt là FeO.

Bài 19.10 trang 24 Sách bài tập Hóa học 9: Hoà tan hoàn toàn 0,56 gam sắt bằng dung dịch H2SO4 loãng 19,6% vừa đủ.

  1. Viết phương trình hoá học
  1. Tính khối lượng muối tạo thành và thể tích khí hiđro sinh ra (đktc).
  1. Cần bao nhiêu gam dung dịch H2SO4 loãng nói trên để hoà tan sắt?

Lời giải:

nFe = 0,56/56 = 0,01 mol

  1. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

\= nFe = 0,01

  1. Khối lượng muối FeSO4 tạo thành là: 0,01 x 152 = 1,52 (gam).

Thể tích khí hiđro sinh ra: 0,01 x 22,4 = 0,224 (lít).

  1. Khối lượng H2SO4 cần dùng: 100 gam dd có 19,6 gam H2SO4 nguyên chất

Bài 19.11 trang 24 Sách bài tập Hóa học 9: Cho lá sắt có khối lượng 5,6 gam vào dung dịch đồng sunfat. Sau một thời gian, nhấc lá sắt ra, rửa nhẹ, làm khô và cân thấy khối lượng lá sắt là 6,4 gam. Khối lượng muối sắt được tạo thành là

  1. 30,4 gam; B. 15,2 gam; C. 12,5 gam; D. 14,6 gam.

Lời giải:

Đáp án B.

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

1 mol Fe sau phản ứng tạo 1 mol Cu khối lượng tăng lên 8g

0,1 mol Fe sau phản ứng tạo 0,1 mol Cu khối lượng tăng lên 0,8g

\= 0,1 x 152 = 15,2g

Bài 19.12 trang 25 Sách bài tập Hóa học 9: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau;

Giải bài tập bài 19 sách giáo khoa hóa 9

Lời giải:

(1) Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

(2) Fe2O3 + H2 → 2Fe + 3H2O

(3) 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

(4) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Bài 19.13 trang 25 Sách bài tập Hóa học 9: Cho m gam hỗn hợp Fe và Zn tác dụng vừa hết với 1 lít dung dịch HCl 2,5M (D = 1,19 g/ml) thấy thoát ra một chất khí và thu được 1200 gam dung dịch. Xác định giá trị của m.

Lời giải:

mdd HCl = 1000.1,19 = 1190 g

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mhh + 1190 = 1200 +

Phương trình hóa học của phản ứng:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Qua phương trình hóa học trên, ta nhận thấy:

\= 1/2nHCl; \= 2,5/2 = 1,25 mol

mhh = 1200 - 1190 +(1,25x2) = 12,5g

Bài 19.14 trang 25 Sách bài tập Hóa học 9: Cho hai mẩu Fe có khối lượng bằng nhau. Cho một mẩu hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HCl tạo 19,05 gam muối. Cho mẩu còn lại tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng thì khối lượng muối sunfat tạo ra là bao nhiêu?