Đồng phân cùng chức là gì

Câu hỏi: Đồng phân là những chất có cùng

A. công thức cấu tạo

B. công thức phân tử

C. tính chất hóa học

D. tính chất vật lý

Lời giải:

Đáp án đúng là : B. công thức phân tử

Giải thích:

Khái niệm: những chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử  là những chất đồng phân .

Cùng Top lời giải đi tìm hiểu chi tiết về đồng đẳng đồng phân nhé.

I. Định nghĩa đồng đẳng, đồng phân

Nói nôm na một cách đơn giản thì đồng đẳng là cùng một dãy hợp chất có cùng công thức tổng quát nhưng hơn kém nhau một nhóm CH2, còn đồng phân là những hợp chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức cấu tạo, dẫn tới tính chất hóa học khác nhau. Cụ thể như sau:

1. Đồng đẳng là gì?

Theo wikipedia, “dãy đồng đẳng là một dãy các hợp chất [bao gồm cả hữu cơ và vô cơ] với cùng một công thức tổng quát, với các tính chất hóa học tương tự do sự hiện diện của cùng một nhóm chức, và thể hiện các tính chất vật lý biến đổi dần dần do kết quả của việc tăng kích thước và khối lượng phân tử [xem phân tử lượng tương đối]. Các hợp chất trong cùng một dãy đồng đẳng khác nhau bằng một hay nhiều nhóm CH2“

- Sau đây là dãy đồng đẳng của các hidrocacbon

+ Ankan: CnH2n+2 [n≥1].

+ AnkenCnH2n[n≥2] .

+ Ankadien:CnH2n - 2[n≥3].

+ Ankin:CnH2n - 2[n≥2].

+ Dãy đồng đẳng của benzen:CnH2n - 6[n≥6]

Ví dụ: Dãy đồng đẳng của Ankan:  mêtan [CH4], êtan [C2H6], prôpan [C3H8], butan [C4H10], và pentan [C5H12]

2. Đồng phân là gì?

a. Khái niệm về đồng phân

- Đồng phân là các chất hữu cơ có cùng công thức phân tử nhưng cấu tạo khác nhau nên tính chất hóa học khác nhau.

- Cần chú ý phân biệt đồng phân cấu tạo và đồng phân lập thể [đồng phân cis – trans].

Đồng phân có 2 dạng: Đồng phân cấu tạo, đồng phân hình học

b. Đồng phân của các hidrocacbon

 * Ankan: CnH2n+2 [n ≥  1]. 

   - Chỉ có một loại đồng phân mạch cacbon

 * Anken: CnH2n [n ≥ 2] . 

 - Đồng phân xicloankan [n ≥ 3]

 - Đồng phân anken 

  + Đồng phân cấu tạo: 

    * Đồng phân vị trí liên kết đôi [n ≥ 4];

    * Đồng phân mạch C [n ≥ 4];

  + Đồng phân hình học.

    * Điều kiện để anken A - C[B] = C[X] - Y có đồng phân hình học: thì A # B và X # Y.

     * Đồng phân hình học gồm đồng phân cis và đồng phân trans:

        Đồng phân cis: mạch C chính cùng một phía của mặt phẳng chứa liên kết pi.

        Đồng phân trans: mạch C chính ở khác phía của mặt phẳng chứa liên kết pi.

* Ankadien: CnH2n - 2 [n ≥ 3]. 

 - Đồng phân ankin

 - Đồng phân ankađien

  + Đồng phân cấu tạo: 

    * Đồng phân vị trí liên kết đôi 

    * Đồng phân mạch C

  + Đồng phân hình học.

* Ankin: CnH2n - 2 [n ≥ 2]. 

 - Đồng phân ankin

  + Đồng phân cấu tạo: 

    * Đồng phân vị trí liên kết ba 

    * Đồng phân mạch C

 - Đồng phân ankađien

* Dãy đồng đẳng của benzen: CnH2n - 6  [n ≥ 6]

 - Đồng phân cấu tạo: 

  + Đồng phân mạch nhánh.

  + Đồng phân vị trí nhánh trên vòng.

3. Sự khác biệt giữa đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học là gì?

    Hai nhóm đồng phân chính là đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học. Sự khác biệt cơ bản giữa đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học là các đồng phân cấu tạo có cùng công thức hóa học, nhưng cách sắp xếp nguyên tử khác nhau trong khi đồng phân hình học có cùng công thức hóa học và cách sắp xếp nguyên tử, nhưng cách sắp xếp không gian khác nhau. Hơn nữa, đồng phân cấu tạo có cách sắp xếp nguyên tử khác nhau trong khi đồng phân hình học có cùng cách sắp xếp các nguyên tử.

    Hơn nữa, sự khác biệt nói trên dẫn đến sự khác biệt quan trọng giữa đồng phân cấu trúc và đồng phân hình học. Đó là; các đồng phân cấu tạo có các tính chất hóa học và vật lý rất khác nhau trong khi các đồng phân hình học có các tính chất hóa học và vật lý tương đối gần nhau.

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 11 hay nhất

Bạn đang quan tâm đến đồng phân là gì phải không? Nào hãy cùng SAIGONCANTHO theo dõi bài viết này ngay sau đây nhé, vì nó vô cùng thú vị và hay đấy!

Khi tìm hiểu về một hợp chất, chúng ta luôn phải biết 4 khái niệm quan trọng: công thức phân tử, công thức cấu tạo của hợp chất đó là gì? đồng đẳng là gì? đồng phân là gì? đây là 4 khái niệm rất là quan trọng ở trong hóa học hữa cơ. Về 2 khái niệm đầu chúng ta đã được học và biết trong những bài trước, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về 2 khái niệm còn lại.

Bạn đang xem: đồng phân là gì

Định nghĩa đồng đẳng, đồng phân

Nói nôm na một cách đơn giản thì đồng đẳng là cùng một dãy hợp chất có cùng công thức tổng quát nhưng hơn kém nhau một nhóm CH2, còn đồng phân là những hợp chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức cấu tạo, dẫn tới tính chất hóa học khác nhau. Cụ thể như sau:

Đồng đẳng là gì?

Theo wikipedia, “dãy đồng đẳng là một dãy các hợp chất [bao gồm cả hữu cơ và vô cơ] với cùng một công thức tổng quát, với các tính chất hóa học tương tự do sự hiện diện của cùng một nhóm chức, và thể hiện các tính chất vật lý biến đổi dần dần do kết quả của việc tăng kích thước và khối lượng phân tử [xem phân tử lượng tương đối]. Các hợp chất trong cùng một dãy đồng đẳng khác nhau bằng một hay nhiều nhóm CH2“

Ví dụ: Dãy đồng đẳng của Ankan: mêtan [CH4], êtan [C2H6], prôpan [C3H8], butan [C4H10], và pentan [C5H12]

Đồng phân là gì?

Theo Wikipedia định nghĩa “các đồng phân là các phân tử với cùng công thức hóa học tổng quát. Điều đó tương tự như việc coi chúng có công thức cấu trúc [công thức hóa học khai triển] khác nhau. Các chất đồng phân không nhất thiết có cùng tính chất hóa học trừ khi chúng có cùng nhóm chức”.

Đồng phân có 2 dạng: Đồng phân cấu tạo, đồng phân hình học

Đồng phân cấu tạo

– Đồng phân mạch các bon [ Mạch không nhánh, mạch có nhánh, mạch vòng]

– Đồng phân nhóm chức

– Đồng phân vị trí [ vị trí liên kết bội, vị trí nhóm chức]

Đồng phân hình học

– Đồng phân cis – trans

Công thức tính nhanh một số đồng phân thường gặp

Các nhóm chức thường gặp và số liên kết của nhóm chức

Bài tập vận dụng

Câu 1: Trong số các chất: C3H8, C3H7Cl, C3H8O, C3H9N. Chất nào liệt kê có nhiều đồng phân nhất?

A. C3H7Cl B. C3H8O C. C3H8 D. C3H9N

Câu 2: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H4O2. Tổng số đồng phân mạch hở có thể có của X là:

A. 3 B. 1 C. 2 D. 4

Câu 3: Cho các chất sau đây: CH2=CH-CH2-CH2-CH=CH2 ; CH2=CH-CH=CH-CH2-CH3 ; CH3-C[CH3]=CH-CH3; CH2=CH-CH2– CH=CH2 . Số chất có đồng phân hình học là bao nhiêu?

A. 2 B. 3 C. 1 D. 4

Câu 4: Phân tích thành phần một ancol đơn chức X sẽ thu được kết quả là Tổng khối lượng của cacbon và hiđro gấp 3,625 lần khối lượng của oxi. Số đồng phân của X sẽ là:

A. 3 B. 4 C. 2 D. 1

Câu 5: Số lượng ancol bậc hai, no, đơn chức, mạch hở là đồng phân cấu tạo của nhau mà phân tử của chúng có phần trăm theo khối lượng của cacbon bằng 68,18%?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 6: Chất hữu cơ X công thức phân tử C6H6 mạch hở, không phân nhánh. Biết 1 mol X khi tác dụng AgNO3/NH3 dư sẽ tạo 292g kết tủa. Số đồng phân của X là bao nhiêu:

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 7: Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở có chung công thức phân tử C5H10O2, phản ứng được với dung dịch NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là bao nhiêu

A. 4 B. 5 C. 8 D. 9

Câu 8: Chất hữu cơ X [chứa C, H, O] có phân tử khối bằng 74 đvC.

Xem thêm: Soạn Mĩ Thuật Lớp 7 Bài 4: Vẽ Tranh Phong Cảnh Đơn Giản Lớp 7

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Xây Dựng Thực Đơn Dinh Dưỡng Cho Người Tập Gym Chi Tiết Nhất

Số lượng các chất có cấu tạo mạch hở ứng với công thức phân tử của X phản ứng được với NaOH là:

A. 2 B. 4 C. 3 D. 5

Câu 9: Hiđrocacbon X có chứa 16,28% khối lượng H trong phân tử. Vậy số đồng phân cấu tạo X sẽ là bao nhiêu:

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Câu 10: Hiđrocacbon X có tỉ khối hơi so với hiđro là 28. X có khả năng làm mất màu nước brom. Số đồng phân cấu tạo của X là:

A. 3 B. 1 C. 2 D. 4

Câu 11: Số lượng đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C6H10 tác dụng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa vàng là:

A. 4 B. 2 C. 1 D. 3

Câu 12: Chất X có công thức phân tử C7H8. Cho X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 thu được kết tủa Y. Phân tử khối của Y lớn hơn phân tử khối của X là 214 đvC. Số đồng phân cấu tạo có thể có của X là:

A. 2 B. 4 C. 5 D. 3

Câu 13: Khi cho brom tác dụng với hiđrocacbon X ta thu được sản phẩm có tỉ khối hơi so với oxi bằng 6,75. Số đồng phân của X là sẽ là:

A. 4 B. 3 C. 2 D. 1

Câu 14: Hãy cho biết có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có cùng công thức phân tử C5H10?

A. 5 B. 10 C. 11 D. 12

Câu 15: Chất nào sau đây có đồng phân hình học?

A. But – 2 – in B. But – 2 – en C. 1,2 – đicloetan D. 2 – clopropen

Đáp án: 

Sau khi đã tìm hiểu xong 2 khái niệm cơ bản là đồng đẳng là gì? đồng phân là gì? tùy thuộc vào từng bài toán cụ thể mà căn cứ vào điều kiện giả thiết để giới hạn các trường hợp có thể có sẽ giúp cho việc xác định số đồng phân chính xác và nhanh chóng.

Chuyên mục: Tin Tức

Chủ Đề