Đoạn trích diễn tả suy nghĩ của nhân vật tôi trong hoàn cảnh nào

1,

Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn “Nhưng ngôi sao xa xôi” được viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra vô cùng ác liệt, lúc đó tác giả từng là chiến sĩ thanh niên xung phong ở Trường Sơn.

Ý nghĩa nhan đề "Những ngôi sao xa xôi": Nhan đề những ngôi sao xa xôi gợi nhớ về những ngôi sao mà Phương Định đã từng nhớ lại, đó là khoảng thời gian yên bình mà cô được sống cùng gia đình mình. Tấm lòng của cô gái trẻ luôn luôn hướng về gia đình, quê hương. Nhan đề này còn muốn nói lên 3 cô thanh niên xung phong là những ngôi sao trên bầu trời rộng lớn, họ tỏa sáng những vẻ đẹp riêng lấp lánh, diệu kì. Họ là những ngôi sao kì diệu mà ai cũng phải cảm phục khi làm nhiệm vụ trên tuyến đường Trường Sơn. Nhan đề của truyện còn cho thấy vẻ đẹp trong tâm hồn của những con người thanh niên trẻ, ca ngợi phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam trong thời kì chiến tranh để bảo vệ Tổ quốc. Dù là truyện ngắn về chủ đề chiến tranh nhưng đọc qua tiêu đề người đọc không có cảm giác ác liệt, mất mát của cuộc chiến. Đó cũng là thành công của tác giả Minh Khuê khi đặt tiêu đề tác phẩm.

2,

Đoạn văn trên kể về nhân vật Phương Định- người xưng tôi trong hoàn cảnh đi phá bom. Phương Định không thấy sợ nữa vì cô cảm giác được ánh mắt của những anh cao xạ đang dõi theo mình. Cô không thấy sợ nữa vì cô có lòng dũng cảm trong chiến đấu, cô tin vào chính mình và tin vào chính đồng đội của mình

3,

Thành phần biệt lập tình thái: chắc

4,

Câu "Qủa bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất" là câu ghép

Qủa bom / nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu / vùi xuống đất

  CN1                                    VN1                               CN2               VN2

5,

Tâm lý của nhân vật Phương Định trong một lần phá bom đã được tác giả Lê Minh Khuê miêu tả cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác. Thật vậy, diễn biến tâm lý trong hoàn cảnh phá bom của nhân vật Phương Định cũng góp phần thể hiện được những phẩm chất quý báu của nhân vật. Đầu tiên, khi đến gần quả bom, tâm lý của Phương Định là có một chút lo lắng. Qua những nhận định về thực tại của cô như: "Vắng lặng đến phát sợ, cây còn lại xơ xác. Đất nóng, khối đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa", người đọc có thể cảm thấy được một khung cảnh ác liệt của chiến trường. Khi ấy, Phương Định tuy có chút lo lắng; nhưng rồi bằng tất cả lòng can đảm, tin tưởng vào chính mình và đồng đội, cô quyết định sẽ không đi khom, không sợ hãi. Điều này cho thấy được lòng tự tôn và bản lĩnh dũng cảm của cô gái trẻ. Thứ hai, diễn biến tâm lý của cô lúc phá bom cũng được miêu tả rất chi tiết. Cô bắt tay vào làm công việc thường ngày của mình: Phá bom. Những câu văn của nhà văn Lê Minh Khuê đã miêu tả vô cùng chân thực những tâm trạng của nhân vật "Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào mỏ quả bom....Tôi rùng mình và thấy tại sao mình làm quá chậm...Vỏ quả bom nóng một dấy hiêu chẳng lành” hay“ Thần chết là một tay không thích đùa..." Từ đây, người đọc có thể thấy được sự nguy hiểm của công việc phá bom và tâm lý gai góc, dũng cảm, kiên cường của Phương Định qua những câu văn chi tiết của nhà văn. Cuối cùng, tâm lý của Phương Định còn được thể hiện qua việc cô chờ bom nổ. Chao ôi, lúc này thứ mà cô quan tâm là liệu bom có nổ không, liệu nhiệm vụ có được hoàn thành không chứ không phải mạng sống của mình nữa! Điều này cho thấy được thái độ quả cảm và tinh thần trách nhiệm của Phương Định. Tóm lại, diễn biến tâm trạng của Phương Định đã được tác giả thể hiện vô cùng sâu sắc và chi tiết

*** Phép thế: Lê Minh Khuê bằng "tác giả"

*** Câu cảm thán được in đậm

6,

Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng

Đoạn trích diễn tả suy nghĩ của nhân vật tôi trong hoàn cảnh nào

100 điểm

tam nguyen

Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên là ai? Trong đoạn trích, tác giả miêu tả nhân vật ấy đang làm công việc gì? Qua công việc đó, nhân vật đã bộc lộ những vẻ đẹp phẩm chất nào? Đọc đoạn văn sau vá thực hiện các yêu cầu dưới đây: “Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng ỉành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.” (Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê)

Tổng hợp câu trả lời (1)

Công vỉệc và phẩm chất của nhân vật “tôi” trong đoạn văn: - Nhân vật “tôi” là Phương Định - Tác giả miêu tả nhân vật đang chuẩn bị và phá bom trên cao điểm. - Vẻ đẹp phẩm chất: gan dạ, dũng cảm, bình tĩnh, tự tin.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng biến đổi khí hậu
  • Lời giải thích của tác giả giúp chúng ta hiểu thêm về ý nghĩa ẩn dụ được nói đến ở khổ thơ em vừa chép. Trình bày ý nghĩa ẩn dụ đó? Đọc và trả lời các câu hỏi sau: Trong một phỏng vấn gần đây về bài thơ “Sang Thu”, Hữu Thỉnh đã giải thích: “Sấm là những khó khăn thử thách mà dân tộc Việt Nam đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Còn hàng cây là hình ảnh đất nước, dân tộc ta vững vàng vượt qua thử thách. Trải qua bao thử thách ác liệt của bom đạn, chúng ta không còn sợ bất cứ thế lực nào, vững vàng vượt ỉên phía trước trong công cuộc xây dựng đất nước.”
  • Cho biết hiệu quả của nghệ thuật được sử dụng
  • Tìm một câu rút gọn có trong đoạn văn và chỉ rõ cách rút gọn? Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: "Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước...Lại còn bao nhiêu người làng tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?" (Trích Ngữ văn 9 – tập 1)
  • Qua lời tâm tình của đoạn thơ, người cha mong ước ở con cách sống như thế nào? Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: … “Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”… (Theo Ngữ Văn 9, tập hai, trang 72, NXB Giáo dục, 2007)
  • Theo tác giả hành trang quan trọng nhất cần chuẩn bị khi bước vào thế kỉ mới là gì?Tại sao ? Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau : “ Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới. Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới. Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỷ tới mà ai cũng phải thừa nhận ra rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.” (Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan-Ngữ văn 9, tập II, NXBGD VN 2015)
  • Hình ảnh ngõ trong đoạn thơ trên có thể hiểu là cầu nối thời gian giữa hai mùa. Trong khồ thứ hai của bài “Sang thu” cũng có một hình ảnh mang ý nghĩa tương tự. Đó là hình ảnh nào? Nêu cảm nhận của em về hình ảnh đó. Mở đầu bài thơ “Sang thu”, Hữu Thỉnh viết: “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về.”
  • Phân tích 3 khổ thơ đầu của bài đoàn thuyền đánh cá
  • Sự khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình - tình cha con - qua hai tác phẩm: “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng và “Nói với con” của Y Phương.
  • Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào?

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 9 hay nhất

xem thêm