Đi cầu mỗi ngày có tốt không

Đi cầu là nhu cầu cần thiết của cơ thể nhằm đào thải các chất dư thừa ra khỏi cơ thể. Số lần đi tiêu diễn ra hàng ngày với tần suất nhất định. Tuy nhiên, do nguyên nhân nào đó khiến bạn đi ngoài nhiều lần trong ngày thì rất có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về sức khỏe mà bạn cần chú ý. Vậy đi cầu 3 lần trong ngày có bất thường hay không? Cùng giải đáp câu hỏi này qua những thông tin sau đây nhé.

Đi cầu mỗi ngày có tốt không

Mục lục

Đi cầu ngày 3 lần có tốt không?

Thực tế, không có một quy ước cụ thể nào về số lần đi cầu trong ngày bởi thói quen đi đại tiện của mỗi người khác nhau. Có thể với người này đi đại tiện ngày 3 lần là bình thường nhưng đối với người khác thì đây là biểu hiện bất thường về sức khỏe. Mỗi người sẽ có một thể trạng, chế độ ăn uống, vận động khác nhau nên thói quen đi vệ sinh cũng không giống nhau.

Có người đi đại tiện 1 lần/ngày, có người 2 lần/ngày nhưng cũng có người đi 3 lần/ngày. Và cũng có người vài ngày mới đi đại tiện một lần. Tuy nhiên, đi ngoài từ 3 lần/ngày tới 3 lần/tuần được coi là tần suất bình thường.

Nếu bạn đi cầu ngày 3 lần và xuất hiện thường xuyên sau khi bổ sung tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, tập luyện thể dục thể thao đều đặn thì đây là tín hiệu tốt. Điều này chứng tỏ rằng cơ thể của bạn khỏe mạnh, hệ tiêu hóa hấp thụ các dưỡng chất nên các chất thải được đào thải ra khỏi cơ thể nhanh hơn.

Tuy nhiên, nếu đại tiện 1 ngày 3 lần kèm theo các dấu hiệu bất thường như cơ thể mệt mỏi, chướng bụng, khó tiêu, suy nhược cơ thể…cho thấy dấu hiệu sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Bạn cần thăm khám để tìm nguyên nhân, cách khắc phục ngay.

Đi cầu 3 lần/ngày là bình thường nếu không xuất hiện các triệu chứng bất thường khác kèm theo. Đại tiện 3 lần/ngày được coi là bất thường nếu kéo dài kèm theo các triệu chứng chẳng hạn như khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, đi ngoài ra máu, cơ thể mệt mỏi…

☛ Đọc thêm: Đi cầu đau rát hậu môn do đâu? Cách khắc phục

Nguyên nhân gây đi cầu ngày 3 lần

Đi cầu 3 lần trong ngày có thể do thay đổi thói quen sinh hoạt hoặc là biểu hiện của một số tình trạng khác nghiêm trọng hơn. Sau đây là một số nguyên nhân khiến bạn bị đi cầu nhiều lần trong ngày.

Tập thể dục thường xuyên hoặc tăng cường độ tập luyện mỗi ngày: Thường xuyên tập thể dục hoặc nâng cao cường độ luyện tập thì sau một thời gian bạn đi đại tiện nhiều hơn bình thường. Điều này được giải thích như sau: Tập thể dục làm tăng co cơ trơn trong ruột kích thích chất thải nhanh hơn gấp đôi so với bình thường làm bạn đi tiêu nhiều hơn.

Đi cầu mỗi ngày có tốt không

Tăng cường độ tập luyện sau một thời gian làm bạn đi đại tiện nhiều lần hơn.

Chế độ dinh dưỡng thay đổi: Chế độ ăn uống hàng ngày với nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt giúp tăng cường hệ tiêu hóa. Những thực phẩm này giàu chất xơ thúc đẩy quá trình tiêu hóa của bạn.

Nhiễm virus hay vi khuẩn: Một số loại virus như rotavirus, adenovirus, caliciviruses, astrovirus…Đại tiện nhiều lần cũng có thể do các loại ký sinh trùng gây bệnh như giardia lamblia, entamoeba histolytica và cryptosporidium…

Do thuốc: Một số loại thuốc đặc biệt là thuốc kháng sinh, thuốc trầm cảm…cũng có thể gây ra tình trạng đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài phân nước…

Căng thẳng, mệt mỏi: Những người phải đối mặt với căng thẳng thường xuyên, suy nghĩ nhiều cũng thường xuất hiện tình trạng đi tiêu nhiều lần trong ngày, thậm chí nhiều hơn 3 lần/ngày.

Chu kỳ kinh nguyệt: Sự thay đổi hormone trong những ngày đèn đỏ gây ra hiện tượng đi cầu 3 lần/ngày, phân lỏng hơn so với bình thường. Và điều này là hoàn toàn bình thường.

Ngộ độc thực phẩm: Sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, ôi thiu khiến đường ruột bị kích thích, hệ tiêu hóa gặp vấn đề khiến bạn bị đi cầu nhiều lần trong ngày.

Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột: Điều này xảy ra do mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột gây giảm hấp thu, tăng nhu động ruột gây đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng, nát hoặc phân sống.

Hội chứng ruột bị kích thích (IBS): Hay còn có tên gọi khác là ruột kích thích hay đại tràng co thắt. Đây là bệnh lý khá phổ biến hiện nay mà bạn không nên chủ quan. Nguyên nhân gây bệnh đến từ thói quen ăn uống thất thường, ăn thực phẩm lạ hoặc dùng thuốc khiến hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng. Nhu động ruột tăng gây đi ngoài nhiều lần, phân lỏng nát hoặc sống phân.

Đi cầu mỗi ngày có tốt không

Hội chứng ruột kích thích thường khiến người bệnh bị đau bụng, đi ngoài nhiều hơn 2 lần/ngày, thể trạng phân thay đổi (phân không thành khuôn, bị nát, dẹt, lỏng). Đau quặn bụng khiến người bệnh phải đi ngoài sau khi ăn, sau khi đi đại tiện có cảm giác dễ chịu hơn.

Viêm loét dạ dày: Đi cầu 3 lần/ngày cũng có thể là dấu hiệu của viêm loét dạ dày. Nguyên nhân do thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh. Người bệnh còn có các triệu chứng khác kèm theo như cảm giác buồn nôn, đau bụng, ợ hơi khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi.

Viêm đại tràng: Nếu bị đi cầu 3 lần/ngày cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc viêm đại tràng. Viêm đại tràng gây tổn thương hoặc các vết loét tại niêm mạc đại tràng khiến người bệnh thay đổi số lần đi cầu, bụng chướng hơi, khó tiêu, cơ thể mệt mỏi, không có tinh thần làm việc hay học tập…

Ung thư trực tràng: Đây là bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Bệnh xuất hiện do các tế bào đột biến phát triển, xâm lấn tế bào bình thường. Người bệnh không có triệu chứng rõ ràng, nhưng càng về sau các triệu chứng xuất hiện rõ rệt hơn như thói quen đại tiện thay đổi (đi cầu nhiều lần trong ngày, phân có lẫn máu…), đau bụng kèm sốt, nôn mửa, đau thượng vị (kèm theo triệu chứng như ợ chua, ợ hơi, chướng bụng, bụng đau âm ỉ…).

Thông tin xem thêm:

  • Đi ngoài ra chất nhầy (màu vàng, hồng, đỏ) là bệnh gì?
  • Ăn sáng xong bị đau bụng đi ngoài do đâu? Cách cải thiện?

Làm gì khi bị đi cầu nhiều lần trong ngày?

Đi đại tiện theo cơ chế sinh học của cơ thể đều đặn và thường xuyên là biểu hiện cho thấy rằng hệ tiêu hóa hoạt động bình thường. Tuy nhiên, nếu đi cầu nhiều lần trong ngày lại không phải là điều tốt. Để cải thiện điều này cần lưu ý một số điểm như sau:

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Đi cầu mỗi ngày có tốt không

  • Những thực phẩm nên ăn như thực phẩm chứa chất xơ và dễ tiêu hóa như rau củ quả, trái cây tươi…Bổ sung những thực phẩm có tính nhuận tràng như khoai lang, chuối, sữa, bơ…Bổ sung thực phẩm chứa vitamin nhóm B như ngũ cốc, đu đủ nhằm kích thích nhu động ruột.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể, mỗi ngày nên uống 2 – 2,5 lít nước nhất là vào buổi sáng sớm trước khi tỉnh dậy. Uống nước không chỉ giúp làm mềm phân, giảm bớt ma sát giữa niêm mạc ống tiêu hóa với khối phân khi phân di chuyển trong đường ruột.
  • Tránh ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, món chiên xào, thực phẩm cay nóng hoặc các loại đồ uống gây ảnh hưởng tới nhu động ruột như rượu bia, cà phê, nước chè…
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng và tiêu hóa, giảm gánh nặng tiêu hóa cho cơ quan này đặc biệt là ruột già.

Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Ngoài việc chú ý ăn uống để cải thiện tình trạng đi cầu nhiều lần trong ngày, người bệnh nên có chế độ vận động hợp lý mỗi ngày bằng cách:

  • Tập luyện đều đặn bằng các bài tập đơn giản như đi bộ, yoga, chạy bộ…
  • Ngủ đủ giấc, đi ngủ đúng giờ và dậy sớm…để hình thành thói quen khoa học.
  • Tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định trong ngày. Nên đi đại tiện vào buổi sáng và không nên nhịn đại tiện quá lâu.

Chú ý vệ sinh cá nhân

Đi cầu nhiều lần trong ngày, cơ thể gặp phải tình trạng lạnh bụng nên bạn cần giữ ấm phần bụng. Bên cạnh đó, mỗi lần đi đại tiện bạn cần vệ sinh vùng chậu gần hậu môn sạch sẽ để giảm sự cọ xát và va chạm gây tổn thương bên ngoài.

Không tự ý dùng thuốc điều trị

Đi cầu mỗi ngày có tốt không

Không nên tự ý mua thuốc điều trị vì những loại thuốc này gây ảnh hưởng tới chu trình thải độc của cơ thể. Khi đi cầu ngày 3 lần diễn ra kéo dài bạn nên tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Khi nào thì bạn cần đến gặp bác sĩ?

Đi cầu 3 lần trong ngày cũng có thể do những nguyên nhân không đáng ngại như bổ sung quá nhiều chất xơ, nâng cao cường độ luyện tập. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân gây đi cầu 3 lần/ngày trở nên nguy hiểm nếu có các triệu chứng đi kèm như:

  • Đi cầu quá nhiều lần hay gọi là tiêu chảy.
  • Phân có hình dáng dẹp, hẹp hay phân lỏng, nước.
  • Đau bụng dữ dội kèm âm ỉ.
  • Phân có máu, chất nhầy hoặc có mủ.

Bạn hãy quan sát các dấu hiệu khi bị đi cầu 3 lần trong ngày nhằm biết cách phân biệt đi cầu bình thường và dấu hiệu bệnh lý. Nếu hiện tượng đi cầu 3 lần/ngày kéo dài hoặc nặng hơn bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Giải pháp cho người bệnh ngày đi cầu 3 lần bệnh đại tràng

Để cải thiện chứng đi ngoài nhiều lần trong ngày, người bệnh nên dùng sản phẩm Tràng Phục Linh. Trong đó, Tràng Phục Linh có hai loại là Tràng Phục Linh nhãn xanh và Tràng Phục Linh PLUS nhãn đỏ, là hai giải pháp chuyên biệt cho bệnh Đại tràng.

Đi cầu mỗi ngày có tốt không

Tràng Phục Linh (nhãn xanh) và Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) là hai giải pháp chuyên biệt cho bệnh Đại tràng

1 ngày đi đại tiện bao nhiêu lần là bình thường?

Tần suất đại tiện phổ biến nhất là 1 lần/ngày. Có những người đi đại tiện nhiều hơn - khoảng 2 – 3 lần/ ngày, hoặc ít hơn – khoảng 3 – 4 lần/ tuần vẫn được xem là bình thường.

Đi vệ sinh bao nhiêu lâu là tốt nhất?

Đi đại tiện trong khoảng 10-15 phút là tốt nhất, nếu lâu hơn chứng tỏ cơ thể gặp các vấn đề như stress hoặc táo bón do thiếu chất xơ. Đại tiện lâu không phải điều tốt. Bạn chỉ nên đi vệ sinh nếu thực sự có nhu cầu bởi nếu không, bạn sẽ tự ép cơ thể đẩy chất thải ra ngoài, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Đi vệ sinh thế nào là tốt nhất?

Phân tốt nhất nên có màu nâu sẫm hoặc chocolate sữa. Nếu phân màu đen, có thể ẩn chứa dấu hiệu máu trên đường tiêu hóa. Nếu phân màu vàng hoặc xanh lá cây, có thể do kém hấp thu chất béo hoặc có vấn đề với gan, túi mật. Màu sắc phân có thể tùy thuộc vào chế độ ăn.

Đi cầu nhiều là dấu hiệu của bệnh gì?

Triệu chứng đi ngoài nhiều lần trong ngày có thể là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột hoặc hội chứng ruột kích thích. Nếu có các biểu hiện đi kèm như tức nghẹn, nóng rát bụng thì có khả năng người bệnh đã bị trào ngược dạ dày hoặc viêm loét dạ dày.