Dĩ bất biến nghĩa là gì

Năm 1946, trước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp dự hội nghị Fontainebleau, Người đã có lời căn dặn cụ Huỳnh Thúc Kháng về kế sách quản lý, điều hành đất nước trong điều kiện chính quyền cách mạng còn non trẻ vừa mới ra đời đã phải đối mặt với thù trong giặc ngoài và đang ở tình thế “Nghìn cân treo sợi tóc” trước sự chống phá của các lực lượng phản động với câu nói nổi tiếng: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”.

Trong cuộc sống điều cốt yếu là ta phải nhận ra đâu là cái vĩnh hằng trong cái tạm thời, đâu là cái toàn bộ trong cái cục bộ, đâu là cái lâu dài trong cái trước mắt, đâu là cái bản chất trong cái hiện tượng, đâu là cái bất biến trong vô vàn cái vạn biến. Cái bất biến ở đây là sự kiên định, nhất quán, có tính nguyên tắc, quan điểm, lập trường thì kiên trì vững vàng, không thay đổi, không dao động. Biện pháp, bước đi, cách thức thì mềm dẻo linh hoạt, thiên biến vạn hóa cho phù hợp với hoàn cảnh, tình thế đổi thay khôn lường.

Hồ Chí Minh đã vận dụng triết lý“Dĩ bất biến, ứng vạn biến”rất đặc sắc và uyên thâm. Tuy triết lý này không được Người trình bày, giảng giải cụ thể nhưng xuyên suốt quá trình hoạt động cách mạng của mình Hồ Chí Minh đã vận dụng nó một cách sáng tạo từ những năm bôn ba tìm đường cứu nước đến suốt quá trình lãnh đạo nhân dân làm cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như khi Người ở cương vị là Chủ tịch nước, qua đó góp phần đưa sự nghiệp cách mạng nước ta đi đến thắng lợi.

Theo Hồ Chí Minh, có độc lập rồi phải lập tức xây dựng nhà nước dân chủ đích thực. Nghĩa là phải xây dựng một nhà nước kiểu mới thật sự của dân, do dân và vì dân. Trong tác phẩm “Dân vận” với bút danh X.Y.Z đăng trên báo Sự thật, số 120, ngày 15/10/1949, Người viết: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu quyền lợi đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Có như vậy mới đem lại tự do, hạnh phúc cho dân vì theo Người “Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập đó chẳng có ý nghĩa gì”.

Phát biểu trong buổi họp đầu tiên của Uỷ ban Nghiên cứu kế hoạch kiến quốc, Hồ Chí Minh khẳng định: “Chúng ta đã hy sinh phấn đấu giành độc lập. Chúng ta đã giành được rồi...Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”. Tất nhiên, việc đem lại hạnh phúc, giàu mạnh cho nhân dân không dễ dàng. Bác cho rằng thắng đế quốc, phong kiến còn tương đối dễ nhưng thắng bần cùng, nghèo nàn, lạc hậu còn khó hơn nhiều. Đây là cuộc chiến khó khăn nhất, sâu sắc nhất, gay go nhất, gian khổ nhất nhưng cũng vinh quang nhất. Vì vậy, khi “đã hy sinh làm cách mạng thì nên làm cho đến nơi để khỏi phải hy sinh nhiều lần, để dân chúng được hạnh phúc”. Khi cách mạng thành công thì người cán bộ phải đồng hành cùng nhân dân, phải biết hy sinh, là đầy tớ của nhân dân; phải lo cái lo trước dân và vui cái vui sau dân; việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh. Dân chủ là của quí báu nhất trên đời của dân. Xét ra cái gì không vì dân, làm tổn hại tới dân thì cái đó là xa lạ với dân chủ.

Ngày nay, sự nghiệp đổi mới đất nước đang đi vào chiều sâu và đạt được nhiều thành tựu to lớn, quan trọng trên nhiều lĩnh vực: Kinh tế không ngừng tăng trưởng bền vững, chính trị được giữ vững và ổn định, hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng thế và lực của Việt Nam không ngừng được nâng cao, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện...Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức đối với đất nước không hề giảm đi mà thậm chí còn gia tăng. Điều này càng đòi hỏi Đảng ta cần nhận thức sâu sắc hơn và quán triệt triết lý“Dĩ bất biến, ứng vạn biến”của Hồ Chí Minh trong thực hành dân chủ thì phải gần dân, bám dân, học dân, hỏi dân để hiểu dân, làm người đầy tớ trung thành tận tụy và người lãnh đạo sáng suốt của dân.

Nguyễn Thị Bích Hoàn
Trường Chính trị Tuyên Quang

Năm 1946, trước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp dự hội nghị Fontainebleau, Người đã có lời căn dặn cụ Huỳnh Thúc Kháng về kế sách quản lý, điều hành đất nước trong điều kiện chính quyền cách mạng còn non trẻ vừa mới ra đời đã phải đối mặt với thù trong giặc ngoài và đang ở tình thế “Nghìn cân treo sợi tóc” trước sự chống phá của các lực lượng phản động với câu nói nổi tiếng: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”.Trong cuộc sống điều cốt yếu là ta phải nhận ra đâu là cái vĩnh hằng trong cái tạm thời, đâu là cái toàn bộ trong cái cục bộ, đâu là cái lâu dài trong cái trước mắt, đâu là cái bản chất trong cái hiện tượng, đâu là cái bất biến trong vô vàn cái vạn biến. Cái bất biến ở đây là sự kiên định, nhất quán, có tính nguyên tắc, quan điểm, lập trường thì kiên trì vững vàng, không thay đổi, không dao động. Biện pháp, bước đi, cách thức thì mềm dẻo linh hoạt, thiên biến vạn hóa cho phù hợp với hoàn cảnh, tình thế đổi thay khôn lường. Hồ Chí Minh đã vận dụng triết lý“Dĩ bất biến, ứng vạn biến”rất đặc sắc và uyên thâm. Tuy triết lý này không được Người trình bày, giảng giải cụ thể nhưng xuyên suốt quá trình hoạt động cách mạng của mình Hồ Chí Minh đã vận dụng nó một cách sáng tạo từ những năm bôn ba tìm đường cứu nước đến suốt quá trình lãnh đạo nhân dân làm cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như khi Người ở cương vị là Chủ tịch nước, qua đó góp phần đưa sự nghiệp cách mạng nước ta đi đến thắng lợi. Theo Hồ Chí Minh, có độc lập rồi phải lập tức xây dựng nhà nước dân chủ đích thực. Nghĩa là phải xây dựng một nhà nước kiểu mới thật sự của dân, do dân và vì dân. Trong tác phẩm “Dân vận” với bút danh X.Y.Z đăng trên báo Sự thật, số 120, ngày 15/10/1949, Người viết: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu quyền lợi đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Có như vậy mới đem lại tự do, hạnh phúc cho dân vì theo Người “Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập đó chẳng có ý nghĩa gì”. Phát biểu trong buổi họp đầu tiên của Uỷ ban Nghiên cứu kế hoạch kiến quốc, Hồ Chí Minh khẳng định: “Chúng ta đã hy sinh phấn đấu giành độc lập. Chúng ta đã giành được rồi...Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”. Tất nhiên, việc đem lại hạnh phúc, giàu mạnh cho nhân dân không dễ dàng. Bác cho rằng thắng đế quốc, phong kiến còn tương đối dễ nhưng thắng bần cùng, nghèo nàn, lạc hậu còn khó hơn nhiều. Đây là cuộc chiến khó khăn nhất, sâu sắc nhất, gay go nhất, gian khổ nhất nhưng cũng vinh quang nhất. Vì vậy, khi “đã hy sinh làm cách mạng thì nên làm cho đến nơi để khỏi phải hy sinh nhiều lần, để dân chúng được hạnh phúc”. Khi cách mạng thành công thì người cán bộ phải đồng hành cùng nhân dân, phải biết hy sinh, là đầy tớ của nhân dân; phải lo cái lo trước dân và vui cái vui sau dân; việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh. Dân chủ là của quí báu nhất trên đời của dân. Xét ra cái gì không vì dân, làm tổn hại tới dân thì cái đó là xa lạ với dân chủ. Ngày nay, sự nghiệp đổi mới đất nước đang đi vào chiều sâu và đạt được nhiều thành tựu to lớn, quan trọng trên nhiều lĩnh vực: Kinh tế không ngừng tăng trưởng bền vững, chính trị được giữ vững và ổn định, hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng thế và lực của Việt Nam không ngừng được nâng cao, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện...Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức đối với đất nước không hề giảm đi mà thậm chí còn gia tăng. Điều này càng đòi hỏi Đảng ta cần nhận thức sâu sắc hơn và quán triệt triết lý“Dĩ bất biến, ứng vạn biến”của Hồ Chí Minh trong thực hành dân chủ thì phải gần dân, bám dân, học dân, hỏi dân để hiểu dân, làm người đầy tớ trung thành tận tụy và người lãnh đạo sáng suốt của dân. Nguyễn Thị Bích Hoàn Trường Chính trị Tuyên Quang

Các bài khác

  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao Đạo đức Cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân với nghị quyết TW 4 khóa XII của Đảng Cộng sản Việt Nam [18/01/2017]
  • Vai trò của Hồ Chí Minh trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước Việt Nam [09/01/2017]
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận trong tác phẩm " Đường Cách Mệnh" - giá trị thực tiễn và lý luận [07/01/2017]
  • Quyết tâm xây dựng đội ngũ cách mạng mẫu mực của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay [31/12/2016]
  • Vận dụng tư tưởng đoàn kết của Bác trong di chúc với công tác xây dựng Tổ chức Đoàn vững mạnh [20/12/2016]
  • “Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc” [05/12/2016]
  • ​Người cách mạng mẫu mực trong tư tưởng Hồ Chí Minh [04/12/2016]
  • Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi là niềm tin soi sáng cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta [04/12/2016]
  • ​Quan điểm của Đảng về xây dựng đạo đức mới cho thanh niên [04/12/2016]
  • ​Học tập phong cách quần chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh [04/12/2016]
Xem thêm »

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Video liên quan

Chủ Đề