Tapse là gì

07/09/2021 - 11:10 PMBS Nguyễn Đức Tỉnh 1267 Lượt xem

Siêu âm tim là gì?

Siêu âm tim là một hình thức của siêu âm, bác sỹ dùng để đánh giá chức năng hoạt động của quả tim của chúng ta, khi siêu âm tim bạn có thể biết được các thông số cơ bản như kích thước các buồng tim, chức năng hoạt động của tìm có bình thường hay bị giảm, các khối u bất thường trong tim, hoặc có thể phát hiện tình giạng nhồi máu cơ tim, siêu âm tim là kỹ thuật cận lâm sàng, thường do bác sỹ Tim mạch hoặc bác sỹ Chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh thực hiện sau khi được đào tạo chuyên sâu về siêu âm tim từ 3-6 tháng.

 

Hình ảnh siêu âm tim

Chỉ định siêu âm tim

Chỉ định siêu âm tim thường được áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Nhịp đập và kích thước tim to bất thường
  • Khi có cơn đau ngực không rõ nguyên nhân
  • Nhằm tầm soát bất thường bẩm sinh về tim
  • Khảo sát cấu trúc van tim, buồng tim, chức năng co bóp của thành tim
  • Đánh giá các huyết khối ở trong tim hoặc các mạch máu lớn cạnh tim
  • Chẩn đoán sàng lọc trước khi phẫu thuật tim nhằm biết rõ cấu trúc giải phẫu và chức năng của tim
  • Đánh giá cơ tim, các trường hợp nghi chèn ép tim cấp trong tràn dịch màng ngoài tim
  • Trong chấn thương ngực mà không loại trừ được có chấn thương tim hay không
  • Tầm soát tim trước khi thực hiện các phẫu thuật lớn ở cơ quan khác…..

 Xem thêm:

  • Thai chết lưu là gì, dấu hiệu nhận biết thai chết lưu
  • Siêu âm độ mờ da gáy như thế nào

Các loại siêu âm tim hiện nay

Chia theo vị trí khảo sát thì có:

  • Siêu âm tim qua thành ngực
  • Siêu âm tim qua thực quản

Chia theo kỹ thuật khảo sát thì có:

Hình ảnh siêu âm tim TM

  • Siêu âm tim có chất tương phản màu

Lưu ý khi đi làm siêu âm tim

  • Khi đi siêu âm tim bạn cần lưu ý gì? Có thể nói kỹ thuật siêu âm tim là một kỹ thuật khá chuyên sâu, trước khi thực hiện siêu âm tim bạn cần được khám lâm sàng bởi bác sỹ tim mạch, sau đó bạn sẽ được chỉ định siêu âm tim và các kỹ thuật cận lâm sàng khác như xét nghiệm máu, chụp XQ tim phổi , làm điện tim … nhằm đánh giá một cách tổng thể chứ không thể chỉ dựa vào kết quả siêu âm tim để chẩn đoán bệnh được.
  • Khi thực hiện siêu âm tim, bạn không cần phải chuẩn bị trước điều gì, tuy nhiên trước khi thực hiện hãy hít sâu thở đều, tránh trường hợp bị hồi hộp gây tăng nhịp tim quá mức gây ảnh hưởng sai lệch kết quả siêu âm tim.

ý nghĩa các chỉ số trong siêu âm tim

 

siêu âm tim PW

  • Ao: Động mạch chủ [Aorta]
  • LA: Nhĩ trái [Left Atrium]
  • RA: Nhĩ phải [Right Atrium]
  • LV: Thất trái [Left Ventricular]
  • RV: thất phải [Right Ventricular]
  • LVOT: buồng tống thất trái [left ventricular outflow tract]
  • RVOT: buồng tống thất phải [right ventricular outflow tract]
  • EF: phân suất tống máu [Ejection Fraction]
  • EF [teich]: phân suất tống máu theo phương pháp Teicholz
  • IVSd: Độ dày vách liên thất kỳ tâm trương [Interventricular Septal Diastolic]
  • IVSs: Độ dày vách liên thất kỳ tâm thu [Interventricular Septal Systolic]
  • LVEDd : Đường kính thất trái tâm trương [Left Ventricular End Diastolic Dimension]
  • LVEDs: Đường kính thất trái tâm thu [Left Ventricular End Systolic Dimension]
  • LVPWd: Độ dày thành sau thất trái tâm trương [Left ventricular posterior wall diastolic]
  • LVPWs: Độ dày thành sau thất trái tâm thu [Left ventricular posterior wall systolic]
  • EDV [Teich]: Thể tích cuối tâm trương theo phương pháp Teicholz [End diastolic Volume]
  • ESV [Teich]: Thể tích cuối tâm thu theo phương pháp Teicholz [ End-systolic volume]
  • SV [Teich]: Stroke Volume
  • Ann: Đường kính vòng van [Annular]
  • AML: Lá trước van hai lá [anterior mitral valve leaflet]
  • PML: Lá sau van hai lá [posterior mitral valve leaflet]
  • MVA: Đường kính lỗ van hai lá [mitral valve area]
  • PHT: Thời gian giảm nửa áp lực [Pressure half time]
  • TV: Van ba lá [Tricuspid Valve]
  • AnnTV: Đường kính vòng van ba lá [Annular Tricuspid Valve]
  • AV: Van động mạch chủ [Aortic Valve]
  • AoVA: Đường kính vòng van động mạch chủ
  • AoR: Đường kính xoang Valsalva
  • AoT: Động mạch chủ đoạn quai
  • AVA: Đường kính lỗ van động mạch chủ 

Chỉ số bình thường và bất thường trong siêu âm tim

A – NHĨ TRÁI

  • Đường kính nhĩ trái - Left atrial diameter [mm], Bình thường 30-40; giãn nhẹ 41-46; giãn vừa 47-52; giãn nhiều >52
  • Đường kính nhĩ trái theo diện tích da - Left atrial diameter/body surface [mm/m2], Bình thường 15-23; giãn nhẹ 24-26; giãn vừa 27-29; giãn nhiều >29
  • Thể tích nhĩ trái - Left atrial area [cm2], Bình thường 40
  • Thể tích nhĩ trái theo diện tích da - Left atrial volume/body surface [ml/m3], Bình thường ≤34
  • Đường kính trục ngắn nhĩ phải - Minor right atrial diameter [mm], Bình thường 29-45; giãn nhẹ 46-49; giãn vừa 50-54 ; giãn nhiều >54
  • Đường kính trúc ngắn nhĩ phải / diện tích da - Minor right atrial diameter/body surface [mm/m2], Bình thường: 19 ± 3 [1 SD]
  • Đường kính trục dài nhĩ phải - Major right atrial diameter/body surface [mm/m²], Bình thường: Nam 24 ± 3 [1 SD], Nữ 25 ± 3 [1 SD]
  • Thể tích nhĩ phải / diện tích da - Right atrial volume/body surface [ml/m²], Bình thường: Nam 25 ± 7 [1 SD],  Nữ 21 ± 6 [1 SD]

Các chỉ số bình thường:

IVSd:6-10mm

IVSs:6-13mm

LVEDd:40-60mm

LVEDs:20-40mm

LVPWd:6-11mm

LVPWs:6-13mm

EDV:nam65-155ml,nữ 55-110ml

ESV:nam20-60ml,nữ20-50ml

EF:≥55%

FS:28-42%

Phân suất tống máu – Ejection fraction [%]

  • Phân loại cổ điển cho cả hai giới: Bình thường ≥55; Bất thường nhẹ 45-54, vừa 30-44, nặng

Chủ Đề