Dha mở nắp để được bao lâu

Chào chuyên gia.cho tôi hỏi con tôi được 6 tháng bú hoàn toàn sữa mẹ nậng 11kg,tối ngủ hay đập chân tay sáng dậy lại khóc,tôi có mua lọ vitamin D kisout hồng [ ba lan] sáng nhỏ 1 giọt,như vậy có đủ liều không, lọ thuốc mở nấp bỏ vào ngân mát tu lạnh sủ dụng được bao nhiêu ngày, xin cảm ơn.

Câu trả lời

Chào bạn,

Với trẻ bú mẹ hoàn toàn thì khuyến cáo bổ sung 400IU Vitamin D/ngày cho trẻ. Theo  thông tin chúng tôi tra cứu được thì mỗi giọt kisout hồng chỉ cung cấp khoảng 60IU Vitamin D mà thôi. Nghĩa là bạn cần cho bé uống khoảng 7 giọt/ngày mới đáp ứng đủ nhu cầu.

Để đảm bảo chất lượng thì mỗi lọ thuốc mở ra chỉ nên dùng trong khoảng thời gian 3 tháng trở lại thôi bạn nhé. Nếu thấy lọ thuốc có biểu hiện vẩn đục thì không nên sử dụng.

Thân ái,

Sau khi mở nắp lọ thuốc, ta bảo quản thuốc theo như hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng. Ở phần hạn dùng, nhà sản xuất sẽ ghi hạn dùng sau khi mở nắp, ngày hết hạn. Chúng ta dùng thuốc trong khoảng thời gian nhà sản xuất đã khuyến cáo. Còn với các thuốc không có hướng dẫn cụ thể, ta bảo quản theo hướng dẫn chung sau:

- Đối với thuốc nhỏ mắt, mũi chúng ta chỉ dùng trong 14 ngày sau khi mở nắp.

- Đối với thuốc siro, hỗn dịch chứa kháng sinh, sau khi mở nắp, sử dụng trong 1 tuần nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng, sử dụng trong 10-14 ngày nếu bảo quản ở tủ lạnh.

- Đối vối thuốc siro, hỗn dịch không chứa kháng sinh, chỉ sử dụng trong 1 tháng sau khi mở nắp.

- Hỗn dịch tiêm insulin, bảo quản trong tủ lạnh [2 - 8 °C], không để đông lạnh. Sau khi mở lần đầu, không để trong tủ lạnh. Khi đang sử dụng, hạn dùng là 6 tuần khi bảo quản dưới 25°C hoặc 5 tuần khi bảo quản dưới 30°C.

- Đối với các thuốc nước dùng ngoài da như oxy già, thuốc sát trùng [Povidine,…] thì sau khi mở nắp, chỉ sử dụng trong 2 tháng.

Tuy nhiên, các thuốc sau khi mở nắp thì đã tiếp xúc với không khí, có thể bị oxy hóa, biến đổi cấu trúc,… và còn tùy thuộc vào cách chúng ta bảo quản nên khó nói chính xác thuốc dùng được bao lâu sau khi mở nắp. Nếu chúng ta quan sát thấy thuốc có mùi lạ, biến đổi màu sắc, hình dạng, trở nên đục, có cặn,… khác với dạng của thuốc lúc ban đầu thì ta nên dừng sử dụng thuốc đó cho dù vẫn còn hạn dùng. Ta chỉ nên dùng thuốc trong đợt điều trị, sau đó bỏ, không nên sử dụng thuốc kéo dài qua nhiều đợt điều trị. Để kiểm soát tốt, sau khi mở nắp, ta nên ghi ngày sử dụng trên vỏ thuốc để theo dõi, bảo quản được tốt hơn.

Nguồn: Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM

Các thuốc sử dụng đường uống dạng siro, dung dịch, hỗn dịch… được kê đơn điều trị ngoại trú rất phổ biến. Tuy nhiên, các bệnh nhân cho đến dược sĩ tư vấn trực tiếp tại nhà thuốc, quầy thuốc mới chỉ quan tâm đến hạn sử dụng kể từ ngày sản xuất. Một số thuốc trong tờ hướng dẫn sử dụng không có điều kiện bảo quản và thời hạn sử dụng thuốc sau khi mở nắp. Để tránh lãng phí và an toàn trong sử dụng thuốc, bài viết giúp nhân viên y tế nắm và hiểu rõ cách bảo quản và thời hạn sử dụng các thuốc đa liều.

1. Một số định nghĩa

Theo Dược điển Mỹ [The United States Pharmacopeia – USP] thuốc tiêm đa liều [multiple - dose vial - MDV], thuốc tiêm đơn liều [single - dose vial - SDV] và hạn sử dụng của thuốc sau khi mở nắp [beyond - use date] được định nghĩa như sau:

- Thuốc tiêm đa liều: là một vật chứa đa đơn vị [ví dụ như chai lọ] chế phẩm thuốc chỉ dùng theo đường tiêm và thường chứa chất bảo quản chống vi sinh vật. Bình [lọ] chứa thuốc đa liều được thiết kế để có thể rút thuốc nhiều lần khác nhau nhờ chúng có chứa chất bảo quản chống vi sinh vật.

- Thuốc tiêm đơn liều: là vật chứa một đơn vị chế phẩm thuốc dùng theo đường tiêm, được thiết kế để chỉ dùng 1 lần. Ví dụ lọ chứa thuốc tiêm đơn liều: bút tiêm đóng sẵn thuốc tiêm 1 lần. USP lưu ý rằng: “các lọ chứa thuốc tiêm đơn liều đã được mở ra hoặc chọc kim tiêm như ống tiêm, túi, chai lọ, xi ranh và các lọ chứa sản phẩm vô khuẩn…nên được sử dụng trong vòng 1 giờ nếu chúng được mở ra trong điều kiện chất lượng môi trường thấp hơn tiêu chuẩn ISO cấp 5 [phòng dược pha chế thuốc IV] và phần thuốc còn dư phải bỏ đi. Các lọ thuốc và xi lanh[bơm tiêm] chứa thuốc không nên bảo quản để sử dụng tiếp.

- Hạn sử dụng sau mở nắp: Nếu không có hướng dẫn đặc biệt của nhà sản xuất [ghi rõ hạn sử dụng sau khi mở nắp là bao nhiêu] thì USP định nghĩa hạn sử dụng của thuốc sau khi mở nắp là 28 ngày kể từ ngày vật chứa thuốc tiêm đa liều lần đầu tiên được mở [ví dụ như chọc kim tiêm]. Mọi thuốc tiêm đa liều nên được dán nhãn ngày hết hạn của nó. [Cần lưu ý phân biệt giữa hạn sử dụng của thuốc khi còn nguyên và hạn sử dụng sau khi mở nắp].

Ngoài ra còn có các bình dạng bình xịt đa liều [dạng hít], lọ thuốc đa liều nhỏ mắt, lọ dùng ngoài da đa liều, lọ bột thuốc đa liều [đường uống sau khi pha với dd]… Các loại thuốc đa liều này được hiểu là chứa nhiều liều trong một vật [bình, chai, lọ, ống.v.v.] chứa thuốc.

2. Nguyên tắc bảo quản thuốc sau khi mở nắp

– Sau khi mở nắp cần ghi chú ngày mở nắp, thời hạn sử dụng sau khi mở nắp

– Bảo quản theo yêu cầu của nhà sản xuất. Nếu như nhà sản xuất không đưa ra điều kiện và thời hạn bảo quản sau khi mở nắp thì bảo quản như bảng 1.

– Thời hạn sau khi mở nắp phải đảm bảo trước hạn sử dụng kể từ ngày sản xuất

– Đảm bảo chất lượng thuốc sau khi mở nắp

Bảng 1. Thời hạn sử dụng các dạng thuốc sau khi mở nắp

Dạng thuốc Hạn sử dụng sau khi mở nắp
Đối với dạng thêm nước [ hỗn dịch pha uống, dung dịch pha thuốc…] 14 ngày ở nhiệt độ 2-80C
Đối với dạng không thêm nước [ thuốc uống dạng lỏng: siro, dung dịch…] 6 tháng

Bảng 2: Ví dụ một số thuốc đa liều và hạn bảo quản

Khuyến cáo sử dụng và bảo quản

- Để giảm nguy cơ nhiễm trùng chéo cho bệnh nhân nên ưu tiên dùng thuốc tiêm đơn liều [SDV].

- Nếu chỉ có sẵn thuốc tiêm đa liều [MDV], nên dùng loại thuốc cho phép rút ra 1 liều đơn nhỏ nhất về thể tích.

- Mỗi lọ thuốc đơn liều hay đa liều chỉ nên dùng cho 1 bệnh nhân.  Các lọ thuốc không còn nắp cao su của nhà sản xuất nên được loại bỏ. Các trường hợp ngoại lệ như insulin và vắc xin phải được khoa Dược xác nhận tính an toàn trước khi sử dụng.

- Luôn tuân thủ kỹ thuật vô trùng khi chuẩn bị dung dịch tiêm và khi tiêm. Theo dõi nhiễm bẩn, đổi màu thuốc.

- Không dùng 1 bơm tiêm chứa thuốc cho nhiều bệnh nhân ngay cả khi kim tiêm đã được thay. Cần sử dụng 1 ống tiêm/1 bơm tiêm mới cho mổi bệnh nhân. Tái sử dụng là vi phạm nguyên tắc an toàn của CDC. Tất cả các bơm tiêm chứa thuốc, lọ thuốc [sau mở nắp] chứa thuốc đơn liều hay đa liều nếu không được sử dụng ngay đều phải dán nhãn:

+ Tất cả các bơm tiêm chứa thuốc, lọ thuốc [sau mở nắp] trong và ngoài môi trường vô trùng đều dán nhãn.

+ Ghi nhãn thuốc hay  dung dịch ngay khi chuyển từ bao bì gốc sang bơm tiêm, hay chai lọ khác.

+ Nhãn bơm tiêm chứa thuốc ghi rỏ tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, thời gian hết hạn sử dụng. Lọ thuốc gốc sau mở nắp phải ghi ngày mở nắp.

+ Những bơm tiêm chứa thuốc, lọ thuốc gốc sau mở nắp  không có nhãn, hay mất nhãn đều loại bỏ.

+ Khi thay đổi ca trực nhân viên y tế có trách nhiện theo dõi chất lượng, màu sắc thường xuyên các bơm tiêm và lọ thuốc được dán nhãn.

- Đối với các lọ/kít dùng để đánh dấu thuốc phóng xạ và dung dịch chiết TC-99m: tất cả các lọ/kít và dung dịch chiết TC-99mm đều không chứa chất kháng khuẩn. Vì vậy cần chú ý sau khi đánh dấu, dung dịch nên sử dụng sớm nhất có thể. Và nên đánh dấu trong lọ/kít [hạn chế đánh dấu trong bơm tiêm].

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Chủ Đề