Đẹn lông là gì

Một trong những triệu chứng hay gặp phải trẻ nhỏ sơ sinh dưới 12 tháng đó là mọc lông đẹn. Dân gian có rất nhiều mẹo trị lông đẹn nhưng nếu không biết cách sẽ vô tình làm tổn thương bé.

Lông đẹn ở trẻ sơ sinh là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều ông bố bà mẹ thắc mắc khi sinh con đầu lòng. Lông đẹn hay còn gọi là lông tơ, lông măng, là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nhiều phụ huynh cho rằng lông đẹn khiến trẻ ngứa ngáy, vặn mình, biếng ăn, không ngủ ngon. Trên mạng xã hội có rất nhiều mẹ thắc mắc và làm theo mẹo chữa lông đẹn nhưng điều này có thật sự hiệu quả?

Dân gian hay gọi lông măng trên lưng trẻ sơ sinh là lông đẹn. Trong tử cung, từ tuần thứ 16 trở đi, thai nhi có rất nhiều lông đẹn ở toàn thân. Đây là những sợi lông, sợi tóc mỏng mịn đầu tiên của bé. Lông đẹn rụng dần vào nước ối, nên các trẻ sinh non có nhiều lông đẹn hơn khi sinh ra; còn các bé đủ tháng thì cũng còn kha khá lông đẹng. Lông đẹn là một hiện tượng bình thường, không gây bất kỳ khó chịu nào cho bé và sẽ tự động rụng dần sau vài tuần lễ.

Dân gian hay gọi lông măng trên lưng trẻ sơ sinh là lông đẹn

Nhiều bố mẹ tin theo lời truyền miệng, hoăc mẹo dân gian, cho rằng lông đẹn khiến bé vặn mình, quấy khóc, ngủ không ngon, và áp dụng rất nhiều mẹo trị lông đẹn cho bé. Điểm sơ qua có rất nhiều cách như sau:

- Dùng cây nhọ nồi hay còn gọi là cây cỏ mực giã nát vắt lấy nước bôi lên vùng da trẻ có nhiều lông đẹn.

- Dùng một nắm lá khế vò nát cho vào nồi nước sạch đun sôi, sau đó cho thêm một thìa muối sạch, dùng hỗn hợp này để tắm cho bé.

- Dùng một nắm lá trầu không vò sạch nát , rồi đem nó đi bỏ vào nồi nước đun sôi 4-5 phút. Dùng chính nồi nước nóng đó pha với nước lạnh đổ vào chậu và tắm cho cho bé.

- Dùng lá chè xanh nấu nước tắm hàng ngày cho bé, sau một thời gian lông đẹn của bé sẽ tự rụng.

- Dùng lá đậu ván nấu nước để tắm cho bé hàng ngày

- Lấy nửa quả chanh vắt vào chậu nước sạch và cho thêm vào một thìa cà phê muối sạch, dùng hỗ hợp nước này tắm cho bé hàng ngày.

- Lấy lá đậu ván đã được rửa sạch vào nối nước đun sôi, hòa nước lạnh và lấy nước đó tắm cho bé.

- Dùng lá vông gai đun sôi pha nước tắm bé

- Lấy lòng trắng trứng hòa với nước cốt chanh sau đó thoa khắp người bé. Sau đó dùng bột mì xoa tiếp để đánh tẩy lông đẹn cho bé sơ sinh.

- Lể đẹn bằng cáchlấy dao lam rạch lưng trẻ rồi cúng thầy

Nhiều phụ huynh cho rằng lông đẹn khiến trẻ ngứa ngáy, vặn mình, biếng ăn, không ngủ ngon

Trên đây là các mẹo mà các mẹ hay truyền miệng cho nhau, hoàn toàn không có cơ sở khoa học nhưng vẫn được các mẹ chia sẻ cho nhau. Thậm chí có mẹ còn khẳng định chắc nịch là áp dụng thành công, con ngủ ngon, không vặn mình nữa. Tuy nhiên, những cách làm không có căn cứ này nếu cứ vô tư làm theo sẽ khiến trẻ gặp nguy hiểm. Chẳng hạn cáchdùng hỗn hợp bột mì trộn với trứng gà và nước cốt chanh rồi dùng hỗn hợp để đánh lông đẹn sẽ gây đau rát cho trẻ, thậm chí là nhiễm trùng da. Hay dùng bã trầu không để đánh lông đẹn cho trẻ, nhưng trong bã trầu có vôi là chất xút sẽ gây bỏng rát da trẻ, vì da trẻ còn non yếu. Nhiều bậc cha mẹ thường cho bé đến những ông thầy lang để lễ đẹn cho bé. Mà những người này không hề được học qua trường lớp về chuyên môn y khoa, không được cơ quan chức năng cho phép hoạt động , với dụng cụ lễ thô sơ, chủ yếu là dùng một miếng mảnh chai, sành nhỏ, không có dung dịch sát trùng cũng như găng tay y tế, không đảm bảo an toàn cho trẻ.

Vậy thực chất lông đẹn trên lưng trẻ sơ sinh là gì, và nó có liên quan đến việc bé hay vặn mình, quấy khóc không.

Lông đẹn là điều bình thường ở trẻ sơ sinh

Theo bác sĩ chuyên khoa nhi, lông đẹn chỉ là lớp lông tơ thường không gây ngứa ngáy hay tổn thương lớn cho làn da của trẻ sơ sinh. Đây là hiện tượng bình thường. Bởi lớp lông này xuất hiện trong thai kỳ [khoảng tuần thứ 36-40 của thai kỳ] và thường biến mất khi bé được bốn, năm tháng tuổi. Do đó, khi bé quấy khóc, cha mẹ không nên vội kết luận do “lông đẹn chọc vào da bé”, “làm bé ngứa ngáy, khó chịu”…. Bé quấy khóc, người nóng ran do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: Bé ốm sốt, bé ăn đồ nóng, thực phẩm nhiều đường…

Lông đẹn là điều tự nhiên ở trẻ sơ sinh, những người lần đầu làm bố mẹ chỉ không quen mắt với hình ảnh một em bé đầy lông trên lưng. Rõ ràng lông đẹn cũng giống như các hiện tượng khác ở trẻ sơ sinh như ngủ thường xuyên, chấm trắng li ti trên mà và mũi, làn da nhăn nheo, bong tróc....

1. Chức năng của lông đẹn đối với thai nhi:

- Điều chỉnh nhiệt độ của em bé:Khi nằm trong bụng mẹ, thai nhi cần lớp lông đẹngiúp điều chỉnh nhiệt độ của em bé, giữ nhiệt và giữ ấm cho mình.

- Bảo vệ da bé:Khi mang thai, em bé của bạn được bao quanh bởi chất lỏng trong túi nước ối.Tiếp xúc liên tục vớinước ốiảnh hưởng đến nhiệt độ da và cơ thể.Em bé của bạn có một chất dày, màu trắng, nhờn, gọi là vernix caseosa bao phủ da và cung cấp một rào cản để bảo vệ bé khỏi tác động của chất lỏng.Các chất nhờn trắng này cần lông đẹn để bám vào.

Em bé sinh non hoặc có màu da sẫm sẽ dễ nhìn thấy nhiều lông đẹn

- Kích thích tăng trưởng và phát triển.Các nghiên cứu cho thấy sự chuyển động của lông đẹn trên da em bé có thể đóng một vai trò trong việc giải phóng các hormone làm giảm căng thẳng và kích thích sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

2. Có phải em bé nào cũng có lông đẹn?

Lông đẹn có thể xuất hiện khác nhau ở những em bé khác nhau.Tùy thuộc vào độ dài của thai kỳ, màu sắc sáng hoặc tối tùy vàodi truyền...

- Một trẻ sơ sinh đủ tháng[37 đến 40 tuần] có thể có hoặc không có nhiều lông đẹn nhìn thấy được.Sự xuất hiện của lanugo là phổ biến ở 30% trẻ sơ sinh đủ tháng.

- Bé sinh sau 40 tuần có ít lông đẹn hơn bé đủ tháng vì bé càng lớn thì lông đẹn càng rụng nhiều.

- Những em bé sinh non thì có rất nhiều lông đẹn có thể nhìn thấy bằng mắt thường

- Nếu là em bé có màu da sáng thì lông đẹn có thể nhạt hoặc không màu

- Nếu là em bé có màu da tối thì lớp lông đẹn nhìn rõ ràng hơn, điều này khiến nó bị chú ý nhiều hơn.

Bé da sáng thì lông đẹn không màu hoặc màu sáng

3. Trẻ sơ sinh có nhiều lông đẹn thì phải làm sao?

Các chuyên gia cho rằng lớp lông đẹn trên lưng trẻ sơ sinh sẽ tự rụng đi khi bé 3,4 tháng mà không cần bất cứ can thiệp nào. Việc cho rằng lông đẹn là nguyên nhân khiến bé vặn mình là phản khoa học, không có bằng chứng hay nghiên cứu nào khẳng định.Trong trường hợptrẻ vặn mình liên tục một cách bất thường thì phụ huynh mới cần phải đưa trẻ đi khám. Nguyên nhân của tình trạng này không phải là do lông đẹn, mà đó là biểu hiện của việc thiếu canxi, còi xương. Trong tháng đầu mới sinh, nhu cầu cần canxi của trẻ rất cao để phát triển nhưng sau khi rời bụng mẹ, lượng canxi bị giảm đột ngột khiến trẻ bị thiếu hụt dẫn tới các hiện tượng rướn người, vặn người, gồng đỏ mặt, khóc và hay thức giấc nửa đêm... Trong trường hợp bố mẹ bối rối khi thấy con có nhiều lông đẹn, hãy kiên nhẫn. Nếu quá lo lắng thì hãy đến gặp bác sĩ để có thể nhận được sự trấn an từ họ.

Tự ý lễ lông đẹn hay dùng mẹo dân gian tẩy lông đẹn cho trẻ là cách làm phản khoa học, hại nhiều hơn lợi. Làn da non nớt của trẻ sơ sinh dễ bị tổn thương trước các tác động từ bên ngoài, cho dù đó là những nguyên liệu tự nhiên lành tính đi nữa.

Bài và ảnh tổng hợp từ VerywellFamily

Chủ Đề