Tại sao hoang mạc lại hình thành ở những nơi này

  • Sa mạc Sahara là sa mạc lớn nhất trên Thế giới. Phía Tây xuất phát từ Đại Tây Dương, phía Đông tiến sát tới Biển Đỏ, phía Bắc giáp dãy núi Atelasi, phía Nam đến cao nguyên Sudan, tổng diện tích lên tới hơn 8 triệu km2. Sahara theo tiếng A Rập có nghĩa là “ trống không ”, nó được mệnh danh là “ nơi chôn vùi sự sống ”.





    Các nhà khảo cổ phát hiện ra rằng, sa mạc Sahara trước đây là một vùng đất tràn đầy sức sống. Tháng 11 năm 1981, một máy bay của Mỹ khi bay qua sa mạc và dùng kỹ thuật giao cảm đã phát hiện thấy dấu tích của những dãy núi và sông hồ. Sau đó, các nhà địa chất đã đến khảo sát thực địa và chứng thực điều kiện thổ nhưỡng khá lý tưởng của nơi này ; ngoài ra còn tìm thấy một số dụng cụ lao động của con người cổ đại. Vậy thì, nguyên nhân nào đã biến một vùng đất màu mỡ thành một “ nơi chôn vùi sự sống ” như vậy?

    Một số học giả cho rằng, nguyên nhân trực tiếp là sự chặt phá rừng bừa bãi của người dân những bộ lạc trong vùng đã khiến cho đất đai dần dần bị sa mạc hóa và trở thành sa mạc. 

    Lại có người khác nhận định: Sự thay đổi địa chất theo chu kỳ đã biến đổi điều kiện khí hậu nơi đây, lượng mưa cứ ngày một ít dần và đất đai bị sa mạc hóa. 

    Tuy nhiên, rốt cục nguyên nhân chính xác ra sao thì vẫn chưa ai có thể tìm ra.

    Chúng ta có thể thấy thêm một số nguyên nhân sau:

    + Châu Phi là 1 châu lục rộng lớn, dạng khối,  Ít đảo và quần đảo, đường bờ biển ít bị cắt xẻ => ảnh hưởng của biển vào sâu trong lục địa ko sâu sắc => tăng cường tính lục địa => nóng khô

    + Nằm ở khu vực nhiệt đới có đường chí tuyến Bắc đi qua
    + Có dòng biển lạnh ca-na-ri => lượng mưa ít, khô nóng


    Trung tâm TTTH

    DiaLyTHPT.ga - Blog cho người yêu địa lý.  
    Chúc các bạn thành công.... 
     Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé....

  • Sa mạc là vùng đất có khí hậu khắc nghiệt, nhiệt độ cao, lượng mưa rất ít, đất đai khô cằn, chỉ có các loại cây bụi và động vật nhỏ sinh sống…

    10 hoang mạc lớn nhất


    Hạng       Tên                                        Diện tích [km²]           Khu vực
      1        Hoang mạc Nam Cực                 14,200,000               Nam Cực
      2        Hoang mạc Bắc Cực                   13,900,000               Bắc Cực
      3        Sa mạc Sahara                              9,100,000               Châu Phi
      4        Sa mạc Ả Rập                               2,600,000               Trung Đông
      5        Sa mạc Gobi                                 1,300,000               Châu Á
      6        Sa mạc Patagonia                           670,000               Nam Mỹ
      7        Sa mạc Great Victoria                    647,000               Australia
      8        Sa mạc Kalahari                             570,000               Châu Phi
      9        Sa mạc Great Basin                        490,000               Bắc Mỹ
     10       Sa mạc Syria                                  490,000               Trung Đông

    Vì sao sa mạc hình thành nhiều như thế?


    Về nguyên nhân tự nhiên mà nói, gió là động lực tạo ra sa mạc, cát là cơ sở vật chất hình thành sa mạc, còn hạn hán là điều kiện tất yếu để xuất hiện sa mạc.
    Gió thổi bùn cát trên mặt đất, khiến cho vỏ Trái Đất lộ ra lớp đất đá hoặc chỉ sót lại những viên đá, trở thành những vùng đá hoang vắng. Những hạt cát bị gió thổi đi, khi gió giảm xuống hoặc gặp phải vật chướng ngại thì chất đống thành từng đụn cát, che phủ mặt đất, nhìn vào ta thấy nổi lên từng đợt như sóng biển. Những đụn cát này to lớn, cao thấp khác nhau. Nói chung cao từ 20 - 30 m. Rất nhiều đụn cát từ bề mặt giống như trăng khuyết, hơn nữa đều sắp theo một hướng. Đó đều do gió gây nên. Thông thường các bãi đá bao gồm các bãi cát, thực ra ban đầu ở đó không có cát, đá bị phong hoá mà dần dần biến thành cát. Vì vậy đó chỉ là những ổ cát phụ, cung cấp cát cho sa mạc.


    Nhưng không phải bất cứ vùng nào cát cũng đều bay đi mà thông thường chỉ ở những vùng khí hậu khô hạn, mặt đất không có cây cỏ che phủ thì đụn cát trên mặt đất mới bị gió thổi đi.


    Vùng gió từ 15o - 35o vĩ Bắc khí áp tương đối cao, thời tiết ổn định, lượng mưa ít, không khí khô ráo, nên đó là nơi dễ hình thành sa mạc. Nhiều sa mạc lớn nổi tiếng trên thế giới như sa mạc ở Ả Rập, sa mạc Sahara đều thuộc vùng này. Ngoài ra cũng có một số sa mạc thuộc khu vực ôn đới. Những vùng này đều cách xa biển, có các mạch núi cản trở, không nhận được gió biển ẩm thấp thổi vào.
    Có một số vùng duyên hải cũng có sa mạc như vùng Tây Nam châu Phi hình thành sa mạc Namicô gần biển Đại Tây Dương, không những có liên quan với gió mà còn do không khí trên dòng hải lưu lạnh tạo thành luồng gió lạnh thổi qua vào vùng lục địa nóng, vì hơi nước bay mất không thể hình thành mưa, do đó ở đây tuy là bờ biển nhưng vô cùng khô ráo, đó là điều kiện hình thành sa mạc.
    Lòng biển và hồ trong thời kỳ địa chất thường là bùn cát và đá cuội. Nếu vỏ Trái Đất biến động, hồ bị khô đi thì cũng thường là cơ sở để hình thành sa mạc.
    Nhưng tất cả những nguyên nhân tự nhiên trên đây chưa hoàn toàn quyết định sự hình thành tất cả các sa mạc. Các nhà khảo cổ học còn phát hiện có một số sa mạc trước đây từng là rừng rậm, bãi cỏ và ruộng tốt. Ví dụ vùng sa mạc Tây Bắc Trung Quốc xưa kia đã từng là đất canh tác phì nhiêu và thảo nguyên, nhưng về sau vì con người tàn phá mà trở thành sa mạc.

    Do đó sự hình thành sa mạc còn có nguyên nhân xã hội. Ví dụ có người cho rằng, vì lợi ích nhất thời mà chặt phá cây rừng, phá hoại thảo nguyên sẽ dẫn đến sa mạc hình thành. Chiến tranh cũng là một nguyên nhân phá hoại các công trình thủy lợi, từ đó mà gây nên sa mạc.


     

    Video liên quan

    Chủ Đề