Đề nghị thương lượng là gì

Chúng ta thường thấy rằng các tổ chức thương mại hoặc những người làm kinh tế thường thương lượng với nhau trước khi xác lập giao dịch, hoạt động này giúp 2 bên có thể giải quyết những vướng mắc và hợp tác hiệu quả. Vậy thương lượng là gì, sau đây ACC xin gửi tới các bạn một số thông tin pháp lý giúp các bạn hiểu rõ vấn đề này.

Thương lượng trong hoạt động thương mại

Nội dung bài viết:

1. Thương lượng là gì

Pháp luật không giải thích rõ khái niệm thương lượng là gì tuy nhiên chúng ta có thể hiểu thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất, thông dụng và phổ biến nhất được các bên tranh chấp áp dụng rộng rãi để giải quyết mọi tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội. Thương lượng thường được ấp dụng trong hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại, tranh chấp lao động hoặc các tranh chanh chấp dân sự khác.

Khi tham gia thương lượng các bên sẽ cùng nhau bàn bạc để thống nhất cách thức loại trừ tranh chấp, có thể cần tới sự tác động hay giúp đỡ của người thứ ba hoặc không. Pháp luật sẽ không điều chỉnh gì về việc thương lượng mà chỉ công nhận kết quả của việc thương lượng của các bên. Phương án giải quyết mà các bên đạt được thông qua thương lượng sẽ được các bên thực hiện trên tinh thần tự nguyện. Thương lượng sẽ giúp giải quyết tranh chấp một cách đơn giản, nhanh gọn không mất quá nhiều thời gian so với việc kiện tụng.

Hiệu quả của quá trình thương lượng sẽ phụ thuộc vào thiện chí của đôi bên trong quá trình đàm phán, bởi vấn đề này thường liên quan đến quyền và lợi ích của đôi bên.

2. Thương lượng trong lao động và tranh chấp thương mại

Trong lao động

Pháp luật về lao động cho phép đại diện của người lao động thương lượng với bên người sử dụng lao động [thương lượng tập thể] nhằm xác lập điều kiện lao động, quy định về mối quan hệ giữa các bên và xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định. Theo quy định tại Điều 67 Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14 Khi tham gia thương lượng tập thể thì các bên có thể chọn một trong số các nội dung như sau để thương lượng:

  • Tiền lương, trợ cấp, nâng lương, thưởng, bữa ăn và các chế độ khác;
  • Mức lao động và thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca;
  • Bảo đảm việc làm đối với người lao động;
  • Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động;
  • Điều kiện, phương tiện hoạt động của tổ chức đại diện người lao động; mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động;
  • Cơ chế, phương thức phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động;
  • Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ thai sản, nghỉ hằng năm; phòng, chống bạo lực và quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
  • Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm

Tranh chấp thương mại

Pháp luật về thương mại không quy định rõ về vấn đề thương lượng giữa các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp mà chỉ thừa nhận thương lượng là một trong những hình thức để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Đặc biệt, Luật Thương mại số 36/2005/QH11 đặt thương lượng là biện pháp đầu tiên để giải quyết tranh chấp từ đó cho thấy pháp luật khuyến khích các bên tự đàm phán, thỏa thuận trước khi đưa ra các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lí và Nhà nước tôn trọng sự thỏa thuận của các bên.

3. Thương lượng việc bồi thường của Nhà nước theo pháp luật

Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 46 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước số 10/2017/QH14 đã quy định về việc thương lượng bồi thường như sau

Về thời hạn thương lượng

  • Trong thời hạn 2 ngày kể từ khi hoàn thành báo cáo xác minh thiệt hại, cơ quan giải quyết bồi thường phải tiến hành thương lượng
  • Hoàn thành việc thương lượng trong thười hạn 10 ngày
  • Nếu vụ việc phức tạp thì thời hạn tối đa là 15 ngày
  • Nếu có thỏa thuận thì được kéo dài thời gian thương lượng nhưng tối đa là thêm 10 ngày

Về nguyên tắc thương lượng

  • Người yêu cầu bồi thường, cơ quan giải quyết bồi thường đều bình đẳng trong quá trình thương lượng
  • Bảo đảm dân chủ, tôn trọng ý kiến của các thành phần tham gia thương lượng
  • Nội dung thương lượng, kết quả thương lượng về các thiệt hại được bồi thường, mức bồi thường phải phù hợp với quy định của Luật này.

Xem thêm bài viết phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng

Trên đây là một số thông tin pháp luật để các bạn có thể hiểu được khái niệm thương lượng là gì. Hoạt động thương lượng phổ biến ở trong rất nhiều lĩnh vực tuy nhiên chúng tôi chỉ nêu ra một số điều cơ bản nhất để các bạn có thể hiểu sơ lược. Nếu bạn cần hỗ trợ từ luật sư hãy liên hệ với chúng tôi thông qua địa chỉ:

Thứ nhất, phương thức giải quyết tranh chấp này được thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết thông qua việc các bên tranh chấp gặp nhau bàn bạc, thỏa thuận để giải quyết những bất đồng phát sinh mà không cần có sự hiện diện của bên thứ ba để trợ giúp hay ra phán quyết.

Thứ hai, quá trình thương lượng giữa các bên cũng không chịu sự ràng buộc của bất kỳ nguyên tắc pháp lý hay những quy định mang tính khuôn mẫu nào của pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp.

Thứ ba, việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảo đảm việc thực thi thỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng.

Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng thương lượng đàm phán là sự thể hiện quyền tự do thỏa thuận, tự do định đoạt của các bên tranh chấp. Quá trình thương lượng đàm phán trong kinh doanh để giải quyết tranh chấp có thể được thực hiện bằng nhiều cách thức: thương lượng trực tiếp, thương lượng gián tiếp và kết hợp thương lượng trực tiếp với thương lượng gián tiếp.

[ảnh minh họa: thương lượng trong giải quyết tranh chấp thương mại]

Thương lượng trực tiếp là cách thức mà các bên tranh chấp trực tiếp gặp nhau bàn bạc, trao đổi và đề xuất ý kiến của mỗi bên nhằm tìm kiếm giải pháp loại trừ tranh chấp.

Thương lượng gián tiếp là cách thức các bên gửi cho nhau tài liệu giao dịch thể hiện quan điểm và yêu cầu của mình nhằm tìm kiếm giải pháp loại trừ tranh chấp.

Ưu điểm của thương lượng trực tiếp so với thương lượng gián tiếp là thông qua những cuộc đàm phán, tiếp xúc trực tiếp, các bên nhanh chóng hiểu biết được quan điểm, thái độ hợp tác và thiện chí của mỗi bên và có sự điều chỉnh thích ứng để ý chí của các bên sớm được gặp nhau nhằm tiến tới một giải pháp chung nhất có thể lựa chọn để giải quyết vụ tranh chấp. Bởi vậy, khi quan điểm, thái độ và ý chí của các bên có sự cách biệt quá lớn, khó có thể đạt được sự thỏa thuận thì thông qua cách thức thương lượng trực tiếp, các bên tranh chấp có thể nhanh chóng quyết định thay đổi phương thức giải quyết tranh chấp thích hợp nhằm hạn chế sự dây dưa, kéo dài vụ tranh chấp.

Tuy nhiên, thương lượng trực tiếp sẽ gặp phải những trở ngại nếu các bên ở quá xa nhau, chi phí thời gian, tiền bạc cho việc đi lại, ăn ở để đàm phán trực tiếp thường lớn hơn nhiều so với đàm phán gián tiếp, nhất là khi một bên thiếu sự hợp tác và tính thiện chí không cao trong quá trình đàm phán. Ngoài ra, sự thành công của thương lượng trực tiếp còn phụ thuộc vào thái độ, kỹ năng đàm phán của đại diện mỗi bên tranh chấp. Trường hợp đại diện đàm phán của mỗi bên tranh chấp không biết lắng nghe, không có sự bình tĩnh, kiên trì, mềm dẻo cũng như không có khả năng thuyết phục đối tác thì cơ hội thương lượng hiệu quả sẽ không cao, thậm chí dễ gây ức chế tâm lý và khả năng thách thức của mỗi bên. Do đó đòi hỏi các bên phải có cách thương lượng hiệu quả.

Trở ngại này lại có thể được khắc phục bằng thương lượng gián tiếp. Quan điểm, thái độ, ý chí của mỗi bên thể hiện qua ngôn từ đã được trau chuốt, gọt dũa bởi văn phong viết trong đàm phán gián tiếp nên tính chặt chẽ, thuyết phục thường cao hơn và ít gây ức chế tâm lý cũng như thái độ thách thức của mỗi bên tranh chấp. Ưu điểm này của thương lượng gián tiếp cũng tùy thuộc vào khả năng và nghệ thuật khai thác của người chắp bút. Tuy nhiên hạn chế của phương pháp thương lượng gián tiếp dễ nhận thấy khi các bên tranh chấp chưa có sự hiểu biết nhất định về nhau, quan điểm, thái độ và ý chí của các bên tranh chấp còn nhiều sự khác biệt sẽ dễ làm cho quá trình thương lượng bị kéo dài, thậm chí dễ dẫn đến bế tắc. Bởi vậy, trong thực tế, tùy thuộc vào “sở trường, sở đoản” của mỗi bên mà lựa chọn phương thức thương lượng trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc phối kết hợp đồng thời cả hai phương thức này nhằm tăng tính hiệu quả giải quyết tranh chấp.

Ưu điểm của phương thức thương lượng:

Ưu điểm nổi bật của phương thức thương lượng trong giải quyết tranh chấp này là sự thuận tiện, đơn giản, nhanh chóng, tính linh hoạt, hiệu quả và ít tốn kém, không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý phức tạp. Mặt khác, còn bảo vệ được uy tín cho các bên tranh chấp cũng như bí mật trong kinh doanh của các nhà kinh doanh. Các nhà kinh doanh hơn ai biết bảo vệ quyền lợi của mình, hiểu rõ những bất đồng và nguyên nhân phát sinh tranh chấp nên quá trình đàm phán, thỏa thuận dễ hiểu và cảm thông với nhau hơn để có thể thỏa thuận được các giải pháp tối ưu theo đúng nguyện vọng của mỗi bên mà không phải cơ quan tài phán nào cũng có thể làm được. Bởi vậy, nếu thương lượng thành công không những các bên loại bỏ được những bất đồng đã phát sinh mà mức độ phương hại đến mối quan hệ kinh doanh giữa các bên cũng thấp, tăng cường sự hiểu biết và hợp tác lẫn nhau trong tương lai.

Nhược điểm của phương thức thương lượng

Nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng đó là thương lượng thành công hay không hoàn toàn phục thuộc vào sự hiểu biết và thái độ thiện chí, hợp tác của các bên tranh chấp. Khi một hoặc các bên tranh chấp thiếu sự hiểu biết về lĩnh vực và vấn đề đang tranh chấp, không nhận thức được vị thế của mình về khả năng thắng thua nếu phải theo đuổi vụ kiện tại cơ quan tài phán hoặc không có thái độ nổ lực hợp tác, thiếu sự thiện chí trung thực trong quá trình thương lượng thì khả năng thành công là rất mong manh, kết quả thương lượng thường bế tắc. Ngoài ra, kết quả thương lượng lại không được đảm bảo bằng cơ chế pháp lý mang tính bắt buộc. Do đó, dù các bên có đạt được thỏa thuận để giải quyết vụ tranh chấp thì việc thực thi kết quả thương lượng vẫn phụ thuộc vào sự tự nguyện của bên phải thi hành. Nếu một bên không tự nguyện thi hành thì kết quả thương lượng cũng chỉ tồn tài trên giấy mà không có một cơ chế pháp lý trực tiếp nào bắt buộc thi hành đối với kết quả thương lượng của các bên. Những hạn chế này của thương lượng dễ bị lạm dụng trong thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại. Nhiều trường hợp vì thiếu sự thiện chí, hợp tác trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp mà một bên đã tìm mọi cách trì hoãn quá trình thương lượng nhằm kéo dài vụ tranh chấp, nhất là khi thời hiệu khởi kiện không còn nhiều.

Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành về thương lượng để giải quyết tranh chấp trong kinh doanh để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Chủ Đề