Đề kiểm tra sinh 1 tiết lớp 10 học kì 1

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Sinh học lớp 10

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Sinh học lớp 10 trường THPT Đăk Song, Đăk Nông năm học 2016 - 2017. Đề thi học kì 1 lớp 10 này gồm có 33 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài là 45 phút. Đáp án đã được cập nhật đầy đủ, chính xác. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 trường THPT Nguyễn Trãi, Ninh Thuận năm học 2015 - 2016

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai năm học 2016 - 2017

SỞ GD & ĐT TỈNH ĐĂK NÔNG
TRƯỜNG THPT ĐĂK SONG
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN: SINH HỌC - KHỐI: 10
[Đề gồm: 33 câu - Thời gian làm bài: 45 phút]

Câu 1: Cấu trúc nào sau đây không có trong nhân của tế bào?

A. Chất nhiễm sắc. B. Chất dịch nhân. C. Bộ máy gôngi. D. Nhân con.

Câu 2: Đặc điểm chung của trùng roi, a mip, vi khuẩn là:

A. Đều có cấu tạo đơn bào. B. Đều thuộc giới thực vật.
C. Đều thuộc giới động vật. D. Đều có cấu tạo đa bào.

Câu 3: Tế bào nào trong các tế bào sau đây có chứa nhiều ti thể nhất?

A. Tế bào xương B. Tế bào hồng cầu C. Tế bào biểu bì D. Tế bào cơ tim

Câu 4: Điểm giống nhau về cấu tạo giữa lục lạp và ti thể trong tế bào là:

A. Có chứa nhiều phân tử ATP. B. Có chứa nhiều loại enzim hô hấp.
C. Có chứa sắc tố quang hợp. D. Được bao bọc bởi lớp màng kép.

Câu 5: Địa y là tổ chức cộng sinh giữa nấm với sinh vật nào sau đây?

A. Tảo hoặc vi khuẩn lam. B. Động vật nguyên sinh.
C. Nấm nhầy. D. Vi khuẩn lam hoặc động vật nguyên sinh.

Câu 6: Điều không đúng khi nói về Ribôxôm

A. Có chứa nhiều phân tử AND
B. Là bào quan không có màng bọc
C. Được tạo bởi hai thành phần hoá học là prôtêin và rARN
D. Gồm hai hạt: Một to, một nhỏ

Câu 7: Một gen có số nucleotit loại A là 200 và chiếm 20 % số nucleotit của gen. Khối lượng của gen là:

A. 900000. B. 600000. C. 450000. D. 300000.

Câu 8: Bạch cầu bắt và nuốt vi khuẩn bằng cách nào?

A. Thực bào B. Xuất bào C. ẩm bào D. Nhập bào

Câu 9: Các axit amin khác nhau phân biệt nhau bởi thành phần nào:

A. Nhóm amin. B. Gốc R.
C. Nhóm cacbôxyl. D. Cả ba lựa chọn trên.

Câu 10: Vi khuẩn là dạng sinh vật được xếp vào giới nào sau đây?

A. Giới thực vật. B. Giới khởi sinh. C. Giới nguyên sinh. D. Giới động vật.

Câu 11: Loại tế bào sau đây có chứa nhiều Lizôxôm nhất:

A. Tế bào hồng cầu. B. Tế bào bạch cầu. C. Tế bào cơ. D. Tế bào thần kinh.

Câu 12: Protein tham gia trong thành phần của enzim có chức năng:

A. Xúc tác các phản ứng trao đổi chất.
B. Điều hòa hoạt động trao đổi chất.
C. Xây dựng các mô và cơ quan của cơ thể.
D. Cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào.

Câu 13: Tính đa dạng của prôtêin được qui định bởi:

A. Nhóm amin của các axit amin.
B. Nhóm R của các axit amin.
C. Thành phần, số lượng và trật tự sắp xếp các axitamin trong phân tử prôtêin.
D. Liên kết peptit.

Câu 14: Đơn phân của phân tử ADN là:

A. Axitamin. B. Bazơ nitơ. C. Monosacarit. D. Nucleotit.

Câu 15: Đường đơn còn được gọi là:

A. Mônôsaccarit. B. Pentôzơ. C. Frutôzơ. D. Mantôzơ.

Câu 16: Một gen dài 1700 A0, có số nuclêôtit loại A chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Vậy số liên kết hiđrô của gen này là:

A. 1000. B. 1300. C. 600. D. 500.

Câu 17: Một nuclêotit được cấu tạo gồm các thành phần sau:

A. Axit, Prôtêin và lipit. B. Lipit, đường và Prôtêin.
C. Đường, axit và Prôtêin. D. Đường, bazơ nitơ và gốc axit.

Câu 18: Hình thái của vi khuẩn được ổn định nhờ cấu trúc nào sau đây?

A. Vỏ nhầy. B. Màng sinh chất. C. Thành tế bào. D. Tế bào chất.

Câu 19: Ở lớp màng trong của ti thể có chứa nhiều chất nào sau đây?

A. Enzim hô hấp. B. Kháng thể. C. Hoocmon. D. Sắc tố.

Câu 20: Trên màng lưới nội chất trơn có chứa nhiều loại chất nào sau đây sau đây?

A. Hoocmon. B. Kháng thể. C. Polisaccarit. D. Enzim.

Câu 21: Bào quan có chức năng cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của tế bào là:

A. Nhân con. B. Trung thể. C. Không bào. D. Ti thể.

Câu 22: Đường mía do hai phân tử đường nào sau đây kết hợp lại?

A. Galactôzơ và tinh bột. B. Xenlucôzơ và galactôzơ.
C. Glucôzơ và Fructôzơ. D. Tinh bột và mantôzơ.

Câu 23: Điểm giống nhau của các sinh vật thuộc giới nguyên sinh, giới thực vật và giới động vật là:

A. Cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào nhân chuẩn.
B. Cơ thể đều có cấu tạo đa bào.
C. Cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào nhân sơ.
D. Cơ thể đều có cấu tạo đơn bào.

Câu 24: Đặc điểm cấu tạo của phân tử ADN là:

A. Có một mạch pôlinuclêôtit. B. Có ba mạch pôlinuclêôtit.
C. Có một hay nhiều mạch pôlinuclêôtit. D. Có hai mạch pôlinuclêôtit.

Câu 25: Cacbonhiđrat là tên gọi dùng để chỉ nhóm chất nào sau đây?

A. Photpholipit. B. Đường. C. Đạm. D. Mỡ.

Câu 26: Thành phần nào sau đây không có ở cấu tạo của tế bào vi khuẩn?

A. Roi B. Vỏ nhầy C. Mạng lưới nội chất. D. Màng sinh chất.

Câu 27: Thành tế bào thực vật có thành phần hóa học chủ yếu bằng chất:

A. Photpholipit. B. Xenlulozo. C. colesteron D. axitnucleic.

Câu 28: Thứ tự đúng về các cấp tổ chức của thế giới sống là:

A. Nguyên tử, phân tử, bào quan, mô, tế bào, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
B. Nguyên tử, phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
C. Nguyên tử, phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, hệ sinh thái, quần thể.
D. Nguyên tử, phân tử, tế bào, mô, bào quan, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.

Câu 29: Nước không có vai trò nào sau nào đây?

A. Dung môi hoà tan của nhiều chất.
B. Là môi trường xảy ra các phản ứng sinh hoá của cơ thể.
C. Phân tử nước có tính phân cực.
D. Thành phần cấu tạo bắt buộc của tế bào.

Câu 30: Trên mạch 1 của phân tử ADN có số nucleotit loại A là 200 và loại T là 400. Biết số nucleotit loại G chiếm 30% tổng số nucleotit của gen. Tổng số nucleotit của phân tử ADN đó là:

A. 1500. B. 3000. C. 1000. D. 500.

Câu 31: Chức năng của ARN vận chuyển là:

A. Cung cấp năng lượng cho tế bào.
B. Quy định cấu trúc của phân tử protein.
C. Vận chuyển axit amin đến riboxom.
D. Chuyên chở các chất bài tiết của tế bào.

Câu 32: Chức năng di truyền ở vi khuẩn được thực hiện bởi:

A. Vùng nhân. B. Riboxom.
C. Tế bào chất. D. Màng sinh chất.

Câu 33: Điểm giống nhau của prôtêin bậc 1, prôtêin bậc 2 và prôtêin bậc 3 là

A. Chuỗi pôlipeptit ở dạng mạch thẳng.
B. Chuỗi pôlipeptit xoắn cuộn tạo dạng khối cầu.
C. Chỉ có cấu trúc 1 chuỗi pôlipeptit.
D. Chuỗi pôlipeptit xoắn lò xo hay gấp lại

Ngoài Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Sinh học lớp 10 trường THPT Đăk Song, Đăk Nông năm học 2016 - 2017, để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 10, Giải bài tập Địa 10, Học tốt Ngữ văn 10, Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

  • Top 40 Đề thi Sinh học lớp 10 có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2020 - 2021

Môn: Sinh học 10

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Sinh vật nhân thực gồm các giới nào sau đây?

A. Khởi sinh, Nguyên sinh, Thực vật và Động vật

Quảng cáo

B. Khởi sinh, Nấm, Thực vật và Động vật

C. Nguyên sinh, Nấm, Thực vật và Động vật

D. Nguyên sinh, Tảo, Thực vật và Động vật

Hiển thị đáp án

Câu 2: Các sinh vật của giới Nguyên sinh có cấu tạo

A. đa bào đơn giản   B. đa bào phức tạp

C. tập đoàn và đa bào   D. đơn bào hay đa bào

Hiển thị đáp án

Câu 3: Nhóm thực vật có tổ chức tiến hóa nhất là ngành

A. rêu    B. hạt trần    C. hạt kín    D. quyết

Quảng cáo

Hiển thị đáp án

Câu 4: Những nhóm chất hữu cơ chính cấu tạo nên tế bào là

A. Cacbohidrat, lipit, protein và xenlulozo

B. Cacbohidrat, lipit, axit nucleic và glicogen

C. Cacbohidrat, lipit, protein và axit nucleic

D. Cacbohidrat, lipit, protein và axit amin

Hiển thị đáp án

Câu 5: Cacbohidrat gồm những loại hợp chất nào?

A. Đường đơn, đường đôi, đường đa

B. Đường đơn, đường đôi và glucozo

C. Đường đơn, đường đa và fructozo

D. Đường đa, đường đôi và xenlulozo

Hiển thị đáp án

Câu 6: Đường fructozo là

A. axit béo    B. đường đôi    C. đường đơn    D. đường đa

Hiển thị đáp án

Câu 7: Đơn phân của phân tử protein là

A. axit amin    B. nucleotit    C. glucozo    D. ATP

Hiển thị đáp án

Câu 8: Nguyên tố hóa học nào sau đây ;à thành phần của tất cả các đại phân tử hữu cơ?

A. cacbon    B. photpho    C. lưu huỳnh    D. canxi

Hiển thị đáp án

Câu 9: Nguyên liệu trực tiếp cho quá trình oxi hóa trong tế bào là chất

A. xenlulozo    B. glucozo    C. lactozo    D. saccarozo

Hiển thị đáp án

Câu 10: Chất có bản chất không phải lipit là

A. colesteron   B. vitamin A

C. enzim   D. sắc tố carotenoit

Hiển thị đáp án

Câu 11: ADN được cấu tạo từ các đơn phân là

A. axit amin    B. nucleotit    C. glucozo    D. axit béo

Hiển thị đáp án

Câu 12: Loại đường là thành phần cấu tạo của axit nucleic là

A. glucozo    B. fructozo    C. pentozo    D. saccarozo

Hiển thị đáp án

Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vi khuẩn?

A. Dạng sống chưa có cấu tạo tế bào

B. Cơ thể có cấu tạo đơn bào

C. Bên ngoài tế bào có lớp vỏ nhầy

D. Trong tế bào chất có chứa riboxom

Hiển thị đáp án

Câu 14: Trong vùng nhân của vi khuẩn có chứa

A. riboxom   B. ADN

C. cacbohidrat   D. màng nhân

Hiển thị đáp án

Câu 15: Trong tế bào chất của tế bào nhân sơ có bào quan nào sau đây?

A. thể Gôngi   B. màng lưới nội chất

C. riboxom   D. ti thể

Hiển thị đáp án

Câu 16: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực có điểm nào sau đây giống nhau?

A. Có riboxom trong tế bào chất

B. Có riboxom đính trên lưới nội chất

C. Không có riboxom

D. Có các bào quan phát triển

Hiển thị đáp án

Câu 17: Cấu trúc nào sau đây có màng đơn bao bọc?

A. ti thể   B. lục lạp

C. nhân   D. trung thể

Hiển thị đáp án

Câu 18: Hình thức vận chuyển các chất trong đó có sự biến dạng của màng sinh chất là

A. khuếch tán   B. thực bào

C. thụ động   D. tích cực

Hiển thị đáp án

Câu 19: Ngoài bazo nito, hai thành phần còn lại của phân tử ATP là

A. 3 phân tử đường ribozo và 1 nhóm photphat

B. 1 phân tử đường ribozo và 3 nhóm photphat

C. 3 phân tử đường glucozo và 1 nhóm photphat

D. 1 phân tử đường ribozo và 2 nhóm photphat

Quảng cáo

Hiển thị đáp án

Câu 20: Trạng thái có sẵn sàng sinh công hay không là tiêu chí để phân chia năng lượng thành 2 dạng là

A. động năng và thế năng   B. hóa năng và nhiệt năng

C. điện năng và thế năng   D. động năng và hóa năng

Hiển thị đáp án

Câu 21: Năng lượng trong phân tử ATP được tích lũy ở

A. Cả 3 nhóm photphat

B. 2 liên kết photphat gần phân tử đường

C. 2 liên kết photphat ở ngoài cùng

D. Chỉ 1 liên kết photphat ở ngoài cùng

Hiển thị đáp án

Câu 22: Enzim là một loại chất có vai trò

A. kích thích sinh trưởng   B. xúc tác sinh học

C. điều hòa hoạt động   D. là chất dinh dưỡng của cơ thể

Hiển thị đáp án

Câu 23: Cơ chất là

A. Chất chịu tác dụng của enzim

B. Chất tham gia cấu tạo enzim

C. Chất tạo ra sau phản ứng do enzim xúc tác

D. Chất ức chế hoạt động của enzim

Hiển thị đáp án

Câu 24: Enzim liên kết với cơ chất ở

A. trên khắp bề mặt của enzim   B. trung tâm hoạt động của enzim

C. phần đầu của enzim   D. phần cuối của enzim

Hiển thị đáp án

Câu 25: Vi khuẩn thuộc giới

A. nguyên sinh   B. khởi sinh

C. thực vật   D. động vật

Hiển thị đáp án

Câu 26: Ngành động vật nào sau đây có tổ chức cơ thể tiến hóa nhất?

A. động vật có dây sống   B. ruột khoang

C. chân khớp   D. thân mềm

Hiển thị đáp án

Câu 27: Nhiều lớp sinh vật có quan hệ thân thuộc tập hợp lại tạo thành

A. loài    B. họ    C. giới    D. ngành

Hiển thị đáp án

Câu 28: Lipit có vai trò nào sau đây?

A. Tham gia cấu tạo các loại màng tế bào

B. Cấu tạo thành tế bào thực vật

C. Cấu tạo thành tế bào nấm

D. Là thành phần của các enzim

Hiển thị đáp án

Câu 29: Chức năng của mARN là

A. Quy định cấu trúc của phân tử tARN

B. Tổng hợp phân tử ADN

C. Truyền thông tin di truyền từ ADN đến riboxom

D. Quy định cấu trúc đạc thù của ADN

Hiển thị đáp án

Câu 30: Thành tế bào nhân sơ được cấu tạo từ chất nào sau đây?

A. peptidoglican   B. xenlulozo

C. kitin   D. photpholipit

Hiển thị đáp án

Câu 31: Thẩm thấu là

A. Sự vận chuyển các phân tử chất qua màng

B. Sự khuếch tán các phân tử đường qua màng

C. Sự di chuyển các ion qua màng

D. Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng

Hiển thị đáp án

Câu 32: Hoạt động không sử dụng năng lượng từ ATP là

A. Sự sinh trưởng ở cây xanh

B. Sự khuếch tán các chất qua màng tế bào

C. Sự co cơ ở động vật

D. Sự vận chuyển oxi từ hồng cầu người

Hiển thị đáp án

Câu 33: Sinh vật nào sau đây thuộc giới Nguyên sinh?

A. cá chép    B. ong mật    C. trùng roi    D. cây rêu

Hiển thị đáp án

Câu 34: Những yếu tố cấu tạo nên cacbohidrat là

A. C, H, O   B. C, H, N

C. C, O, N   D. C, H, O và N

Hiển thị đáp án

Câu 35: Nhóm các nguyên tố có tỉ lệ khoảng 96% khối lượng cơ thể sống là

A. N, P, K, S   B. C, H, O, N

C. các nguyên tố đa lượng   D. các nguyên tố vi lượng

Hiển thị đáp án

Câu 36: Loại liên kết chủ yếu giữa các axit amin trong phân tử protein là

A. liên kết cộng hóa trị   B. liên kết photphodieste

C. liên kết peptit   D. liên kết dissunphua

Hiển thị đáp án

Câu 37: Cấu trúc nào sau đây không có trong tế bào vi khuẩn?

A. Màng sinh chất    B. Vỏ nhầy   C. Lưới nội chất    D. Roi

Hiển thị đáp án

Câu 38: Cấu trúc nào sau đây có cả ở tế bào động vật và tế bào thực vật?

A. Thành tế bào   B. Ti thể   C. Lục lạp   D. Trung thể

Hiển thị đáp án

Câu 39: Bazo nito nào sau đây có trong thành phần của phân tử ATP?

A. Xitozin    B. Guanin    C. Timin    D. Adenin

Hiển thị đáp án

Câu 40: ATP là một phân tử quan trọng trong trao đổi chất vì lí do nào sau đây?

A. Nó có các liên kết cao năng

B. Các liên kết photphat cao năng của nó rất dễ hình thành nhưng khó phá vỡ

C. Nó dễ dàng thu được từ môi trường ngoài cơ thể

D. Nó vô cùng bền vững

Hiển thị đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2020 - 2021

Môn: Sinh học 10

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Oaitâykơ và Magulis phân chia thế giới sinh vật thành bao nhiêu giới?

A. 5

B. 6

C. 4

D. 3

Câu 2: Giới sinh vật nào dưới đây bao gồm cả những đại diện sống dị dưỡng và sống tự dưỡng?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Giới Nguyên sinh

C. Giới Động vật

D. Giới Nấm

Câu 3: Điền số liệu thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thành câu sau: Các nguyên tố C, H, O, N chiếm khoảng … khối lượng cơ thể sống.

A. 99%

B. 63%

C. 96%

D. 75%

Câu 4: Chất hữu cơ nào dưới đây không cấu tạo theo nguyên tắc đa phân?

A. Prôtêin

B. ADN

C. Xenlulôzơ

D. Mỡ

Câu 5: Đường và mỡ cùng đảm nhiệm một chức năng, đó là

A. dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.

B. cấu thành nên các bào quan trong tế bào.

C. xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong tế bào.

D. vận chuyển các chất từ nơi này đến nơi khác.

Câu 6: Carôtenôit có bản chất là gì?

A. Axit nuclêic

B. Cacbohiđrat

C. Prôtêin

D. Lipit

Câu 7: Cấu trúc không gian ba chiều của prôtêin thể hiện ở

A. cấu trúc bậc một và bậc hai.

B. cấu trúc bậc ba và bậc bốn.

C. cấu trúc bậc một và bậc bốn.

D. cấu trúc bậc hai và bậc ba.

Câu 8: Ở tế bào nhân sơ, thành phần nào có vai trò quy định hình dạng tế bào?

A. Khung xương tế bào

B. Màng sinh chẩt

C. Thành tế bào

D. Vỏ nhầy

Câu 9: Dựa vào số lượng màng bọc, em hãy cho biết bào quan nào dưới đây của tế bào nhân thực không cùng nhóm vơi những bào quan còn lại?

A. Nhân

B. Lục lạp

C. Ti thể

D. Không bào

Câu 10: Trên màng sinh chất của tế bào động vật, colestêron có vai trò gì?

A. Thu nhận thông tin cho tế bào

B. Làm tăng độ ổn định của màng sinh chất

C. Vận chuyển các chất qua màng

D. Nhận diện các tế bào lạ

Câu 1: Chứng minh sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của màng sinh chất. Vì sao nói màng sinh chất có cấu trúc khảm động? [5 điểm]

Câu 2: Vì sao sinh giới chỉ có 4 loại nuclêôtit mà các loài sinh vật khác nhau lại có những đặc điểm và kích thước rất khác nhau? [1 điểm]

Câu 1: Chọn A.

5 [giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Động vật và giới Thực vật]

Câu 2: Chọn B.

Giới Nguyên sinh [tảo sống tự dưỡng, nấm nhầy sống dị dưỡng, động vật nguyên sinh có loài sống tự dưỡng, có loài sống dị dưỡng]

Câu 3: Chọn C.

96%

Câu 4: Chọn D.

Mỡ [được tạo thành do sự kết hợp giữa glixêrol và axit béo]

Câu 5: Chọn A.

dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.

Câu 6: Chọn D.

Lipit

Câu 7: Chọn B.

cấu trúc bậc ba và bậc bốn.

Câu 8: Chọn C.

Thành tế bào

Câu 9: Chọn D.

Không bào [chỉ có 1 lớp màng bọc, các bào quan còn lại có 2 lớp màng bọc]

Câu 10: Chọn B.

Làm tăng độ ổn định của màng sinh chất

Câu 1: Chọn A.

Sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của màng sinh chất:

- Màng sinh chất gồm 2 thành phần chính là lớp kép phôtpholipit và prôtêin [gồm loại bám màng và loại xuyên màng]. Nếu như lớp kép phôtpholipit [đầu kị nước hướng vào nhau, đầu ưa nước quay ra ngoài] cho phép các chất có kích thước nhỏ, không phân cực đi qua [vận chuyển thụ động, cùng chiều gradient nồng độ] thì những chất có kích thước lớn và tích điện được vận chuyển qua kênh prôtêin chuyên biệt [vận chuyển chủ động]. Điều này cho thấy vai trò trao đổi chất một cách có chọn lọc của màng sinh chất và tên gọi màng bán thấm cũng bắt nguồn từ đặc tính này. [2 điểm]

- Ngoài 2 thành phần chính nêu trên, ở tế bào người và động vật còn có thêm các phân tử colestêrôn, bám và đi sâu vào kết cấu màng giúp ổn định cấu trúc của màng. [0,5 điểm]

- Bên ngoài màng sinh chất có các phân tử glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào có vai trò như “dấu chuẩn”, giúp các tế bào cùng cơ thể nhận biết ra nhau và nhận biết các tế bào “lạ” [khác cơ thể] [1 điểm]

- Trên màng sinh chất còn có các prôtêin thụ thể có vai trò thu nhận thông tin cho tế bào [0,5 điểm]

B. Nói màng sinh chất có cấu trúc khảm động bởi vì:

- “Khảm” được hiểu là việc “gắn vào, xếp vào”. Màng được cấu tạo chủ yếu từ lớp kép phôpholipit. Trên lớp kép phôpholipit, các phân tử hữu cơ khác như prôtêin, colestêrôn, glicôprôtêin… chèn vào và xếp xen kẽ. Vậy nên khi nói đến màng sinh chất, người ta đã sử dụng từ “khảm” để minh họa cho cấu trúc đặc trưng này. [0,5 điểm]

- “Động” có nghĩa là “linh hoạt, dễ di chuyển hoặc thay đổi”. Lực liên kết giữa các phân tử phôpholipit thường khá yếu nên chúng có thể chuyển động trong một khoảng nhất định, các phân tử prôtêin cũng có thể chuyển động với tốc độ chậm hơn phôtpholipit. Chính điều này đã làm tăng sự linh động của cấu trúc màng, giúp chúng thực hiện tốt chức năng trao đổi chất của mình. [0,5 điểm]

Câu 2: Mặc dù hầu hết các phân tử ADN của sinh giới đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit nhưng chúng lại khác nhau về thành phần, trật tự sắp xếp và số lượng các nuclêôtit, từ đó dẫn đến sự khác nhau về thành phần, trình tự, số lượng bộ ba trên mARN, sau cùng là sự sai khác về thành phần, số lượng, trình tự axit amin trên phân tử prôtêin tương ứng. Kết quả là cho ra kiểu hình [hình thái, kích thước, màu sắc, tính chất….] vô cùng đa dạng nhưng đặc thù ở các loài sinh vật khác nhau. [1 điểm]

Tham khảo các bài Sinh 10 khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: fb.com/groups/hoctap2k6/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề