Đề bài - bài 76 trang 37 sgk toán 7 tập 1

Trường hợp 2: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi lớn hơn hoặc bằng \(5\) thì ta cộng thêm \(1\) vào chữ số cuối cùng của bộ phận còn lại. Trong trường hợp số nguyên thì ta thay các chữ số bị bỏ đi bằng các chữ số \(0.\)

Đề bài

Kết quả cuộc Tổng điều tra dân số ở nước ta tính đến \(0\) giờ ngày \(1/4/1999\) cho biết: Dân số nước ta là \(76 324 753\) người trong đó có \(3695\) cụ từ \(100\) tuổi trở lên.

Em hãy làm tròn các số \(76 324 753\) và \(3695\) đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Trường hợp 1: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi nhỏ hơn \(5\) thì ta giữ nguyên bộ phận còn lại. Trong trường hợp số nguyên thì ta thay các chữ số bị bỏ đi bằng các chữ số \(0.\)

Ví dụ: Làm tròn số \(86,149\) đến chữ số thập phân thứ nhất ta thu được số \(86,1\)

Làm tròn số \(542\) đến hàng chục ta được \(540\)

Trường hợp 2: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi lớn hơn hoặc bằng \(5\) thì ta cộng thêm \(1\) vào chữ số cuối cùng của bộ phận còn lại. Trong trường hợp số nguyên thì ta thay các chữ số bị bỏ đi bằng các chữ số \(0.\)

Ví dụ: Làm tròn số \(0,0861\) đến chữ số thập phân thứ \(2\) ta được số \(0,09\).

Làm tròn số \(1573\) đến hàng trăm ta được \(1600\).

Lời giải chi tiết

Làm tròn số \(76 324 753\):

Đến hàng chục là \(76 324 750\) (chữ số bỏ đi là \(3<5\));

Đến hàng trăm là \(76 324 800\) (chữsố bỏ đi là \(5=5\));

Đến hàng nghìn là \(76 325 000\) (chữsố bỏ đi là \(7>5\));

Làm tròn số \(3695\):

Đến hàng chục là \(3700\) (chữsố bỏ đi là \(5=5\) cộng thêm \(1\) vào số đứng trước \(9+1=10\) nhớ \(1\) vào hàng trăm do đó bằng \(3700\));

Đến hàng trăm là \(3700\) (chữsố bỏ đi là \(9>5\));

Đến hàng nghìn là \(4000\) (chữsố bỏ đi là \(6>5\)).