Đánh giá học trường thpt dân lập có tốt không

Hiện nay trên địa bàn cả nước có nhiều trường THPT dân lập được xây dựng với các mức học phí, chất lượng khác nhau. Quan niệm trượt công lập mới phải đi học dân lập hiện là tư tưởng đã lỗi thời, không chuẩn xác.

Về ưu điểm

Thứ nhất, không phải chỉ có giáo viên ở trường công lập mới có kiến thức chuyên môn và phương pháp sư phạm vững chắc. Rất nhiều thầy cô giáo dạy ở các trường dân lập không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn nhiệt huyết với nghề và yêu học sinh của mình.

Thứ hai, các trường dân lập đa số đều có cơ sở vật chất được đánh giá là tốt hơn các trường công lập, học sinh được trang bị các dụng cụ và thiết bị dạy học tân tiến, hỗ trợ tối đa nhu cầu dạy và học tại trường.

Thứ ba, các trường dân lập đều chịu sự quản lý của Sở giáo dục và đao tạo TP.HCM, vừa đảm bảo chương trình giáo dục theo đúng yêu cầu của Sở giáo dục, vừa đảm bảo và liên tục nâng cao chất lượng dạy học để đạt được sự tín nhiệm của quý phụ huynh.

Về nhược điểm

Học phí chính là khuyết điểm lớn của các trường dân lập. Vì không được Nhà nước hỗ trợ kinh phí nên để duy trì các hoạt động đào tạo của trường cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư thiết bị, các trường dân lập thu mức học phí khá đắt đỏ.

Chọn học các trường trung cấp

Trước thực trạng “thừa thầy thiếu thợ” hiện nay, nhiều bậc phụ huynh cũng như học sinh đã có cái nhìn rộng mở hơn, chọn con đường phù hợp hơn cho con em mình thay vì bằng mọi cách phải vào được cấp 3 để sau đó thi vào các trường Đại học, Cao đẳng. Trong đó, các trường trung cấp đang dần trở thành nơi gửi gắm lý tưởng cho các bạn học sinh bởi những lý do sau:

Thứ nhất, các nhà tuyển dụng ngày càng ưa chuộng tuyển dụng nhân lực từ các trường trung cấp, bởi những người này đã được đào tạo tay nghề, có chuyên môn nghề cao, có thể làm việc ngay mà không cần tốn chi phí đào tạo và có khả năng hòa nhập công việc nhanh.

Thứ hai, bản thân các trường trung cấp đang nỗ lực cải thiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, phương pháp đào tạo, tạo mối liên kết với các doanh nghiệp để tạo việc làm cho học viên sau khi ra trường.

Thứ ba, học trung cấp, các em có thể định hướng nghề nghiệp sớm cho bản thân và tiết kiệm thời gian. Thay vì mất 5 năm để hoàn tất chương trình THPT và bậc trung cấp, nếu lựa chọn ngay các em chỉ mất 3 năm để tốt nghiệp trung cấp chính quy. Các em có thể đi làm sớm, tích lũy nhiều kinh nghiệm, tự kiếm thêm thu nhập để học cao lên ĐH theo nguyện vọng mà không cần phụ thuộc vào gia đình.

Thứ tư, các em không áp lực học tập. Trường trung cấp đào tạo chương trình thực tiễn, bài bản từ trên ghế nhà trường, học chương trình phù hợp với mong muốn của các em thay vì phải học tất cả 13 môn như THPT.

Thứ năm, song song với chương trình đào tạo nghề, các em còn được đào tạo văn hóa phổ thông. Các em hoàn toàn có thể liên thông vào các trường Đại học, Cao đẳng.

Ngoài ra, một số trường trung cấp hiện nay đào tạo theo hệ chất lượng cao, tiêu chuẩn quốc tế nhằm mục đích định hướng du học cho các em sau khi tốt nghiệp. Con đường đại học luôn rộng mở với các em. [ví dụ: Trường Trung cấp Công nghệ Thông tin Sài Gòn - SITC, Trường Trung cấp Quốc tế Sài Gòn].

Tải: Danh sách các trường Trung cấp theo từng ngành nghề

Chọn học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên

Bên cạnh lựa chọn vào các trường dân lập, trường nghề, học sinh vẫn có cơ hội học tập tại các Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Hiện nay, một bộ phận học sinh chọn học tại các Trung tâm giáo dục thường xuyên vì những lý do:

Thứ nhất, học phí ở các trung tâm giáo dục thường xuyên tương đối thấp, chương trình học chỉ có 7 môn, không áp lực như ở trường phổ thông, các em có thể lựa chọn và dành thời gian đầu tư những môn mình thích.

Thứ hai, các trung tâm giáo dục thường xuyên cũng đang đầu tư dần về cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục.

Thứ ba, các bạn vẫn có thể thi vào đại học sau khi hoàn thành chương trình giáo dục văn hóa.

Phụ huynh nên cân nhắc các phương án để có sự lựa cho phù hợp với sở thích, năng lực và điều kiện cụ thể của gia đình, mỗi phương án lựa chọn có những thế mạnh của riêng của nó.

Với tỉ lệ chỉ 62% học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội được học trường công lập sau kỳ thi vào lớp 10, nhiều phụ huynh lo lắng con mình sẽ phải học trường tư thục. Bởi vẫn có quan điểm cho rằng trường tư thục sẽ đắt đỏ, môi trường không tốt... Vậy, trường tư thục có thật sự “tệ”?

Học sinh lớp 9 trên địa bàn TP.Hà Nội đang trong trạng thái “chạy đua” với thời gian để ôn luyện, củng cố kiến thức. Bên cạnh việc lo lắng cho lượng kiến thức khổng lồ của 4 môn thi, các thí sinh cũng như các vị phụ huynh còn một nỗi lo khác về việc lựa chọn trường THPT sẽ thi vào.

Những băn khoăn như: Trường “điểm”, trường top 1-2, trường phù hợp với năng lực học... và đặc biệt là trường công lập hay trường tư thục khiến các vị phụ huynh cảm thấy “đau đầu”.

Trường công lập hay tư tốt hơn?

Theo chị Mai - có con năm nay thi vào 10, gia đình chị cùng cô con gái sẽ ưu tiên đặt nguyện vọng vào một trường công lập.

“Trường công lập có rất nhiều ưu điểm cũng như là một sự ‘an toàn’ với các con. Trường công sẽ luôn đảm bảo lượng kiến thức cũng như thời gian, quá trình dạy học theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đạo tạo. Hơn nữa, học phí các trường công lập cũng rất rẻ so với trường tư thục”, chị Mai cho hay.

Nhận định về trường tư thục, vị phụ huynh cho rằng trường chỉ phù hợp với những học sinh mà gia đình có điều kiện kinh tế khá giả.

Trường tư thục thường có mức học phí cao gấp nhiều lần so với trường công lập. Ảnh: LĐO.

“Trường tư thục cũng có nhiều trường tốt, nhưng những trường tốt cũng có yêu cầu tuyển sinh rất cao cùng mức học phí ‘trên trời’.

Trong khi đó, chị Trần Thị Lan Anh, quận Nam Từ Liêm, lại muốn con mình thi và học tại một trường THPT dân lập.

“Kiến thức và giáo trình dạy, học tại trường tư thục không khác so với trường công nhưng khi học tại trường dân lập, con tôi sẽ được trải nghiệm nhiều thứ mà trường công không có” - chị Lan Anh cho hay.

Theo chị, trường tư thục có điểm mạnh là học sinh được trải nghiệm thực tế nhiều hơn thông qua các buổi dã ngoại. Các con sẽ được học về kỹ năng sống, giao tiếp... đồng thời được đào tạo trong môi trường mang tính “quốc tế” nhiều hơn. Ví dụ như có những lớp, trường dạy và học hoàn toàn bằng tiếng Ngoại ngữ.

“Mức học phí cao nhưng đổi lại con tôi sẽ nhận được nhiều hơn”, chị Lan Anh nói.

“Chênh lệch học phí là để môi trường học tốt hơn”

Trao đổi với báo Lao Động, Thạc sỹ Nguyễn Anh Tuấn [Phó hiệu trưởng Trường THCS, THPT Lê Quý Đôn – một trường tư thục ở Hà Nội] cho biết, định kiến trường tư thục là nơi chỉ chờ để đón nhận những học sinh “không vào được đâu thì vào” đã không còn đúng.

“Nhiều trường tư bây giờ cũng rất đầu tư cho chất lượng dạy và học”, thầy Tuấn nói.

Theo vị thạc sỹ, chi phí chênh lệch giữa trường công lập và dân lập có nhiều lý do và sự chênh lệch sẽ đem lại nhiều giá trị khác biệt có lợi cho bản thân học sinh.

Học sinh học trường dân lập có điều kiện học tập tốt hơn. Ảnh: Nam Lê.

“Các trường tư sẽ đầu tư môi trường, điều kiện học tập cũng như cơ sở vật chất tốt” - thầy Tuấn nhận xét.

Vị Phó hiệu trưởng đưa ra những ví dụ cụ thể ngay tại ngôi trường mà thầy quản lý như: Các lớp học chỉ tối đa 30 học sinh, 100% phòng học có điều hòa, máy chiếu, các thiết bị hiện đại phục vụ việc dạy – học, đồng thời phương pháp dạy cũng tiên tiến...

“Các trường tư thục thường bên cạnh việc đảm bảo chương trình học, thì sẽ còn ưu tiên nhiệm vụ phát triển năng lực cá nhân, tổ chức các hoạt động tập thể rèn kỹ năng sống, các CLB”, thầy Tuấn nói.

Giải thích thêm về mức học phí chênh lệch giữa trường công lập và dân lập, vị Phó hiệu trưởng cho biết, trường tư thục sẽ phải “tự lực cánh sinh” từ cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, xây dựng, thiết bị... còn trường công lập sẽ được nhà nước hỗ trợ gần như hoàn toàn.

Theo nghị quyết 05/2020/NQ-HĐND của HĐND TP.Hà Nội, mức học phí năm học 2020-2021 đối với các trường THPT công lập sẽ dao động từ 24.000 – 217.000 đồng/học sinh/tháng phụ thuộc vào từng điều kiện địa bàn. Trong khi đó, theo tìm hiểu của PV, đối với các trường dân lập trên địa bàn Hà Nội, mức học phí thấp nhất là từ 900.000 đồng/học sinh/tháng và cao nhất lên đến hàng chục triệu đồng/tháng.


Tuyển sinh Trường công lập Thi lớp 10 Thi vào lớp 10 Thi THPT Trường dân lập

Chi tiết kế hoạch và lịch thi vào lớp 10 tại các tỉnh, thành phố năm 2021

Thi vào lớp 10 Hà Nội: Giáo viên “mách nước” ôn thi Lịch sử cho học sinh

Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên lùi lịch thi vào lớp 10

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mai văn Tuân

Cho tôi hỏi học sinh không có hộ khẩu Hà Nội năm nay có được thi vào trường công lập không ạ .Từ lớp 1- 9 con tôi ở Hà Nội .Xin mọi người cho tôi hỏi...

Chủ Đề