Đánh giá công tác quản lý đất đai

 Sáng ngày 10/6/2022, UBND huyện tổ chức hội nghị đánh giá công tác Quản lý đất đai trong thời gian qua,  nghe phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong công tác này tại cơ sở và triển khai 1 số nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.

 Dự và chủ trì Hội nghị có đồng chí Nguyễn Tiến Quyền- Phó Bí thư Huyện ủy- Chủ tịch UBND huyện, lãnh đạo và chuyên viên phòng Tài nguyên và MT, lãnh đạo Chi nhánh văn phòng ĐKĐĐ, Trung tâm phát triển quỹ đất và cụm CN,  cùng 1 số phòng ban có liên quan. Ở xã, Thị trấn có đồng chí Chủ tịch UBND, công chức TNMT.

             Ảnh: Toàn cảnh hội nghị

   Thời gian qua,  được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở, công tác TNMT có nhiều chuyển biến tích cực, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thống kê đất đai được triển khai đúng kế hoạch. Phòng TN-MT đã tham mưu cho UBND huyện hoàn thành lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đến năm 2030, đã thẩm định công khai kết quả thống kê đất đai cấp xã và hoàn thành thống kê đất đai cấp huyện năm 2021.

Trong công tác thu hồi đất, GPMB; phòng đã tham mưu cho UBND huyện ban hành 94 thông báo, 197 quyết định thu hồi đất với tổng diện tích 6,08 ha để thực hiện các công trình dự án, thẩm định 6 phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư với tổng diện tích bồi thường, hỗ trợ trên 18,36 tỷ đồng. Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện đúng quy định. Từ đầu năm đến nay,  đã thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai chuyển và trình UBND huyện ký 715 giấy Chứng nhận cấp lần đầu, đính chính 103 giấy chứng nhận theo thẩm quyền.  Phòng TNMT đã phối hợp tham mưu UBND huyện trình tự, thủ tục tổ chức đấu giá, công nhận kết quả trúng đấu giá QSDĐ điểm dân cư Đồng kênh xã Quỳnh Hồng, tham mưu phê duyệt phương án, chuẩn bị đấu giá QSDĐ tại 1 số xã…

Công tác giải quyết  đơn, thư, khiếu nại, vi phạm về đất đai tại 1 số địa phương  trong huyện, lĩnh vực Môi trường, tài nguyên, khoáng sản được triển khai thực hiện hiệu quả.

 Hội nghị đã dành nhiều thời gian để các đại biểu phát biểu thảo luận, đại diện các ngành liên quan trả lời làm rõ 1 số vấn đề liên quan đến công tác quản lý đất đai, môi trường, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất….

Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Tiến Quyền-  Phó Bí thư HU- Chủ tịch UBND huyện ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đã đạt được công tác quản lý đất đai, TNMT  thời gian qua, đồng chí cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế cần khắc phục và định hướng phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới, nhất là trong công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất: yêu cầu các ngành liên quan  cần phối hợp với địa phương giải quyết dứt điểm những khó khăn vướng mắc trong công tác này, thực hiện đúng quy trình, quy định, đảm bảo thời gian; kịp thời phát hiện ngăn chặn và xử lý những vi phạm về đất đai theo đúng quy định của pháp luật, làm tốt công tác quản lý về môi trường….từ đó nâng cao hiệu lực Quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai và MT./.

[HNM] - Thời gian qua, liên tiếp xảy ra những vụ việc cán bộ, công chức, lãnh đạo tại các tỉnh, thành phố như: Khánh Hòa, Đồng Nai, Trà Vinh, Bình Dương... bị khởi tố, xét xử vì hành vi vi phạm trong quản lý đất đai. Từ những vụ việc như vậy, dư luận, bạn đọc bày tỏ sự đồng tình và tin tưởng, quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc siết chặt quản lý tài sản công sẽ góp phần tạo cơ chế phòng ngừa sai phạm để có môi trường đầu tư bất động sản ngày càng minh bạch, công bằng.

Bà Lê Thanh Hoa, đảng viên Chi bộ Văn phòng 1, Đảng bộ Công ty TNHH một thành viên Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội: 
Bài học răn đe, cảnh tỉnh cán bộ, lãnh đạo để thực hiện nghiêm quy định của pháp luật

Chưa bao giờ có nhiều cán bộ lãnh đạo tại các tỉnh, thành phố bị đưa ra truy tố, xét xử vì liên quan đến những vi phạm quy định về quản lý đất đai như thời gian qua. Điều đó cho thấy, công tác đấu tranh với những hành vi tham ô, tham nhũng, làm trái quy định Nhà nước thực sự không có “vùng cấm”, không còn khái niệm “hạ cánh an toàn”. Đây là bài học lớn có tính chất răn đe, cảnh tỉnh những người ở vị trí lãnh đạo để họ hiểu đúng vị trí, chức trách của mình, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý đất đai, công sản; từ bỏ tư duy nhiệm kỳ..., đóng góp ngày càng nhiều hơn, thực chất hơn vào sự phát triển của địa phương, đất nước.

Đảng viên Nguyễn Quốc Hải, Chi bộ số 2, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng: 
Hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực trong công tác quản lý nhà nước

 Qua theo dõi việc khởi tố hàng loạt cán bộ lãnh đạo tại các tỉnh, thành phố liên quan đến những sai phạm trong quản lý đất đai; vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý tài sản, gây thất thoát, lãng phí…, tôi nhận thấy hầu hết các vụ án đều có điểm chung. Đó là sự tha hóa, biến chất, lạm quyền của một bộ phận cán bộ chủ chốt. Khi những lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm “lên ngôi”, hệ lụy tất yếu là kỷ cương, kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước bị buông lỏng, thay thế bằng những “luật lệ riêng” do một số cán bộ lãnh đạo chi phối, nhằm phục vụ lợi ích nhóm. Do đó, để ngăn chặn tình trạng này, nhất thiết phải “nhốt quyền lực trong lồng cơ chế”. Hoàn thiện thể chế để kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, công tác quản lý nhà nước là những nhiệm vụ cấp bách hiện nay.

Đảng viên Trần Trúc Thanh, Chi bộ 8, phường Trung Liệt [quận Đống Đa]:  
Tin tưởng, kỳ vọng Hà Nội xử lý dứt điểm việc sử dụng đất sai mục đích

Tôi được biết, sau khi Thành ủy Hà Nội ban hành Chỉ thị số 13-CT/TU “Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác quản lý đất đai và quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố Hà Nội”, UBND thành phố Hà Nội đã có kế hoạch tổ chức kiểm tra, thanh tra, làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan và đưa ra phương án, biện pháp xử lý nghiêm theo thẩm quyền, quy định của pháp luật đối với các dự án vi phạm pháp luật về đất đai. Với 14 giải pháp đưa ra cùng sự vào cuộc quyết liệt của UBND thành phố Hà Nội, tôi tin tưởng và kỳ vọng Hà Nội sẽ xử lý dứt điểm việc sử dụng đất sai mục đích.

Ông Vương Đăng Cầu, Chi bộ thôn Quảng Tái, xã Trung Tú, huyện Ứng Hòa: 
Quản lý chặt từ khâu nghiên cứu, lập dự án đầu tư đến khi thực hiện

Các vi phạm về đất đai còn kéo dài, chưa được giải quyết dứt điểm nên Hà Nội đã đưa ra giải pháp cụ thể như tăng cường quản lý, giám sát, hậu kiểm tiến độ đầu tư, định kỳ đánh giá đầu tư, bảo đảm quản lý chặt từ khâu nghiên cứu lập dự án đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư đến khi thực hiện xong dự án theo quy định. Thực hiện kiểm tra, phân loại, xử lý với từng dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng chưa giải phóng mặt bằng để thu hồi, hủy bỏ các quyết định… Nếu các cơ quan chức năng nghiêm túc triển khai các giải pháp mà UBND thành phố Hà Nội đề ra, công tác quản lý đất đai của Hà Nội sẽ có nhiều chuyển biến.

Ông Đặng Ngọc Vẻ, chung cư N02-T2, Khu Ngoại giao Đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm: 
Tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát

Theo tôi, đây là tín hiệu tốt, thể hiện quyền lực, vai trò quản lý và quyết tâm cao của Đảng, Nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị trong việc bài trừ tham ô, tham nhũng; kiên quyết xử lý những cán bộ thoái hóa, biến chất, cố ý làm trái quy định pháp luật để phục vụ lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Tuy nhiên, qua những vụ việc này cho thấy, còn có những “kẽ hở” trong hệ thống pháp lý. Là những cán bộ đứng đầu các tỉnh, thành phố, những quyết định sai trái của các cá nhân này đã gây thiệt hại cho Nhà nước hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng, chưa kể những thiệt hại vô hình khác. Đây là bài học trong công tác quản lý, do đó cần sớm rà soát, hoàn thiện hành lang pháp lý, tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát trong quản lý tài sản công, đặc biệt là đất đai.

Thực trạng quản lý đất đai ở địa phương

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia. Vấn đề quản lý sử dụng đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả luôn được các quốc gia quan tâm. Ở Việt Nam, để quản lý và sử dụng đất đai tiết kiệm, hiệu quả, phục vụ tốt nhất quyền và lợi ích của các chủ thể trong xã hội, nhà nước thực hiện chủ trương phân cấp mạnh mẽ cho chính quyền địa phương quản lý đất đai trên cơ sở pháp luật.

Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, các cấp chính quyền địa phương đã thực hiện thẩm quyền quản lý đất đai của mình trên cơ sở quy định của pháp luật. Các chính sách đất đai bước đầu phát huy hiệu quả, đất đai được sử dụng ngày càng có hiệu quả, tiết kiệm hơn, tiềm năng đất đai đã được khai thác phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và yêu cầu cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên , bên cạnh đó vẫn còn một số chính quyền địa phương chưa thực hiện một cách nghiêm chỉnh về pháp luật đất đai. Không ít địa phương có biểu hiện tùy tiện trong việc giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất hay nhiều cán bộ nhũng nhiễu gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp khi giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai.

Để hiểu rõ hơn về thực trạng quản lý đất đai ở địa phương, Quý bạn đọc có thể thâm khảo bài viết dưới đây của Luật Phamlaw.

1. Quản lý đất đai là gì?

Quản lý đất đai là quá trình sử dụng và phát triển nguồn tài nguyên đất ở cả khu vực nông thôn và thành thị. Theo đó, nếu việc quản lý đất đai không tốt sẽ dẫn đến việc sử dụng đất sai mục đích, khai thác quá mức gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

Đây là hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện trên thực tế các chính sách của nhà nước về lĩnh vực đất đai. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc nắm chắc tình hình sử dụng đất đai, phân phối và phân phối lại theo quy hoạch, kế hoạch, trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất đai với mục đích sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hiệu quả, tiết kiệm.

2. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương

Ở địa phương: Cơ quan quản lý đất đai được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tổ chức dịch vụ công về đất đai được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ.

Riêng với cơ quan quản lý đất đai tại địa phương, Điều 4 Nghị định 43/2014/NĐ-CP [được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP] nêu rõ:

Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương bao gồm:

– Sở Tài nguyên và Môi trường [cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương]

– Phòng Tài nguyên và Môi trường [cơ quan quản lý đất đai ở quận, huyện, thị xã]

– Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký đất đai được giao thực hiện một số nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về đất đai.

3. Thực trạng quản lý đất đai ở địa phương

Hiện nay tình hình quản lý và sử dụng đất đai theo quy định của Luật đất đai 2013 ở các địa phương đã được thực hiện, tuy nhiên do hiện nay chưa có nội dung, quy trình hướng dẫn cụ thể nên mỗi địa phương thực hiện theo một cách riêng, chưa thành nền nếp thường xuyên hàng năm; nội dung đánh giá chưa đầy đủ và chưa sâu; chất lượng đánh giá còn hạn chế, chưa sát thực tế, còn mang tính chủ quan, định tính mà thiếu các thông tin, số liệu chứng minh; hình quản lý đất đai theo yêu cầu của Luật Đất đai 2013.

Một số cơ quan chức năng chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm trong quản lý đất công, công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa kịp thời; thiếu quan tâm theo dõi, thanh tra, kiểm tra, đùn đẩy trách nhiệm, chưa kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm… dẫn đến gây thất thoát, lãng phí nguồn tài nguyên đất đai. Các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng, quy định quản lý kiến trúc đến nay chưa phủ kín địa bàn làm hạn chế quyền xây dựng nhà ở hợp pháp của người dân. Cấp ủy đảng, chính quyền một số đơn vị phường, xã thiếu sự quan tâm chỉ đạo, có lúc còn buông lỏng trong công tác quản lý đất đai. Mặt khác, nhận thức pháp luật về đất đai trong Nhân dân còn nhiều hạn chế dẫn đến tình trạng vi phạm như lấn chiếm, xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Chính quyền các cấp không xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm về đất đai, nhất là các khu dân cư tự phát, các trường hợp phân lô, bán nền trái pháp luật, điều mà lẽ ra, cần phải được quản lý chặt chẽ.

Nguyên nhân chủ yếu là do hiện nay chưa xây dựng được hệ thống theo dõi đánh giá và hướng dẫn thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước; việc đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở địa phương còn chưa được quan tâm, chưa tổ chức được bộ máy để triên khai, chưa xây dựng kế hoạch thực hiện, chưa có được tiêu chí thống nhất, chưa có nội dung đánh giá đầy đủ; vì thế chưa có được những kết quả đánh giá sát thực với từng địa phương và thống nhất trên cả nước; ngoài ra hệ thống cơ quan kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về đất đai còn thiếu ổn định về tổ chức; lực lượng còn mỏng; năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai; đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã còn chưa được ổn định; trang thiết bị phục vụ hoạt động phát hiện và xử lý vi phạm còn thiếu; quy định mức xử phạt vi phạm còn thấp và việc xác định mức xử phạt hành chính theo quy định hiện hành còn khó khăn.

4. Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác đánh giá quản lý, sử dụng đất đai ở các cấp

Để hoàn thành mục tiêu và định hướng phát triển đến năm 2030 là xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại, đạt trình độ của các nước phát triển trong khu vực thì việc đánh giá công tác quản lý và sử dụng đất đai của các địa phương từ khi có Luật đất đai 2013 đến nay là rất quan trọng; giúp cơ quan quản lý nhà nước đánh giá tổng quan tình hình quản lý, sử dụng đất trong thời gian qua từ đó hoạch định các chính sách quản lý trong thời gian tới, để góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, ngành quản lý đất đai cần quan tâm thực hiện được các nội dung giải pháp chủ yếu sau:

[1] Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đất đai trên nguyên tắc tiếp tục duy trì chế độ sở hữu toàn dân về đất đai; tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho đất đai tham gia thị trường bất động sản; khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai; đảm bảo dân chủ, công bằng xã hội và phát triển bền vững.

[2] Hoàn thiện hệ thống điều tra, đánh giá tài nguyên đất, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin, tư liệu về số lượng, chất lượng, tiềm năng và môi trường đất phục vụ cho việc hoạch định chính sách và ban hành quyết định của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất.

[3] Xây dựng hệ thống đăng ký đất đai hiện đại với quy trình, thủ tục cơ bản được tự động hóa bằng công nghệ số; triển khai thống nhất trong cả nước hệ thống hồ sơ địa chính dạng số được chỉnh lý biến động thường xuyên đầy đủ, kịp thời; trong đó, hoàn thành việc xây dựng và vận hành hệ thống hồ sơ địa chính dạng số ở một số tỉnh và thành phố.

[4] Xây dựng hệ thống kiểm kê, thống kê đất đai được tự động hóa dựa trên hệ thống hồ sơ địa chính dạng số được cập nhật chỉnh lý thường xuyên, đầy đủ, đảm bảo cung cấp số liệu thống kê, kiểm kê nhanh chóng và chính xác.

[5] Hoàn thiện hệ thống quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất với vai trò công cụ quản lý nhà nước về đất đai, đảm bảo phân bổ tài nguyên đất đai hợp lý, quản lý và sử dụng đất hiệu quả, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước.

[6] Hoàn thiện hệ thống các công cụ tài chính, kinh tế đất để điều tiết các quan hệ đất đai và quản lý thị trường bất động sản. Trong đó, hệ thống định giá đất đảm bảo được yêu cầu định giá đất phục các mục đích khác nhau trong quản lý, sử dụng và giao dịch về quyền sử dụng đất; hệ thống phát triển quỹ đất được hoàn thiện về các mặt quy trình chuyên môn, cơ chế và tiềm lực tài chính hợp lý, đáp ứng nhu cầu tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

[7] Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nhằm đưa công tác quản lý, sử dụng đất theo đúng pháp luật.

[8] Hoàn thành việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai thành một bộ phận của Hệ thống Dữ liệu Quốc gia.

[9] Kiện toàn hệ thống bộ máy tổ chức; nâng cao năng lực cán bộ ngành Quản lý đất đai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, đảm bảo chức năng thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trên phạm vi cả nước, có sự phân công, phân cấp rõ ràng, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ ngang tầm trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực nhằm phát huy cao nhất năng lực thể chế và hiệu quả của công tác quản lý đất đai trên phạm vi cả nước.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Phamlaw về thực trạng quản lý đất đai ở địa phương. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.

Video liên quan

Chủ Đề