Đài thờ trà kiệu được phát hiện ở đâu

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu hỏi mở đầu trang 86 Bài 19 Lịch Sử lớp 6: Dưới đây là đài thờ Trà Kiệu, một kiệt tác điêu khắc Chăm-pa [thế kỉ IX]. Hình ảnh này gợi cho em suy nghĩ gì về trình độ kĩ thuật cũng như đời sống văn hóa của cư dân Chăm-pa xưa?

Quảng cáo

Lời giải:

* Mô tả sơ lược về Đài thờ Trà Kiệu:

Đài thờ Trà Kiệu được làm bằng chất liệu đá sa thạch, có kích thước: cao 128cm, dài 190cm, rộng 190 cm, có niên đại thế kỷ VII-VIII. 

- Kết cấu đài thờ gồm 3 phần:

+ Phần thứ nhất là bệ hình vuông có chạm khắc chi tiết trên 4 mặt, ở giữa có ô lõm để đặt phần bệ đỡ chiếc Lin-ga phía trên.

+ Phần thứ 2 là hai thớt tròn đặt chồng lên nhau. Thớt dưới đường kính 138 cm, cao 38cm, có chạm nổi cánh sen ở mặt trên. Thớt trên cùng cỡ, có vòi nhô ra 41 cm, mặt dưới chạm cánh sen.

+ Phần thứ ba là chiếc lin-ga đặt xuyên qua hai thớt tròn của phần thứ hai.

Tinh hoa nghệ thuật của đài thờ Trà Kiệu tập trung phần bệ vuông phía dưới, với bốn cạnh có chạm khắc rất tinh xảo: 

+ Một cạnh của bệ chạm khắc 11 nhân vật hình dáng gần giống nhau, trong tư thế múa.

+ Ba cạnh còn lại chạm khắc các nhân vật với các hình dáng, tư thế khác nhau, cảnh sinh hoạt tôn thờ của các vị thần…

=> Theo các nhà nghiên cứu, 4 cảnh chạm khắc quanh đài thờ mô phỏng theo những trích đoạn trong sử thi Ra-ma-y-a-na của Ấn Độ.

* Nhận xét:

- Đài thờ Trà Kiệu là hiện vật tiêu biểu cho sự tồn tại của một khu kinh thành và thờ tự của Chămpa có tên gọi là Sin-ha-pu-ra [Trà Kiệu, Duy Xuyên, Quảng Nam hiện nay]

- Đài thờ Trà Kiệu cho thấy:

+ Nghệ thuật điêu khắc của cư dân Chă-pa đã đạt đến trình độ điêu luyện, rất tinh xảo; thể hiện một phong cách nghệ thuật Chăm-pa rất đặc sắc.

+ Là một trong những thành tựu tiêu biểu phản ánh sự giao lưu, ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ [thể hiện qua: ngẫu tượng Linga – Yoni; sử thi Ra-ma-y-a-na…].

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải bài tập Lịch Sử lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống [Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam]. Bản quyền lời giải bài tập Lịch Sử lớp 6 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Hồ Xuân Tịnh - Hồ Tấn Tuấn

     Vào những năm đầu của thế kỷ XX, một số học giả Pháp bắt đầu quan tâm đến di tích Trà Kiệu. Cuộc khai quật khảo cổ đầu tiên tại di tích nầy do J.Y.Claeys thực hiện đã mang lại những kết quả to lớn, cùng với những dấu vết kiến trúc của một toà thành cổ là hàng trăm tác phẩm điêu khắc quý giá đã được phát hiện. Các nhà khảo cổ đã xác định nơi đây xưa kia chính là kinh thành Simhapura của vương quốc Champa. Những tác phẩm điêu khắc ở cố đô nầy với những đặc điểm riêng của mình, đã hình thành nên một phong cách nghệ thuật nổi tiếng - phong cách Trà Kiệu, có niên đại từ giữa đến cuối thế kỷ X.      Tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm - Đà Nẵng [BTĐKC] đang trưng bày một hiện vật mà nhiều nhà nghiên cứu rất quan tâm, đó là đài thờ ký hiệu 22.2 -thường được gọi là đài thờ Trà Kiệu. 

     Đài thờ 22.2 được làm bằng sa thạch, cao 176cm, gồm có hai phần:

      - Phần trên là bộ Linga - Yoni. Linga đã bị mất, được làm lại bằng xi măng. Yoni là một bệ tròn có đường kính 138cm, cao 52cm, bên dưới thể hiện một hoa sen có 4 lớp cánh hoa; mỗi lớp có 18 cánh hoa; những cánh hoa ngoài cùng hơi cong nhọn lên ở đầu mút.      - Phần dưới gồm một thớt tròn, đường kính 138cm, cao 38cm. Phía trên chạm một đoá hoa sen có 4 lớp cánh tương tự như phần dưới bệ Yoni. Kế đến là một khối hình vuông, cạnh 190cm, cao 52cm. Bốn  mặt quanh khối vuông chạm trổ nhiều người. Mặt A và B mỗi mặt có 16 nhân vật, mặt C có 18 nhân vật, mặt D có 11 nhân vật. Ở bốn góc thể hiện 4 con sư tử trong tư thế ngồi, hai chân trước đưa lên đỡ bệ thờ.      Ở phần giữa đài thờ, trước kia có một thớt tròn với một hàng vú chạm trổ chung quanh. Đáng tiếc là trong quá trình di chuyển trừng bày trước đây, thớt tròn nầy đã bị thất lạc.      Trước đây đã có một số ý kiến khác nhau chung quanh vấn đề nội dung và niên đại của đài thờ nầy:      + Theo J.Przyluski thì 4 cảnh chạm quanh đài thờ nầy thể hiện truyền thuyết về sự hình thành vương quốc Phù Nam[1].      + Theo G.Coedes, 4 cảnh chạm chung quanh đế đài thờ thể hiện một văn bản của đạo Vishnu tên là Bhagatapurana, nói về truyền thuyết thần Krisna chữa bệnh cho người gù tê là Trivaka và chuyện Krisna kéo gãy cung thần Kamsa[2].      + Trần Kỳ Phương cho rằng 4 cảnh chạm quanh đài thờ nầy là những trích đoạn của trường ca Ramayana: cảnh Rama kéo gãy cung thần Kamsa của thần Rudra, được vua Yanak gả công chúa Sita, cánh đám cưới... Bốn mặt của đài thờ nầy là 4 cảnh liên hoàn. Niên đại của đài thờ nầy được Trần Kỳ Phương xác định vào thế kỷ VII, thuộc phong cách “Trà Kiệu sớm”[3].

      + Phạm Hữu Mý lại cho rằng nội dung 4 cảnh chạm này là trích đoạn trường ca Mahabharata, một sử thi nổi tiếng của Ấn Độ, nói về dòng họ Bhârata. Tác giả xác định niên đại đài thờ nầy vào đầu thế kỷ X[4].

     Nếu xét về nội dung các cảnh chạm trên đài thờ, chúng tôi nhận thấy ý kiến của Trần Kỳ Phương là hợp lý. Ở mặt A,  nhân vật đang kéo cây cung là Rama  [hoá thân thứ bảy của thần Vishnu]. Trên đầu Rama đội Jata-mukuta, phía sau có một búi tóc lớn. Thân trên để trần, đeo những xâu chuỗi ngọc trên cổ; ở cánh tay và trước ngực đeo những hạt ngọc kết thành chuỗi và xếp thành một đoá hoa ở giữa. Thân dưới của Rama mặc một chiếc sampot ngắn, thắt lưng là dải vải dài và to bản, buông phấp phới ở phía trước và phía sau giống như một chiếc khố.      Theo trường ca Ramayana, vua Yanak ở kinh thành Vidéha lập hoàng hậu đã lâu nhưng không có con. Truyền thuyết cho rằng trong một buổi lễ cày đầu năm, khi vua Yanak mở đường cày đầu tiên, từ trong luống cày đã xuất hiện một bé gái sơ sinh, đó là đứa con mà Mẹ Đất đã ban cho nhà vua, vua Yanak đã đặt tên cho công chúa là Sita. Khi Sita trưởng thành, vua Yanak kén rễ bằng cách đặt điều kiện ai giương được cây cung Kamsa của thần Bảo tố Rudra thì vua sẽ gã công chúa Sita. Nhiều vương tôn công tử đến cầu hôn, nhưng chưa ai kéo được sợi dây cung. Cuối cùng hoàng tử Rama của xứ Kosala đã đến cầu hôn, Rama có một sức mạnh thần kỳ, không chỉ giương được cung mà Rama còn kéo gãy cung. Vua Yanak bèn gã công chúa Sita cho hoàng tử Rama.       Ở mặt B của đài thờ thể hiện cảnh hoàng tử Rama và đoàn tuỳ tùng dâng lễ vật lên vua Yanak. Mặt C thể hiện cảnh rước dâu. Mặt D là những Apsara múa chúc mừng đám cưới của Rama và Sita.       Để xác định niên đại đài thờ nầy, nếu chỉ căn cứ vào nội dung thể hiện trích đoạn của trường ca Ramayana thì không thể đưa ra ý kiến xác đáng. Cần nghiên cứu trên phương diện tiếu tượng học [Iconographie], so sánh những chi tiết được chạm trổ trên đài thờ nầy và một số tác phẩm khác đang được trưng bày ở BTĐKC, từ đó mới có thể xác định niên đại tương đối của đài thờ Trà Kiệu 22.2.      + Về y phục      Các nhân vật nữ trên đài thờ  22.2 mặc hai loại y phục. Có hai nhân vật ở vị trí thứ 1 và thứ 2 của mặt D mặc một loại saroong làm bằng vải trơn mỏng, gần như trong suốt, giống như y phục của các Apsara trên đài thờ Vũ nữ Trà Kiệu 22.5 [BTĐKC]. Một loại y phục khác giống như một chiếc quần dài bó sát vào chân; thắt lưng to bản như một chiếc khố, buông thỏng một dải về phía trước và một dải bay về phía sau trông rất mềm mại. Trên những chiếc quần nầy trang trí hoa văn hình học, với những dải băng ngang hình thoi, hình vuông, tam giác, vành khăn và điểm những đoá hoa 4 cánh xinh xắn. Trên saroong của pho tượng nữ thần Uma ký hiệu 1.1 [BTĐKC] được phát hiện ở Đông Phú [Quảng Ngãi], niên đại vào khoảng thế kỷ XI-XII, cũng có loại hoạ tiết hoa 4 cánh cùng với các dải hoa văn hình thoi, tam giác...      Y phục đàn ông là một loại sampot dài đến đầu gối, giắt múi về phía trước, hơi lệch về một bên, có những nếp gấp ngang hơi cong tạo thành một hình gần như tam giác. Thắt lưng bằng vải to bản, buông thỏng ở phía trước và phía sau như hai dải khố dài chấm gót chân. Kiểu trang phục nầy cũng được thể hiện trên bức phù điêu thần Krisna ký hiệu 17.6 [BTĐKC] có niên đại khoảng thế kỷ X, được phát hiện ở  Khương Mỹ [Quảng Nam]. Trên các tác phẩm điêu khắc Chăm có niên đại từ thế kỷ IX trở về trước chưa thấy xuất hiện kiểu y phục tương tự.      + Về búi tóc.      Đa số các nhân vật trên đế đài thờ có cùng một kiểu tóc, đó là những búi tóc tròn to ở phía sau đầu, được thắt lại bằng một chuỗi ngọc tròn. Trên búi tóc có đính những hạt ngọc và những đoá hoa 4 cánh. Trên bức phù điêu ký hiệu 45.5 [BTĐKC] được xác định niên đại vào thế kỷ XI, những người phụ nữ được thể hiện có búi tóc to và tròn ở sau gáy, trên búi tóc có đính những hạt ngọc tròn; y phục là loại saroong dài chấm gót, trang trí những đường sọc đơn giản.      Đáng chú ý nhất là pho tượng thần Hộ Pháp [Dvarapala] ký hiệu 9.13 [BTĐKC] được tìm thấy tại Tháp Mẫm [Bình Định], có niên đại khoảng thế kỷ XII-XIII. Trên đầu thần Hộ pháp đội một mũ miện, trang trí những đóa hoa cúc ở phía trên và một chuỗi ngọc viền ở dưới. Thần có một búi tóc lớn và tròn ở phía sau; búi tóc được thắt lại bởi một xâu chuỗi ngọc và được bao lại bằng một chiếc bọc có đính những hạt ngọc tròn, tương tự như kiểu búi tóc của các nhân vật trên đài thờ 22.2. Nhìn chung, kiểu búi tóc nầy chỉ xuất hiện trên các pho tượng Champa từ khoảng thế kỷ X trở về sau.      Riêng hai nhân vật Gandharva được thể hiện trên mặt A của đài thờ, với loại búi tóc 3 tầng [kirita-mukuta], nhỏ dần lên phía trên, trang trí những đoá hoa hoặc lá đề, kiểu thức nầy chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Hindu - Java, chỉ xuất hiện từ thế kỷ IX trở về sau.      + Về đồ trang sức.      Tất cả 11 Apsara trên mặt D của đài thờ Trà Kiệu đều đeo những vòng chuỗi hạt trên cổ tay, cánh tay, trên cổ quanh eo với một đoá hoa lớn trước bụng; những dải chuổi ngọc quanh thắt lưng buông chùng nhiều tầng ở phía trước như một chiếc váy ngắn. Những nhân vật nầy đề đeo một loại khuyên tai giống như như tràng hoa dài chấm vai. Cách thể hiện đồ trang sức trên mình các Apsara nầy tương tự như như các Apsara trên đài thờ Vũ nữ Trà Kiệu 22.5 [BTĐKC]. Kiểu trang sức bằng những chuỗi hạt nầy chưa thấy xuất hiện trên những tác phẩm điêu khắc Chăm từ thế kỷ IX trở về trước.      Đáng chú ý hơn, đó là những cánh sen  hơi vễnh cong lên ở đầu mút, xu thế biến đổi của các hoa văn cánh sen trong điêu khắc Champa là từ cánh phẳng, tiến đến hơi vễnh cong ở đầu mút vào khoảng cuối thế kỷ X, và cong nhọn ở đầu mút từ thế kỷ XII trở đi.       Trên đài thờ có một thớt tròn ở giữa hai phần, mặc dù phần nầy đã bị thất lạc, tuy nhiên thông qua một bức ảnh cũ được in trong tác phẩm La Statuaire du Champa et son Évolution của J.Boisselier, có thể thấy một hàng những chiếc vú căng tròn được chạm quanh thớt nầy. Hai đường viền trên và dưới các nhân vật quanh đế đài thờ là những chiếc vú cách điệu nối tiếp nhau.      Tại BTĐKC còn có một số tác phẩm khác có chạm những chiếc vú:      - Bệ thờ Uroya ký hiệu 23.56 được tìm thấy tại Bình Định, có niên đại khoảng thế kỷ XII. Đây là một thớt đá tròn, chung quanh chạm trổ 23 chiếc vú căng tròn.      - Bệ thờ Uroya ký hiệu 23.22, được tìm thấy ở Sơn Triều [Bình Định]. Bệ thờ là một thớt sa thạch tròn, mặt trên chạm một đoá sen, chung quanh thể hiện 29 chiếc vú tròn. Niên đại bệ thờ nầy vào khoảng thế kỷ XII-XIII.      - Đài thờ ký hiệu 22.43, được tìm thấy ở Tháp Mẫm [Bình Định]. Đài thờ hình vuông, phần giữa đài thờ chạm hai hàng vú chạy vòng quanh. Bốn góc thể hiện 4 con sư tử trong tư thế đỡ bệ thờ.      - Nhiều bệ đá, đường trang trí chân tường thuộc phong cách Tháp Mẫm cũng được trang trí bằng những hàng vú tương tự.      Kiểu trang trí những chiếc vú căng tròn thành hàng dài nầy chỉ xuất hiện từ cuối thế kỷ X và phổ biến vào khoảng thế kỷ XI dến XIV.

      Như vậy, với những chứng cứ đã nêu, có thể xác định đài thờ Trà Kiệu 22.2 tại BTĐKC - Đà Nẵng có niên đại vào khoảng cuối thế kỷ X, phù hợp với giai đoạn phát triển nhất của điêu khắc Champa tại kinh thành Simhapura.

---------------
Chú thích:
[1] J.Przyluski. Un chef d’oeuvre de la sculpture Cham: Le pièdestal de Tra Kiêu [Một kiệt tác của điêu khắc Chăm: Đế đài thờ Trà Kiệu. Revue Arts Asiatique, số 6. [1929-1930]. tr 489-493.

[2] G.Coedès. Le pièdestal de Tra Kiêu . BEFEO. XXXI [1930-1931]. Tr. 201-210


[3] Trần Kỳ Phương.  Đọc lại Đài thờ Trà Kiệu - một kiệt tác của nghệ thuật Chăm. Nghiên cứu Nghệ thuật, số 02 -1983. Tr. 64-72.
[4] Phạm Hữu Mý.  Đọc lại nội dung đài thờ Trà Kiệu ký hiệu 22.2 tại Bảo tàng Chăm - Đà Nẵng.  Khảo cổ học số 2-1995. Tr.84-88.

[15/10/2008

Video liên quan

Chủ Đề