Công trình phụ trợ trong xây dựng là gì năm 2024

Tôi công tác trong đơn vị tư vấn thiết kế công trình giao thông. Tôi có thực hiện một công trình phá dỡ như sau: Có khối đá lớn ( khoảng 100m3) trên đỉnh núi có nguy cơ lăn xuống đường tỉnh lộ và các hộ dân ở bên dưới. Do địa hình khó khăn, hiểm trở, để đảm bảo an toàn lao động, đẩy nhanh tiến độ thi công tôi thực hiện biện pháp tổ chức thi công có xây dựng hệ thống tời để vận chuyển các khối đá sau khi phá xuống chân núi. Trong dự toán tôi có tính khối lượng mua máy tời, dây cáp, xây dựng hệ thống trụ tời để phục vụ cho việc vận chuyển đá sau khi phá xuông chân núi. Sau khi phá dỡ xong, chủ đầu tư sẽ thu hồi các vật liệu, phụ kiện, bán thanh lý máy tời. Việc lập dự toán như vậy có đúng theo thông tư số 04/2010/TT-BXD không? Theo thông tư số 04/2010/TT-BXD về việc lập tổng mức đầu tư theo Điểu 4, mục 3.1 Chi phí xây dựng bao gồm: Chi phí phá và tháo rỡ các công trình xây dựng;...., công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; thì có thể coi hệ thống tời phục vụ thi công là công trình phụ trợ phục vụ thi công không? Anh, chị gửi giúp ý kiến về địa chỉ email: [email protected]. Trân trọng cảm ơn!

Công trình phụ trợ trong xây dựng là gì năm 2024

  • 2

- Việc lập dự toán như vậy là đúng. Bạn cần căn cứ vào biện pháp thi công, điều kiện cụ thể của công trình, công việc cần làm để lập dự toán cho đủ. - Hiện tại lập dự toán theo Thông tư số 06/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng (đã thay thế Thông tư số 04/2010/TT-BXD). - Trong Luật Xây dựng hiện chỉ có Khoản 1 Điều 131 Xây dựng công trình tạm có định nghĩa về công trình tạm

1. Công trình xây dựng tạm là công trình được xây dựng để phục vụ thi công xây dựng công trình chính.

Còn công trình phụ trợ không có định nghĩa rõ trong luật, chỉ trong Nghị định số 32/2015/NĐ-CP "Chi phí xây dựng gồm chi phí phá dỡ các công trình xây dựng, chi phí san lấp mặt bằng xây dựng, chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình, xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công". Ta tự vận dụng thôi.

Công trình phụ trợ là công trình phục vụ việc quản lý, bảo vệ đê điều, bao gồm công trình tràn sự cố; cột mốc trên đê, cột chỉ giới, biển báo đê điều, cột thủy chí, giếng giảm áp, trạm và thiết bị quan trắc về thông số kỹ thuật phục vụ công tác quản lý đê; điếm canh đê, kho, bãi chứa vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão, trụ sở Hạt quản lý đê, trụ sở Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão; công trình phân lũ, làm chậm lũ; dải cây chắn sóng bảo vệ đê.

Xác định công trình tạm, công trình phụ trợ và thủ tục thẩm định phê duyệt

Căn cứ Điều 131 Luật xây dựng 2014 quy định:

  • Công trình xây dựng tạm là công trình được xây dựng để phục vụ thi công xây dựng công trình chính.
  • Chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng tự tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng và thực hiện xây dựng công trình tạm theo thiết kế, dự toán xây dựng được duyệt.
  • Công trình xây dựng tạm phải được dỡ bỏ khi đưa công trình chính của dự án vào khai thác sử dụng, trừ trường hợp công trình xây dựng tạm phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt.

Về biện pháp thi công công trình thì căn cứ Điều 113 Luật xây dựng 2014 quy định nhà thầu thi công có nghĩa vụ lập và trình Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế biện pháp thi công theo quy định của pháp luật.

Trên đây là tất cả thông tin nội dung về công trình phụ trợ là gì cũng như cách xác định công trình tạm, công trình phụ trợ và thủ tục thẩm định phê duyệt. Mong rằng bài viết trên đem đến nhiều hữu ích cho quý bạn đọc.

Công ty chúng tôi có tham gia thi công một công trình Xử lý cấp bách do UBND huyện làm chủ đầu tư. Hiện tại công trình đang đến bước phê duyệt Dự án thiết kế Bản vẽ thi công + dự toán do Sở NN&PTNT có chức năng thẩm định. Công trình có một số hạng mục như: Đường công vụ phục vụ thi công; đắp đê quây tạo mặt bằng; bờ vây dẫn dòng; hệ thống đà giáo, thép hình để phục vụ thi công; cừ Larsen chống sạt đất khi thi công hố móng; các hạng mục này có được gọi là công trình tạm hay không? Ngoài ra Các hạng mục thuộc về biện pháp để thi công công trình chính như: Hệ thống đà giáo, thép hình để phục vụ thi công; cừ Larsen chống sạt đất khi thi công hố móng trong trường hợp này có được coi là công trình tạm hay không?

Căn cứ Điều 131 Luật xây dựng 2014 quy định:

- Công trình xây dựng tạm là công trình được xây dựng để phục vụ thi công xây dựng công trình chính.

- Chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng tự tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng và thực hiện xây dựng công trình tạm theo thiết kế, dự toán xây dựng được duyệt.

- Công trình xây dựng tạm phải được dỡ bỏ khi đưa công trình chính của dự án vào khai thác sử dụng, trừ trường hợp công trình xây dựng tạm phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệ

Mặt khác căn cứ Khoản 3 Điều 43 Nghị định 59/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật xây dựng 2014 theo đó các hạng mục đường công vụ phục vụ thi công, đắp đê quây tạo mặt bằng, bờ vây dẫn dòng được hiểu là các công trình tạm.

Các hạng mục hệ thống đà giáo, thép hình, cừ larsen thuộc về thiết kế biện pháp thi công không phải công trình xây dựng tạm.

Về biện pháp thi công công trình thi căn cứ Điều 113 Luật xây dựng 2014 quy định nhà thầu thi công có nghĩa vụ lập và trình Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế biện pháp thi công theo quy định của pháp luật. Như vậy biện pháp thi công công trình trong trường hợp này là do nhà thầu thi công lập và trình cho chủ đầu thư phê duyệt.

Xây dựng công trình phụ trợ là gì?

3. Công trình phụ trợ là công trình xây dựng không sử dụng cho việc thờ tự của cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo gồm nhà ở, nhà khách, nhà ăn, nhà bếp, tường rào và các công trình tương tự khác trong khuôn viên cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo.

Các hạng mục phụ trợ là gì?

Hạng mục phụ trợ là các hạng mục phục vụ quản lý và được xây dựng để phục vụ các hạng mục xây dựng chính. 1. Ví dụ, trong công trình xây dựng, bãi đậu xe có thể coi là hạng mục phụ trợ. For example, in a building construction, a parking lot can be considered an ancillary item.

Công trình phụ là gì?

Nhà công trình phụ hay còn được gọi là khu vực vệ sinh, hay phòng tắm và nhà vệ sinh... là nhiều cái tên để chỉ chung 1 phần cấu trúc trong căn nhà được thiết kế để sử dụng riêng cho việc vệ sinh của mỗi thành viên trong gia đình.