Con trai Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao bị chém

Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí


Tội phạm tham nhũng tăng cao

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí vừa có báo cáo công tác gửi tới Quốc hội.

Theo báo cáo, trong thời gian qua hành vi vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý thị trường chứng khoán diễn ra với thủ đoạn tinh vi, phức tạp, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà đầu tư, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của thị trường tài chính, chứng khoán Việt Nam. Điển hình: Vụ án Trịnh Văn Quyết cùng đồng phạm, xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, Công ty cổ phần Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan.

Cùng với đó là hành vi phát hành trái phiếu trái quy định nhằm chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn như: Vụ án Đỗ Anh Dũng-Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh cùng đồng phạm đã có hành vi gian dối, sử dụng 3 công ty thành viên phát hành 9 đợt trái phiếu trái quy định pháp luật, tổng trị giá 10.300 tỷ đồng, để huy động tiền của nhà đầu tư, nhưng không sử dụng vào các hoạt động kinh doanh theo hồ sơ phát hành trái phiếu.

Về con số cụ thể, Viện trưởng VKSND Tối cao cho biết, tội phạm tham nhũng, chức vụ, đã khởi tố mới 219 vụ (tăng 48,9%). Trong đó, chủ yếu xảy ra trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quản lý đất đai, đầu tư các dự án, y tế...

Đặc biệt, nhiều đối tượng lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19 để thực hiện hành vi phạm tội; nhiều vụ tham nhũng, chức vụ xảy ra trong lĩnh vực y tế. Điển hình: Vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Đưa hối lộ” và “Nhận hối lộ” xảy ra tại Công ty Việt Á và các địa phương liên quan; vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại Bệnh viện Thủ Đức; vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, xảy ra tại Công ty Cổ phần đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ…

Tiếp tục đề xuất xây dựng Luật Đăng ký tài sản

Về nguyên nhân của việc phát hiện và xử lý tội phạm về tham nhũng tăng, Viện trưởng VKSND Tối cao cho biết, do các cơ quan bảo vệ pháp luật trên toàn quốc đã bám sát chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; chủ động nhận diện, dự báo sát tình hình, đúng, trúng hành vi vi phạm về tham nhũng, nhất là trong lĩnh vực đấu thầu, đấu giá, cổ phần hoá, y tế, giáo dục, ngoại giao để phát hiện, xử lý sai phạm và đã đẩy mạnh công tác phát hiện, xử lý loại tội phạm này.

VKSND Tối cao đã thực hiện nghiêm, hiệu quả những nhiệm vụ, yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra trong việc áp dụng các biện pháp thu hồi tài sản trong các vụ án về tham nhũng, kinh tế. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, TAND tối cao trong phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật các vụ án tham nhũng, kinh tế lớn .

Để khắc phục nguyên nhân phát sinh các vụ án tham nhũng, kinh tế xảy ra trong lĩnh vực đầu tư công, việc đấu thầu mua sắm tài sản, trang thiết bị, thực hiện các dự án, đề nghị Quốc hội tiếp tục chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật, chính sách, cơ chế quản lý kinh tế nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm những vi phạm trong các lĩnh vực này.

Đặc biệt, Viện trưởng VKSND tối cao tiếp tục đề xuất xem xét, bổ sung xây dựng Luật Đăng ký tài sản vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội trong nhiệm kỳ XV.

Theo lịch xét xử, TAND quận 3 TP.HCM sẽ đưa vụ án Trương Quốc Hiếu với tội danh “Cố ý gây thương tích”, ra xét xử sơ thẩm vào ngày 6/3 tới đây.

Trước đó như Tiền Phong đã nhiều lần phản ánh, do mâu thuẫn từ trước giữa gia đình ông Trương Quốc Huân và Tạ Văn Chỉ (cùng ngụ chung cư Nguyễn Thiện Thuật, quận 3) nên khoảng 15 giờ ngày 4/5/2015, ông Huân và ông Chỉ đánh nhau. 

Thấy vậy anh Nguyễn Ngọc Phương (con trai ông Chỉ) ra can ngăn. Trương Quốc Hiếu (con trai ông Huân) liền chạy vào nhà lấy dao chém anh Phương trúng vào đỉnh thái dương trái và hai nhát vào trán. Sau đó, Hiếu bỏ chạy bị ngã nên rơi con dao xuống đường.

Ông Chỉ đuổi theo rồi đè lên người Hiếu. Ông Huân chạy tới kéo ông Chỉ lật nằm dưới đường và đè lên người ông Chỉ để Hiếu chạy vào nhà bếp của quán cơm gần đó lấy hai con dao rồi chém liên tiếp vào người ông Chỉ.

Con trai Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao bị chém
Thực nghiệm hiện trường vụ án. Ảnh: Tân Châu.

Theo giám định pháp y của Trung tâm pháp y - Sở Y tế TP.HCM, anh Phương và ông Huân cùng bị thương tích mỗi người 21%. Ngày 1/2/2016, Cơ quan điều tra  Công an quận 3 đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt giam Trương Quốc Hiếu. Tuy nhiên, Viện Kiểm sát đã không phê chuẩn các quyết định này của phía công an.

Trước sự việc trên, báo Tiền Phong vào cuộc, có bài “chém người gây thương tích án binh bất động cả năm”. Sau khi báo phát hành, VKSND Tối cao đã chỉ đạo xử lý vụ việc mà Tiền Phong phản ánh.

Ngày 29/7/2016 phía Viện Kiểm sát phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của cơ quan công an. Quá trình điều tra đủ căn cứ đề nghị truy tố Trương Quốc Hiếu với tội danh “Cố ý gây thương tích”, bị can Hiếu bị truy cứu khoản 2, điều 104 Bộ luật Hình sự, có khung hình phạt 2-7 năm tù.

Trương Quốc Hiếu là con rể dượng của ông N (hiện là phó viện trưởng VKSND 1 địa phương), đây cũng là lý do mà dư luận ‘lời ong, tiếng ve’ khi vụ án kéo dài.

Con trai Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao bị chém

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí - Ảnh: GIA HÂN

Tham luận tại hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sáng 30-6, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí đề nghị một mặt phải xử lý nghiêm những đối tượng tham nhũng, tiêu cực gây hậu quả nghiêm trọng để răn đe, giáo dục.

Đồng thời, ban hành, bổ sung kịp thời chính sách pháp luật về quản lý và chế tài, trách nhiệm trong quản lý, nhất là những lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm dễ tham nhũng, tiêu cực, nhằm bịt các lỗ hổng để không thể lợi dụng được.

Bên cạnh đó, ông cho rằng thực tế cho thấy chính sách pháp luật phục vụ phát triển thời gian qua chưa nhiều so với chính sách pháp luật quản lý, kiểm soát.

Ông Trí đề nghị cần ban hành nhiều chính sách pháp luật tạo động lực phát triển, thu hút nguồn lực, khuyến khích năng động, sáng tạo. Đồng thời, phải đảm bảo các quy định, hành lang pháp lý an toàn, hạn chế rủi ro đối với người thực hiện.

Ông phân tích nếu có khoảng trống thì kẻ xấu sẽ lợi dụng vi phạm, còn không có hành lang pháp lý đảm bảo an toàn thì người tốt sẽ có tâm lý lo sợ rủi ro, không năng động, sáng tạo, không có động lực phấn đấu trong thực hiện nhiệm vụ.

Vì thực tế cố ý làm trái và năng động sáng tạo, hành vi làm giống nhau, chỉ khác là hậu quả hay hiệu quả mà thôi.

Ông Trí cho biết thêm tại kỳ họp Quốc hội mới đây, ông đã nêu những bất cập của điều 219 Bộ luật hình sự 2015 quy định về trách nhiệm của người cán bộ quản lý tài sản công.

Cụ thể, quy định này rất rủi ro cho người thực hiện và đó là lằn ranh đúng - sai rất mong manh trong thực tế. Do đó, kiến nghị sớm có chỉ đạo rà soát để tạo sự đồng bộ, thống nhất, đầy đủ hơn trong hệ thống pháp luật, để đảm bảo 2 yêu cầu kỷ cương chặt chẽ và có hành lang pháp lý đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro, từ đó tạo động lực phát triển.

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị trước mắt cần tập trung tháo gỡ vướng mắc trong đấu thầu mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế và định giá đất để đấu giá hoặc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Ông chỉ rõ, thực tiễn vận động không chờ dừng, không chờ sửa đổi, bổ sung luật, vì thế, chúng ta có thể ban hành nghị định, thông tư hoặc văn bản quy phạm hướng dẫn để giải quyết những vướng mắc, bất cập kịp thời trong thực tế, nếu không sẽ phải chịu hậu quả mới.

Lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nêu thêm Bộ Chính trị đã có kết luận số 14 về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung, nhưng buộc tội bằng pháp luật có chương, điều khoản cụ thể nên kết luận cần tiếp tục chỉ đạo cụ thể hóa hơn nữa để đạt mục đích đề ra.

Dám thay đổi, bổ sung quan điểm, cách làm

Ông Trí chỉ rõ đấu tranh phòng, chống tham nhũng là phức tạp nên cần đồng bộ trong quan điểm, chủ trương, nhận thức, cách làm, thậm chí dám thay đổi, bổ sung quan điểm, cách làm mới để đạt được hiệu quả tốt hơn.

Cụ thể, làm sao thu hồi tài sản nhà nước bị tham nhũng, chiếm đoạt, thất thoát, khắc phục hậu quả tốt hơn nữa, đồng thời tăng tính phòng ngừa, giảm xử lý hình sự với người vi phạm, khi đó, công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của chúng ta sẽ thành công hơn nữa.

Ông nói thêm, kết quả đạt được trong 10 năm qua đáng trân trọng và cần tiếp tục phát huy chủ trương, cách làm tốt.

Song qua tổng kết cần lắng nghe ý kiến nhiều chiều của cán bộ, đảng viên, người dân để có thể bổ sung cách làm mới, có quan điểm, chủ trương mới, từ đó, cụ thể hóa bằng quy định của pháp luật, có phân công nhiệm vụ trong thực hiện để có hiệu quả tốt hơn.

Dẫn kinh nghiệm thực tế từ Trung Quốc cho phép các trường hợp sai phạm khắc phục hậu quả để không bị xử lý hình sự, ông Trí kiến nghị Tổng bí thư, Bộ Chính trị, Trung ương cho chủ trương nghiên cứu, làm theo hướng tăng phòng ngừa, giảm xử lý hình sự mà thay thế bằng khởi kiện dân sự và tạo điều kiện cho chủ thể sai phạm khắc phục hậu quả.

Theo ông Trí, làm như vậy sẽ thu hồi được tài sản thất thoát, tham nhũng và việc khắc phục hậu quả sẽ được nhiều do chủ thể vi phạm sẽ chủ động khắc phục để không bị xử lý hình sự nữa, "mà chúng ta cũng không phải băn khoăn nhiều việc phải xử lý nhiều cán bộ, đồng chí của mình".

THÀNH CHUNG