Cơ sở điều trị Methadone quận Nam Từ Liêm

Chương trình có tính nhân văn cao

10 năm qua, những người bệnh, y bác sĩ tại cơ sở điều trị Methadone của TTYT quận Hai Bà Trưng là những người cảm nhận rõ nhất về hiệu quả của mô hình điều trị thay thế bằng Methadone. Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Mai - Trưởng cơ sở điều trị Methadone, TTYT quận Hai Bà Trưng cho biết, việc điều trị bằng thuốc Methadone đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt, tưởng chừng như không thể rũ bỏ bóng đen của ma túy, không thể vượt qua sự mặc cảm, lỗi lầm để hoàn lương, nhưng, bằng niềm tin, sự quyết tâm, họ đã vượt qua chính mình, cai nghiện bằng Methadone thành công.

“Thật khâm phục ý chí vượt qua sự mặc cảm, lỗi lầm để hoàn lương của nhiều bệnh nhân, trong đó có bệnh nhân V.A.T. (39 tuổi) ở phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, người đã duy trì điều trị bằng Methadone từ năm 2012 đến nay. Từ một người lệ thuộc vào ma túy, cuộc sống rơi vào những vòng xoáy tiêu cực, hiện nay, cuộc sống của T. trở nên có ý nghĩa hơn khi T. có công ăn việc làm ổn định” - bác sĩ Mai chia sẻ.

Theo bác sĩ Mai, cơ sở điều trị Methadone của TTYT quận Hai Bà Trưng được triển khai từ tháng 10/2011, đến nay đã có những thành công nhất định. Những ngày đầu, cán bộ y tế cơ sở phải nhờ đến cơ quan chức năng địa phương đến từng nhà vận động người nghiện tham gia chương trình điều trị Methadone miễn phí vì họ chưa thực sự hiểu những quyền lợi rõ rệt về mặt kinh tế, sức khỏe, an ninh… cho gia đình và toàn xã hội. Đến nay, sau 10 năm, chương trình điều trị Methadone đã có những kết quả ngoài mong đợi khi con số tham gia lên tới 650 lượt bệnh nhân. Việc điều trị bằng thuốc Methadone đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Nhiều bệnh nhân trong những ngày đầu khởi liều họ đã giảm và ngừng sử dụng heroin.

Cải thiện chất lượng cuộc sống người nghiện ma túy

Theo số liệu từ CDC Hà Nội, những năm gần đây, hơn 90% số người điều trị bằng Methadone tự đánh giá chất lượng cuộc sống của họ ở mức tốt hơn sau khoảng thời gian điều trị từ 12 tháng trở lên, trong đó có hơn 70% số người có việc làm, thu nhập. Đặc biệt, mô hình này đã góp phần làm giảm tỷ lệ tội phạm do người nghiện ma túy gây ra, từ 60,8% số người phạm tội trước khi điều trị, xuống còn 3,9% sau 1 tháng điều trị, tiếp tục giảm xuống còn 0,5% sau 6 tháng và 0,2% sau 1 năm điều trị. Để điều trị Methadone đạt hiệu quả cao, Sở Y tế Hà Nội đề nghị 18 cơ sở điều trị Methadone tiếp tục thu dung bệnh nhân tham gia điều trị Methadone, đồng thời, duy trì và nâng cao hiệu quả, chất lượng điều trị, đảm bảo thực hiện quy trình điều trị đúng quy định.

Đặc biệt, để bảo đảm an toàn, 18/18 cơ sở điều trị Methadone tiếp tục duy trì phần mềm hàng ngày, thực hiện cập nhật bệnh nhân trên phần mềm; kết hợp cấp phát thuốc sử dụng phần mềm có quét mã vạch. Với các đơn vị không có cơ sở điều trị Methadone thực hiện công tác tuyên truyền đến người nghiện và người nhà về hiệu quả của việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.

 Có thể thấy, sau 3 - 6 tháng điều trị, bệnh nhân tăng 1 kg, sau 1 năm tăng 3 kg và từ năm thứ 3 trở đi, bệnh nhân tăng ổn định từ 5 - 6 kg và giữ thể trạng đều đều vì những độc tố của heroin được đào thải… Sau 3 tháng điều trị, tỷ lệ dùng heroin giảm khoảng 70%, sau 2 năm chỉ còn 3%. Đặc biệt, sau 3 - 6 tháng điều trị, có tới 41% bệnh nhân bắt đầu có việc làm. Sau 1 năm con số này lên tới 65% và sau 3 - 6 năm có đến 87% bệnh nhân có việc làm và thu nhập ổn định, 20% bệnh nhân đã lấy vợ sinh con.


Theo Tiengchuong.vn

Ngày 24/10/2014, Ông Michel Sidibe - Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc kiêm Giám đốc điều hành UNAIDS đã đến thăm và làm việc về hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Tiếp ngài Michel Sidibe có GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cùng các đồng chí lãnh đạo cục, vụ thuộc Bộ Y tế, UBND thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm, đại diện các tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam...

Báo cáo của Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm cho biết, thời gian qua trung tâm đã nỗ lực triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS: tiếp cận với các quần thể nguy cơ nhiễm HIV gồm người tiêm chích ma túy, người đồng tính nam (MSM), gái mại dâm..., tư vấn khuyến khích và hỗ trợ họ đi xét nghiệm HIV và điều trị thay thế bằng methadone. 100% người bệnh điều trị tại cơ sở điều trị methadone đều được sàng lọc lao trong lần khám bệnh đầu tiên và các lần tái khám; xét nghiệm sàng lọc viêm gan B, C... Hiện cơ sở điều trị methadone tại trung tâm đang điều trị cho 302 bệnh nhân. 100% bệnh nhân cải thiện về sức khỏe, hơn 70% bệnh nhân đi làm trở lại hoặc xin được việc làm sau khi điều trị ổn định.

Việc chăm sóc điều trị cho người nhiễm HIV được Trung tâm triển khai từ năm 2006: quản lý bệnh nhân tại phòng khám ngoại trú, điều trị nhiễm trùng cơ hội, điều trị dự phòng lao, chuyển tiếp các dịch vụ, đánh giá sức khỏe bệnh nhân qua tái khám định kỳ 1 lần/tháng và tái khám đột xuất, qua xét nghiệm; dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và một số dịch vụ khác như điều trị đồng nhiễm lao/HIV, hỗ trợ tinh thần (chăm sóc tại nhà, tham gia sinh hoạt câu lạc bộ)...

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Michel Sidibe đã đánh giá cao những nỗ lực và kết quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm nói riêng và của Việt Nam nói chung trong thời gian qua và mong rằng Việt Nam cần tăng cường hơn nữa các nỗ lực trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Ông Sidibe cũng kêu gọi Chính phủ Việt Nam, Bộ Y tế hưởng ứng và cam kết thực hiện mục tiêu 90-90-90 của Liên hợp quốc đưa ra là: 90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV liên tục và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng virut ở mức thấp và ổn định hay còn gọi là tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế. Ông cũng khẳng định, các tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam sẽ luôn luôn sát cánh cùng Việt Nam trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS và đề nghị cộng đồng quốc tế tăng cường hỗ trợ Việt Nam để tiến tới đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ vào năm 2015 và mục tiêu 90-90-90 để có thể kết thúc dịch AIDS vào năm 2030.

Xuân Thủy


Cơ sở điều trị Methadone quận Nam Từ Liêm

 Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác pháp lý và xã hội, phường Mỹ Đình 1. Ảnh: Trần Thảo

Giảm sự kỳ thị của xã hội với người nghiện

Phường Mỹ Đình 1 là một trong 3 phường đầu tiên của quận Nam Từ Liêm triển khai thí điểm mô hình “Hỗ trợ, tư vấn, pháp lý và xã hội, chuyển gửi đối với người tham gia cai nghiện ma túy”. Phường đã bố trí một phòng tư vấn tại Trạm y tế, lựa chọn điều phối viên, tư vấn viên để thực hiện nhiệm vụ điều phối hoạt động kết nối giữa những thành viên tham gia trong mọi hoạt động chuyên môn của mô hình. Đồng thời kết nối với các đơn vị và cử cán bộ tham gia hỗ trợ quá trình đánh giá.Từng là cán bộ có kinh nghiệm 10 năm công tác trong ngành công an, ông Đỗ Quang Ngoan – điều phối viên, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm chia sẻ, yếu tố cốt lõi của mô hình là giảm sự kỳ thị của xã hội với những người nghiện. Vì thế, để thực hiện mô hình hiệu quả, điều phối viên phải ân cần, chăm sóc, giúp đỡ, hỏi han người bệnh, đặc biệt, phải tuyệt đối giữ gìn thông tin cá nhân cho người bệnh. Tuy nhiệm vụ khởi đầu chỉ là nắm bắt thông tin tuyên truyền, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người bệnh nhưng vai trò của điều phối viên cũng không kém phần quan trọng so với tư vấn viên. Còn với những tư vấn viên, thực tế có người cũng đã từng mắc nghiện. Vì thế, họ hiểu và nắm bắt thông tin về người bệnh khá rõ. Từ đó, họ sẽ tư vấn cho người bệnh sâu hơn và hiệu quả hơn. Theo ông Đỗ Quang Ngoan, bình thường tiếp cận với người nghiện đã khó nhưng để họ làm theo ý mình lại càng khó hơn. Trong khi, mục đích phỏng vấn chủ yếu là lắng nghe người bệnh chia sẻ. Vì vậy, trong quá trình chia sẻ và phỏng vấn người bệnh, kỹ năng đầu tiên khi gặp họ, điều phối viên phải tạo thiện cảm, niềm tin, động lực cho họ. Nếu người bệnh cởi mở, điều phối viên sẽ tiếp tục tư vấn. Ở mô hình này, người quyết định cuối cùng là người bệnh chứ không phải là điều phối viên. Ngoài ra, trong quá trình chuyển gửi, điều phối viên thường xuyên gọi điện trao đổi, đến nhà gặp gỡ, hỏi thăm người bệnh nhằm tạo động lực cho họ cũng như gia đình cảm thấy yên tâm hơn.Được triển khai thí điểm từ tháng 5/2019 đến nay, phường Mỹ Đình 1 đã hỗ trợ chuyển gửi 30 người bệnh lên Trung tâm Y tế quận Nam Từ liêm để khám sức khỏe và chăm sóc y tế. Qua đó, 100% người bệnh được khám sàng lọc ban đầu; 30 người được tư vấn chuyển gửi đến dịch vụ xét nghiệm HIV, lao, viêm gan B, C; 26 người được đưa vào điều trị thay thế bằng Methadone. Hiện tại, đã có 2 người bệnh nghỉ điều trị Methadone. “Thời gian tới, các đơn vị, địa phương nên triển khai mô hình đồng bộ, với phương thức, phường nào phường đó quản lý, không nặng về chỉ tiêu để mô hình hoạt động hiệu quả hơn” - điều phối viên Đỗ Quang Ngoan nhấn mạnh.

Cơ sở điều trị Methadone quận Nam Từ Liêm

Người bệnh tham gia tư vấn tại phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm.
Tiếp tục hỗ trợ thẻ BHYT Phó Trưởng phòng LĐTB&XH quận Nam Từ Liêm Nguyễn Thị Thanh Hoa cho biết, từ tháng 5/2019, UBND quận Nam Từ Liêm phối hợp với Sở LĐTB&XH Hà Nội, Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng (SCDI) triển khai thí điểm mô hình “Hỗ trợ tư vấn pháp lý và xã hội, chuyển gửi đối với người tham gia cai nghiện ma túy trên địa bàn quận Nam Từ Liêm” theo Kế hoạch 40/2019/KH-UBND của UBND TP Hà Nội. Mô hình được áp dụng thí điểm tại 3 phường: Xuân Phương, Cầu Diễn, Mỹ Đình 1. Bằng những biện pháp tích cực, tính đến cuối tháng 10/2020, tổng số người nghiện ma túy được chuyển gửi theo mô hình là 94 người. Trong đó, 94 người nghiện ma túy được điều phối viên tiếp nhận, sàng lọc và can thiệp ngắn. 10 người được tư vấn, chuyển gửi đến dịch vụ xét nghiệm và điều trị dự phòng HIV. 60 người được chuyển gửi đến cơ sở Methadone. 35 người được tư vấn chuyển gửi đến dịch vụ điều trị cai nghiện ma túy. Đặc biệt, mô hình đã hỗ trợ pháp lý và thủ tục hành chính cho 49 người; chuyển gửi điều trị sức khỏe tâm thần 2 người và tư vấn, chuyển gửi 1 người tới dịch vụ dạy nghề, tạo việc làm.Để tiếp tục triển khai mô hình có hiệu quả, thời gian tới, quận Nam Từ Liêm đề nghị Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng (SCDI) tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn, tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng tư vấn của tư vấn viên và điều phối viên. Nhà nước tiếp tục hỗ trợ thẻ BHYT cho những người đã và đang tham gia mô hình (với những trường hợp chưa có và hết hạn thẻ BHYT). Bổ sung thêm cho mỗi phường một tư vấn viên để kết hợp với điều phối viên tư vấn, hỗ trợ trực tiếp khách hàng tại nơi cư trú. “Đặc biệt, quận Nam Từ Liêm đề nghị TP cũng như các đơn vị có chính sách riêng cho những trường hợp người ngoại tỉnh, có cách theo dõi hay hỗ trợ bàn giao lại cho địa phương nơi người sau chuyển gửi trở về tái hòa nhập cộng đồng để quản lý và hạn chế những trường hợp có nguy cơ tái nghiện sau khi trở về” - Phó trưởng phòng LĐTB&XH quận Nam Từ Liêm Nguyễn Thị Thanh Hoa nói.

Việc chuyển gửi mô hình uống thuốc Methadone rất hiệu quả, số lượng người sử dụng Methadone ở phường Mỹ Đình 1 có 26 người. Hầu hết những người đi uống thuốc Methadone đều rất yên tâm. Phần lớn người uống Methadone đã có cuộc sống tốt, sức khỏe, cơ thể tốt lên. Gia đình thấy người thân tuân thủ thời gian uống thuốc, tư tưởng thay đổi, quyết tâm từ bỏ ma túy nên phần nào cũng tin tưởng.Ông Đỗ Quang Ngoan – điều phối viên, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm
Việc triển khai mô hình thí điểm hỗ trợ tư vấn pháp lý, chuyển gửi người nghiện ma túy trên địa bàn 3 phường tại quận Nam Từ Liêm đã giúp cho người nghiện có thêm nhiều cơ hội được quan tâm chăm sóc, hỗ trợ, tư vấn. Thông qua các cuộc làm việc, trao đổi của tư vấn viên, điều phối viên, chương trình đã giúp cho người nghiện bớt tự ti, mặc cảm và có thêm động lực để quyết tâm cai nghiện. Số người nghiện ma túy được hỗ trợ tư vấn pháp lý và chuyển gửi có những biểu hiện tích cực, chủ động hợp tác, góp phần làm giảm tỷ lệ số người đi cai nghiện bắt buộc trên địa bàn.Phó Trưởng phòng LĐTB&XH quận Nam Từ Liêm Nguyễn Thị Thanh Hoa