Cơ quan sử dụng cán bộ công chức là gì năm 2024

Cổng TTĐT Chính phủ và Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Nghị định của Chính phủ ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ. Trong dự thảo này, Bộ Nội vụ đã đề xuất 5 chuẩn mực đạo đức đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Mục đích xây dựng và ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ nhằm đảm bảo sự liêm chính, văn minh, chuyên nghiệp, phù hợp với nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức; là cơ sở để cán bộ, công chức, viên chức tu dưỡng, rèn luyện bản thân, nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực khác.

Dự thảo Nghị định gồm 5 chương, 25 điều. Trong đó, quy tắc đạo đức chung là cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của mình theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Tiếp công dân, các văn bản pháp luật khác có liên quan và quy định của ngành.

Bộ Quy tắc đạo đức công vụ là căn cứ để đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức

Chương I, QUY ĐỊNH CHUNG gồm 3 Điều, quy định về phạm vi, đối tượng điều chỉnh, mục đích và quy tắc đạo đức chung.

Về phạm vi, đối tượng điều chỉnh (Điều 1), Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ quy định chuẩn mực đạo đức; chuẩn mực giao tiếp, ứng xử; kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập. Cán bộ, công chức, viên chức chịu sự điều chỉnh của Bộ Quy tắc này.

Việc ban hành bộ quy tắc nhằm mục đích (Điều 2): Bảo đảm sự liêm chính, văn minh, chuyên nghiệp, phù hợp với nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức. Bảo đảm công khai quy tắc đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức để nhân dân giám sát.

Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ cũng là cơ sở để cán bộ, công chức, viên chức tu dưỡng, rèn luyện bản thân; nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác.

Là cơ sở thực hiện việc giám sát, đánh giá đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức; là căn cứ để cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.

Quy tắc đạo đức chung của cán bộ, công chức, viên chức (Điều 3) phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của mình theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, 4 Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Tiếp công dân, các văn bản pháp luật khác có liên quan và quy định của ngành.

CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Chương II, quy định về chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức gồm 5 điều (từ Điều 4 đến Điều 8) với các chuẩn mực: Tính chính trực, liêm chính (Điều 4); Tính khách quan, công bằng, bình đẳng (Điều 5); Sự đúng mực, tính thận trọng (Điều 6); Sự tận tụy và kịp thời (Điều 7); Năng lực và sự chuyên cần (Điều 8).

Tính chính trực, liêm chính

Theo đó về "Tính chính trực, liêm chính", Điều 4, dự thảo quy định: Cán bộ, công chức, viên chức thiết lập sự tin tưởng, độ tin cậy cho tổ chức, công dân trong quá trình làm việc; tuân thủ pháp luật và cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết theo quy định của pháp luật.

Khi thực hiện công việc chuyên môn cán bộ, công chức, viên chức phải trung thực, trách nhiệm, thẳng thắn, không bao che các hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức.

Cán bộ, công chức, viên chức không được lợi dụng vị trí công tác, chức vụ để mưu cầu lợi ích cá nhân; không để các thành viên gia đình, cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý đòi hỏi hoặc nhận tiền, tài sản, những lợi ích khác liên quan đến công việc, nhiệm vụ do cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền giải quyết.

Cán bộ, công chức, viên chức phải chuyên tâm, cần cù, chịu khó, tích cực thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức luôn là yếu tố có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả xây dựng và hoạt động của nền công vụ. Việc tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức là rất cần thiết, đặc biệt là đối với việc triển khai thực hiện xây dựng, chỉnh đốn Đảng và công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tư và lần thứ bảy (khóa XII).

.jpg) Bác Hồ với các Anh hùng, chiến sĩ thi đua miền Nam (1965) – Ảnh Vũ Đình Hồng.

1. Nhận diện, cảnh báo, đấu tranh phòng chống hạn chế, yếu kém, tiêu cực trong quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức

Trong quá trình lãnh đạo xây dựng nền công vụ cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất nghiêm khắc cảnh báo, phê bình những hạn chế, yếu kém, tiêu cực đối với những “căn bệnh” trong công tác quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), đó là: “1. Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn… 2. Ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình, mà chán ghét những người chính trực. 3. Ham dùng những người tính tình hợp với mình… Vì chứng bệnh đó, kết quả những người kia đã làm bậy, mình cũng cứ bao dung, che chở, bảo hộ, khiến cho chúng càng ngày càng hư hỏng. Đối với những người chính trực thì bới lông tìm vết để trả thù. Như thế, cố nhiên là hỏng cả công việc của Đảng, hỏng cả danh giá của người lãnh đạo”(1). Trong thời kỳ đổi mới đất nước, việc quản lý, sử dụng CBCCVC tuy đã có nhiều cải cách tiến bộ nhưng so với yêu cầu hoạt động công vụ còn bộc lộ không ít hạn chế, yếu kém, nhất là việc “đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ còn nể nang, cục bộ. Một số cơ chế, chính sách trong đề bạt, bổ nhiệm cán bộ chưa công bằng; chính sách tiền lương, nhà ở chưa tạo được động lực cống hiến cho cán bộ, công chức”(2), làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả xây dựng và hoạt động của bộ máy công vụ. Nhận diện thực chất về những hạn chế, yếu kém, “căn bệnh” đó, xuất phát từ nhiều tiêu cực trong công tác cán bộ, nhân sự như chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, tham lam, thực dụng, vụ lợi, cơ hội chủ nghĩa, cục bộ bản vị, cục bộ địa phương, duy tình tùy tiện; thậm chí có những tiêu cực “vô lương tâm” đối với những CBCCVC có đức có tài, có tâm có tầm, có cống hiến cho cách mạng. Những “căn bệnh” trong quản lý, sử dụng CBCCVC không chỉ trực tiếp làm suy thoái bộ máy, nhân sự; hạn chế, yếu kém về chất lượng, hiệu quả hoạt động công vụ, mà tạo ra nguy cơ của mọi nguy cơ làm cho đất nước tụt hậu ngày càng xa hơn về nhiều mặt so với thế giới, nhất là về kinh tế, chính trị, văn hóa, đạo đức, xã hội; làm phát sinh, phát triển các “căn bệnh” về quan liêu, tham nhũng, lãng phí, dẫn đến suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đi chệch mục tiêu, con đường cách mạng của Đảng và dân tộc, làm bức xúc, suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước; đồng thời tạo điều kiện cho các thế lực thù địch thực hiện âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa và thành quả cách mạng.

Để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng, năng động và phức tạp, với nhiều cơ hội và thách thức đan xen, đòi hỏi bộ máy công vụ tiếp tục được cải cách theo hướng kiến tạo, liêm chính, phục vụ; nghiêm túc nhìn nhận sâu sắc, cảnh báo về “tác hại nghiêm trọng của tệ chạy chức, chạy quyền, coi đây là hành vi tham nhũng trong công tác cán bộ. Nhận diện rõ, đấu tranh quyết liệt, hiệu quả với các đối tượng có biểu hiện, hành vi chạy chức, chạy quyền. Coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng và danh dự của cán bộ để hình thành văn hóa không chạy chức, chạy quyền”(3). Xây dựng phương thức, biện pháp, chung sức chung lòng của hệ thống chính trị và toàn xã hội, kết hợp nội lực với ngoại lực, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế để phòng, chống, đẩy lùi, khắc phục được những hạn chế, yếu kém, tiêu cực trong quản lý, sử dụng, để phát huy tốt đội ngũ CBCCVC, là vấn đề cấp thiết, chiến lược đối với sự tồn vong của bộ máy Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và sự nghiệp cách mạng.

2. Quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở nguyên tắc trọng dụng người đủ đức, đủ tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đảng phải nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng những cây cối quý. Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung của chúng ta”(4). Chính Người là biểu tượng về đức và tài, tinh hoa Việt Nam, đồng thời là hạt nhân quy tụ, đào tạo, bồi dưỡng, phát huy những tài năng, đức độ ở mọi giai tầng xã hội của dân tộc; kể cả việc cảm hóa, trưng dụng những người có tài năng, có ý thức dân tộc và phục thiện từ “phía bên kia” của cách mạng để phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến - kiến quốc. Người kịch liệt phê bình những cá nhân, tổ chức không biết trọng dụng nhân tài, thậm chí còn đối xử vô nhân đạo với người tài giỏi hơn mình; “Dìm người giỏi, để giữ địa vị và danh tiếng của mình là đạo vị (đạo là trộm)”(5); Người phê phán, lên án những hạn chế về óc bè phái tiểu nông, thiển cận chủ nghĩa: “Ai hẩu với mình thì dù nói không đúng cũng nghe, tài không có cũng dùng. Ai không hẩu với mình thì dù có tài cũng dìm họ xuống, họ phải mấy cũng không nghe. Đó là một khuyết điểm rất có hại. Nó làm cho Đoàn thể mất cán bộ, kém nhất trí, thường hỏng việc”(6), làm cho những nhân tài không có cơ hội để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. “Tài” luôn gắn liền, tác động biện chứng với “đức” trong một cặp phạm trù phản ánh mối quan hệ hữu cơ giữa phẩm chất với trình độ, năng lực trong mỗi CBCCVC. Thực tế cho thấy, nếu CBCCVC có tài mà không có đức thì mức độ “phá hoại” sự nghiệp cách mạng là khôn lường, nhất là đối với những người đảm nhiệm những cương vị trọng trách trong Đảng, Nhà nước; nhưng nếu có đức mà kém tài thì cũng khó hoàn thành được bổn phận, trách nhiệm, thậm chí cũng sẽ mắc sai lầm, khuyết điểm, gây hại cho cách mạng.

Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, toàn cầu hóa sâu rộng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thì các chức năng, nhiệm vụ, nội dung, cách thức, biện pháp quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội phải được cải cách, đổi mới theo hướng kiến tạo, pháp quyền, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, văn minh nhân loại để hội nhập và phát triển, thì bộ máy công vụ, nhất là bộ máy Đảng, Nhà nước phải được vận hành bởi hệ thống thể chế hoàn thiện, thông lệ quốc tế, với đội ngũ CBCCVC có đủ đức độ, tài năng trong tổ chức bộ máy. Việc trọng dụng CBCCVC đủ đức, đủ tài trong bộ máy công vụ cần có giải pháp đồng bộ và quyết liệt, vượt qua nhiều “rào cản” từ những tàn dư tiêu cực, lạc hậu của xã hội cũ và những tiêu cực của xã hội đương thời. Phải đổi mới căn bản từ tư duy, quan niệm đến việc làm theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; hạn chế, đẩy lùi, xóa bỏ quan niệm lạc hậu trong quản lý, sử dụng nhân sự, để những người đủ đức, đủ tài được phục vụ và cống hiến cho sự tiến bộ của cộng đồng dân tộc trong “thế giới phẳng”. Đặc biệt là các “rào cản” về quan niệm đã ăn sâu trong tâm trí người Việt, như “một người làm quan cả họ được nhờ”, “tình làng nghĩa xóm”, “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, với những tiêu cực như chủ nghĩa cá nhân, tham lam, ích kỷ, hẹp hòi, cơ hội, vụ lợi trong quản lý, sử dụng CBCCVC. Đảng, Nhà nước hoàn thiện thể chế, “quy định khung cơ chế, chính sách ưu đãi để phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài có trọng tâm, trọng điểm, nhất là các ngành, lĩnh vực mũi nhọn phục vụ cho phát triển nhanh, bền vững”(7), mà không phân biệt tôn giáo, đảng phái, dân tộc, giới tính, thành phần xuất thân, miễn là hiền tài và “chân thành” phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Gắn việc thực hiện thể chế với thực thi pháp chế, tăng cường chế tài nghiêm minh có tính hệ thống, đồng bộ trong bộ máy công vụ, nhất là việc quy kết trách nhiệm và áp dụng chế tài nghiêm khắc đối với những người trực tiếp làm công tác tổ chức, cán bộ, nhân sự; những người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quản lý, sử dụng CBCCVC thuộc quyền. Trước tiên, cần coi trọng đổi mới, nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng người đủ đức đủ tài ở các vị trí chủ chốt, trọng yếu của bộ máy công vụ từ Trung ương đến cơ sở, làm nòng cốt để quản lý, sử dụng được đội ngũ CBCCVC có chất lượng tốt trong toàn hệ thống công vụ.

3. Quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức đúng người, đúng việc

Quản lý, sử dụng đúng người, đúng việc để được người, được việc, được tổ chức đã trở thành phương châm, có tính nguyên tắc hàng đầu trong công tác tổ chức, cán bộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng, Nhà nước; trực tiếp quyết định đến thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Người chỉ rõ: “Người nào có năng lực làm việc gì, thì đặt vào việc ấy. Nếu dùng không đúng, người giỏi nghề thợ mộc thì giao cho việc thợ rèn, người giỏi nghề rèn thì giao cho việc thợ mộc, như thế thì hai người đều thất bại cả hai”(8). Cơ quan, tổ chức nào trong bộ máy công vụ làm tốt công tác tổ chức, cán bộ; quản lý, sử dụng đúng, phù hợp phẩm chất, năng lực của CBCCVC với nhu cầu, tính chất công việc, với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, thì giải phóng năng lực, phát huy tốt nhất những khả năng của cá nhân và tổ chức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc; và ngược lại, cơ quan, đơn vị nào quản lý, sử dụng không đúng người đúng việc thì kìm hãm sự đóng góp, cống hiến của CBCCVC, gây lãng phí, trì trệ, kém hiệu quả, thậm chí không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của cá nhân và chức năng, nhiệm vụ của tổ chức. Nhất là việc bố trí, sử dụng những CBCCVC không phù hợp ở các vị trí chủ chốt, quan trọng của bộ máy thì gây hậu quả nghiêm trọng, khó lường cho nền công vụ và sự nghiệp cách mạng. Mỗi CBCCVC, ngoài những tiêu chí về phẩm chất, năng lực chung, còn có những khả năng, năng lực, tinh hoa, tài năng mang tính chuyên biệt, đặc thù, thậm chí những năng lực “xuất chúng” về các thiên hướng lãnh đạo, quản lý, hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, nên nhà tổ chức lao động phải vì việc mà bố trí, sắp xếp người, và nhìn người để giao việc; vì yêu cầu công việc của cơ quan, tổ chức để xây dựng cơ cấu, biên chế nhân sự, lựa chọn, sử dụng CBCCVC. Không được vì tiêu cực trong công tác tổ chức, cán bộ; vì nhu cầu, lợi ích cá nhân của CBCCVC để sinh ra tổ chức và bố trí công việc. Đảng, Nhà nước tiếp tục cải cách, đổi mới, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng CBCCVC theo hướng tăng cường tính dân chủ, coi trọng dân chủ cơ sở, dân chủ trực tiếp, tính minh bạch, phản biện xã hội, nguyên tắc, quy chế. “Thống nhất việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức để các địa phương, cơ quan, đơn vị lựa chọn, tuyển dụng theo yêu cầu, nhiệm vụ”(9); đồng thời có chế tài, quy trách nhiệm và áp dụng các biện pháp khả thi về chính trị, hành chính, kinh tế, pháp lý cần thiết, nghiêm minh đối với cá nhân, tổ chức, nhất là đối với người đứng đầu, người trực tiếp làm công tác cán bộ, tổ chức, quản lý, sử dụng nhân sự.

4. Quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức thống nhất về nghệ thuật, khoa học và nhân văn

Quản lý, sử dụng CBCCVC là vấn đề “khó” và “khéo” hàng đầu trong các lĩnh vực, các hoạt động xã hội, đòi hỏi sự hài hòa giữa tính “nghệ thuật”, khoa học và nhân văn. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, “chúng ta phải khéo dùng người, sửa chữa những khuyết điểm cho họ, giúp đỡ ưu điểm của họ”(10). Vì trong mỗi con người đều phản ánh cặp mâu thuẫn giữa cái tích cực và cái tiêu cực, nên khéo dùng người, là nói đến các yêu cầu về nghệ thuật, khoa học và nhân văn, đòi hỏi trí tuệ và phẩm hạnh, lương tâm, sự thận trọng, nghiêm túc, sáng suốt của cá nhân và tổ chức để khắc phục cái xấu, khuyết điểm, tiêu cực, đồng thời phát huy cái tốt, ưu điểm, tích cực; quản lý, sử dụng đúng việc đúng người, được việc được người. Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng hình ảnh trực quan để giáo dục, bồi dưỡng về công tác cán bộ: “Cất nhắc cán bộ, không nên làm như “giã gạo”. Nghĩa là trước khi cất nhắc không xem xét kỹ. Khi cất nhắc rồi không giúp đỡ họ. Khi họ sai lầm thì đẩy xuống, chờ lúc họ làm khá, lại cất nhắc lên. Một cán bộ bị nhắc lên thả xuống ba lần như thế là hỏng cả đời”(11). Coi trọng tính tổng thể, thống nhất trong tất cả các khâu, các nội dung, các bước hoạt động của công tác quản lý, sử dụng CBCCVC. Tuyển dụng CBCCVC chặt chẽ, nghiêm túc. Đánh giá với tự đánh giá, kiểm điểm CBCCVC trung thực, khách quan, chính xác. Quy hoạch, bổ nhiệm CBCCVC đúng việc, đúng người gắn với nhậm chức, từ chức, từ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức. Đào tạo, bồi dưỡng gắn với tự học tập, đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC theo nguyên tắc gắn lý luận với thực tiễn, thiết thực, hiệu quả, gắn với sử dụng. Giáo dục, thuyết phục, cảm hóa với tự giáo dục, thuyết phục, gắn với duy trì nghiêm minh và tự giác chấp hành kỷ luật công vụ, pháp luật nhà nước của CBCCVC. Phê bình gắn với phát huy tự phê bình, tự giác, tự trọng của CBCCVC. Sử dụng, “khai thác” gắn với “tái sản xuất” và “bồi bổ” sức lao động, gắn với cải cách chính sách tiền lương, đãi ngộ phù hợp với “từng nhóm đối tượng theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ, năng suất lao động, hiệu quả công tác và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nguồn lực của đất nước”(12), tạo động lực thúc đẩy sự tiến bộ và nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác, nhất là năng lực trí tuệ của người tài giỏi. Công tác quản lý, sử dụng CBCCVC luôn bảo đảm tính “tự nhiên”, đặt trong trạng thái “động” của sự kết hợp hoạt động công vụ với cuộc sống, môi trường công tác, nghề nghiệp với môi trường xã hội, gia đình, nơi định cư; quản lý hành chính với quản lý chuyên môn, nghiệp vụ; phát huy tính tự giác, nhân văn, đạo đức với quy định, quy chế, kỷ luật, kỷ cương, pháp lý. “Hoàn thiện các quy định, quy chế để kiểm soát chặt chẽ, sàng lọc kỹ càng, thay thế kịp thời những người năng lực hạn chế, uy tín thấp, không đủ sức khỏe, có sai phạm, không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm, đến tuổi nghỉ hưu”(13). Cần phát huy sự phối hợp giữa các lực lượng, các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, địa phương, gia đình trong quản lý, sử dụng CBCCVC. Kết hợp quản lý CBCCVC với quản lý đảng viên. Coi trọng thu thập kênh thông tin từ phía các tổ chức xã hội, nhân dân để phục vụ cho công tác quản lý, sử dụng CBCCVC, nhất là thông qua cơ chế phát huy các loại hình dân chủ của các giai tầng xã hội đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, thực hiện chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ CBCCVC.

PGS. TS. Trần Đình Thắng - Học viện Kỹ thuật quân sự

-----

Ghi chú:

(1),(4),(6),(10),(11) Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H.2011, tr.318-319, tr.313, tr.88, tr.314, tr.322.

(2) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H.2016, tr.27.

(3),(7),(9),(12),(13) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2018, tr.74, tr.64, tr.63, tr.66, tr.70.

Cơ quan sử dụng công chức có thẩm quyền gì?

Theo đó, có thể hiểu cơ quan quản lý công chức là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩm quyền thực hiện các công việc: tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch, nâng lương, cho thôi việc, nghỉ hưu, giải quyết chế độ, chính sách và khen thưởng, kỷ luật đối với công chức.

Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức là ai?

Ngoài việc thực hiện quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Luật cán bộ, công chức 2008, cán bộ, công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây: 1. Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; 2.

Công chức do ai quản lý?

Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Chính phủ quyết định biên chế công chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương(1).

Quy định ai là cán bộ?

Những người đủ các tiêu chí chung của cán bộ, công chức mà được tuyển vào làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thông qua bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ chức danh theo nhiệm kỳ thì được xác định là cán bộ.