Có nên cắt túi mật

Cắt túi mậtTÚI MẬT LÀ GÌ?Túi mật là một túi nhỏ, hình quả lê nằm dưới gan ở ¼ trên phải của bụng. Nó chứa và cô đặc mật, một loại dịch tiêu hóa được gan tiết ra liên tục. Mật nhũ tương hóa mỡ và trung hòa axít trong thức ăn đã phần nào được tiêu hóa.

Có nên cắt túi mật

CHỈ ĐỊNH CẮT TÚI MẬT KHI NÀO?

Cắt túi mật là phẫu thuật lấy đi túi mật.

  • Cắt túi mật thường được chỉ định khi bệnh nhân có sỏi túi mật. Sỏi túi mật thường không có triệu chứng và không được phát hiện trong nhiều trường hợp ,nhưng  chúng có thể gây tắc, viêm và nhiễm trùng túi mật. Triệu chứng khi túi mật có bệnh bao gồm đau, nôn, buồn nôn, sốt và đôi khi có vàng da.
  • Polyp túi mật: cắt túi mật cũng được chỉ định trên bệnh nhân có polyp lớn hơn 10mm hay đau quặn mật mơ hồ tái diễn, đặc biệt là các trường có đồng thời sỏi mật và polyp.
  • Ung thư túi mật: ung thư túi mật có thể điều trị bằng phẫu thuật lấy đi túi mật và một phần mô xung quanh. Có thể lấy đi cả những hạch lân cận.

CÁC LOẠI PHẪU THUẬT CẮT TÚI MẬT

Có hai phương pháp phẫu thuật cắt túi mật:

Cắt túi mật nội soi:

Đây là phương pháp thường dùng nhất để cắt túi mật. Phẫu thuật được tiến hành bằng cách sử dụng camera và đưa dụng cụ phẫu thuật vào ổ bụng qua những đường mổ nhỏ.

Phẫu thuật cắt túi mật nội soi không cần cắt cơ, do đó bệnh nhân ít đau sau mổ, hồi phục nhanh hơn, tăng tính thẩm mỹ và ít gây biến chứng như nhiễm trùng và dính ruột.

Có nên cắt túi mật

Cắt túi mật mổ mở:

Túi mật được lấy đi qua đường mổ lớn trên thành bụng. Kỹ thuật này được gọi là mổ mở. Phẫu thuật loại này mang tính xâm lấn hơn phẫu thuật nội soi, bệnh nhân cần nằm viện lâu hơn, và phục hồi chậm hơn.

Cắt túi mật (nội soi hay mổ mở) được thực hiện dưới gây mê toàn thân ( bệnh nhân ngủ trong quá trình mổ)

Có khoảng 1% trường hợp phải chuyển từ mổ nội soi sang mổ hở. Các yếu tố làm tăng khả năng phải chọn mổ mở hay chuyển từ nội soi sang mổ hở bao gồm bệnh nhân béo phì, có tiền căn phẫu thuật trước đây gây sẹo dính nhiều, không quan sát rõ các tạng, chảy máu trong mổ hay mổ cấp cứu.

Khi phẫu thuật viên nhận thấy an toàn nhất là chuyển từ mổ mở sang nội soi thì đây không phải là một biến chứng, mà đúng hơn là một quyết định ngoại khoa.

CHUẨN BỊ TRƯỚC MỔ

Bệnh nhân cần khám tiền mê một vài ngày trước mổ. Trong lần khám này, bệnh nhân có thể được làm xét nghiệm máu và khám sức khỏe tổng quát tùy theo tuổi tác và các bệnh kèm theo để đảm bảo rằng bệnh nhân đủ sức khỏe cho cuộc mổ.

Bệnh nhân được yêu cầu tắm vào đêm trước và sáng ngày phẫu thuật bằng dung dịch sát trùng Betadine.

Kể từ nửa đêm trước ngày mổ, bệnh nhân không nên ăn hay uống gì cả ngoại trừ các loại thuốc mà phẫu thuật viên hoặc bác sĩ gây mê cho phép dùng với một ít nước vào buổi sáng ngày phẫu thuật.

BIẾN CHỨNG CỦA CẮT TÚI MẬT

Trong khi các loại phẫu thuật đều tiềm ẩn nguy cơ biến chứng, bệnh nhân được cắt túi mật rất hiếm gặp biến chứng và nhanh chóng trở lại sinh hoạt thường ngày.

Biến chứng của cắt túi mật rất ít gặp, bao gồm chảy máu, nhiễm trùng, viêm phổi, thuyên tắc do cục máu đông, hay vấn đề tim mạch. Có thể gặp tổn thương ống mật chủ hay ruột non và cần phải chuyển mổ mở hay mổ lại để điều trị. Rò mật trong ổ bụng từ ống mật chính dẫn mật từ gan có thể gặp nhưng hiếm.

HỒI PHỤC SAU MỔ

Khi bệnh nhân ăn uống đươc thì có thể xuất viện trong ngày hoặc một vài ngày sau khi phẫu thuật nội soi.

Mức độ hoạt động cho phép tùy theo mức đau của bệnh nhân. Bệnh nhân nên đi lại sau mổ.

Khi có sốt, vàng da vàng mắt, đau bụng ngày càng nhiều, chướng bụng, nôn và buồn nôn không giảm, hay có dịch chảy từ vết mổ thì khả năng là đã có biến chứng và bệnh nhân nên gặp bác sĩ trong những tình huống này.

Hầu hết bệnh nhân có thể trở lại làm việc trong vòng 7 ngày sau mổ nội soi tùy thuộc vào tính chất công việc. Bệnh nhân làm công việc hành chánh hay ngồi bàn giấy thường làm việc lại được sớm trong khi người lao động chân tay, lao động nặng cần nhiều thời gian hơn.  Bệnh nhân được mổ mở thường có thể sinh hoạt bình thường sau 4-6 tuần.

VẬY ĐIỀU GÌ XẢY RA NẾU BẠN ĐÃ CẮT TÚI MẬT?

Đôi khi bệnh nhân sẽ không tiêu hóa mỡ dễ dàng nữa. Nhưng may mắn là cơ thể rất kỳ diệu, gan sẽ đảm nhận cả vai trò của túi mật và sản xuất mật nhiều hơn giúp cho việc tiêu hóa.

27/01/2022 Tác giả: 954 lượt xem

Mổ cắt túi mật được coi là giải pháp loại bỏ sỏi túi mật nhanh nhất và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, không ít người bệnh còn băn khoăn liệu rằng ca phẫu thuật này có nguy hiểm không? Cắt túi mật có ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh sau này hay không? Hãy cùng tìm hiểu ngay.

  • 1. Trường hợp chỉ định mổ cắt túi mật
  • 2. Cắt túi mật có gây nguy hiểm không?
    • 2.1. Triệu chứng có thể gặp sau mổ cắt túi mật
    • 2.2. Biến chứng có thể gặp sau mổ cắt túi mật
  • 3. Cắt túi mật có ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe sau này?
    • 3.1. Sau phẫu thuật bao lâu thì cơ thể sẽ trở lại bình thường?
    • 3.2. Người bệnh sẽ ra sao khi không còn túi mật?

1. Trường hợp chỉ định mổ cắt túi mật

Cắt túi mật thường được chỉ định với các trường hợp sau đây:

– Người bệnh có sỏi túi mật: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến chỉ định cắt bỏ túi mật. Sỏi túi mật thường diễn biến âm thầm, không gây ra nhiều triệu chứng nên khó nhận biết. Khi sỏi mật to có thể gây tắc, viêm thậm chí là nhiễm trùng túi mật.

– Polyp túi mật: Các trường hợp có polyp túi mật lớn trên 10mm. Người bệnh thường xuyên gặp phải các cơn đau quặn mật. Đặc biệt là các trường có đồng thời cả sỏi mật và polyp thì bác sĩ sẽ chỉ định cần cắt túi mật sớm hơn.

– Ung thư túi mật: Trường hợp ung thư túi mật có thể được điều trị bằng việc phẫu thuật cắt túi mật và một phần mô xung quanh. Cũng có thể phải lấy đi cả những hạch lân cận.

Có nên cắt túi mật

Sỏi túi mật là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới chỉ định cắt bỏ túi mật.

2. Cắt túi mật có gây nguy hiểm không?

Giống như tất cả các ca phẫu thuật can thiệp ngoại khoa khác, rủi ro và biến chứng là các yếu tố khó tránh khỏi và phẫu thuật cắt túi mật cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, những rủi ro và biến chứng cắt túi mật sẽ không quá nguy hiểm và có thể kiểm soát, khắc phục được.

2.1. Triệu chứng có thể gặp sau mổ cắt túi mật

Sau phẫu thuật, có khoảng từ 10 – 15% người bệnh gặp phải hội chứng sau cắt túi mật – một loại hội chứng phổ biến nhất với các triệu chứng tương tự như sỏi mật như đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, sốt, vàng da, vàng mắt,…. Các triệu chứng này thường xuất hiện trong thời gian đầu khi cơ thể chưa kịp thích nghi với việc không còn túi mật và sẽ biến mất sau một vài tuần.

Trường hợp nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào sau đây kéo dài hơn so với dự kiến thì cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị:

– Sốt hoặc rét run

– Sưng, tấy đỏ quanh vết mổ

– Buồn nôn hoặc nôn

– Co rút hoặc xuất hiện những cơn đau bụng nghiêm trọng

– Chướng bụng kéo dài

– Vàng da, vàng mắt

Có nên cắt túi mật

Người bệnh sau phẫu thuật cắt túi mật cần quan sát các triệu chứng và báo ngay với bác sĩ khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường.

2.2. Biến chứng có thể gặp sau mổ cắt túi mật

Phẫu thuật cắt túi mật thường ít gây ra biến chứng nguy hiểm tới tính mạng. Tỷ lệ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng sau cắt túi mật là khoảng 2,6% và có thể kể tới một số biến chứng cụ thể như sau:

– Nhiễm trùng: Khi thực hiện phẫu thuật không đảm bảo yếu tố vô khuẩn sẽ rất dễ dẫn đến việc nhiễm trùng vết mổ. Việc nhiễm trùng gây ra các triệu chứng như sưng đau hoặc tấy đỏ tại vết mổ, nghiêm trọng hơn là có mủ rò rỉ ra.

– Xuất huyết: Xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà ngay sau khi phẫu thuật, một số người bệnh có thể bị chảy máu ở nhiều mức độ. Khi đó cần phải được can thiệp điều trị nội khoa ngay lập tức.

– Tổn thương ống mật gây tình trạng rò rỉ dịch mật, viêm gan: Đây là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của cắt túi mật.

– Giãn ống mật chủ: Trong quá trình thực hiện phẫu thuật, sỏi mật kích thước lớn có thể di chuyển xuống ống dẫn mật hoặc dịch mật đổ ồ ạt đột ngột khi không còn nơi dự trữ làm giãn ống mật chủ.

– Tái phát sỏi mật: Đây không hẳn được coi là một biến chứng nhưng rất thường gặp sau cắt túi mật. Thực tế, có tới 50% ca bệnh sau cắt túi mật bị tái phát sỏi ở các vị trí khác trong đường mật. Chính vì thế, người bệnh cần tuân thủ lịch tái khám sau mổ cũng như duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ tái sỏi.

3. Cắt túi mật có ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe sau này?

3.1. Sau phẫu thuật bao lâu thì cơ thể sẽ trở lại bình thường?

Thời gian cần để người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn sau mổ cắt bỏ túi mật sẽ cần phụ thuộc vào loại hình phẫu thuật áp dụng và thể trạng sức khỏe của người bệnh. Thông thường với những người bệnh sức khỏe ổn định và áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt túi mật nội soi, người bệnh có thể được xuất viện sau 3-4 ngày và sớm trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.

Có nên cắt túi mật

Phẫu thuật nội soi đã và đang được áp dụng phổ biến trong điều trị cắt túi mật.

3.2. Người bệnh sẽ ra sao khi không còn túi mật?

Khi không còn túi mật, gan vẫn liên tục cơ chế sản xuất ra dịch mật bình thường nhưng vì không còn nơi để dự trữ nên dịch mật sẽ được đổ thẳng tới đường tiêu hóa (tới ruột non).

Điều này rất dễ gây nên hiện tượng thừa hoặc thiếu dịch mật, dẫn đến các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, trướng bụng, đầy bụng sau ăn (khi lượng dịch mật quá ít) hoặc bị tiêu chảy kéo dài (khi lượng dịch mật quá nhiều).

Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ được cải thiện tốt theo thời gian khi cơ thể đã kịp thích ứng với sự thay đổi không còn túi mật. Như vậy, sau cắt bỏ túi mật, người bệnh hoàn toàn có thể sinh hoạt, làm việc bình thường mà không có nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe.

Lưu ý, đối với cuộc sống khi không còn túi mật, mỗi người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh, xây dựng chế độ ăn khoa học, vận động điều độ và tích cực trong việc thăm khám sức khỏe định kỳ. Việc làm này sẽ giúp phòng ngừa tốt những vấn đề sức khỏe phát sinh có thể xảy đến.

Hiện nay, với việc áp dụng phương pháp mổ cắt túi mật nội soi mang tới nhiều ưu điểm như ít xâm lấn, ít gây đau đớn, hiệu quả cao, tỷ lệ biến chứng thấp và quan trọng là rút ngắn thời gian nằm viện, người bệnh có thể hồi phục nhanh chóng. Người bệnh hãy lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để tiến hành thăm khám sớm, hiểu rõ tình trạng bệnh tình và tiếp nhận điều trị càng sớm càng tốt.