Có nên bán cổ phiếu sbt không

Giao dịch được thực hiện theo phương thức thỏa thuận dự kiến từ ngày 13/4 đến ngày 11/5. Sau giao dịch, ông Thành không còn giữ cổ phiếu nào tại TTC Sugar.

Được biết, 10 triệu cổ phiếu này được ông Thành mua vào từ tháng 4/2020 với mức tiền chi ra trong thời điểm đó khoảng 130 tỷ đồng, tương ứng với mỗi cổ phiếu ở mức 13.000-14.000 đồng/cp.

Còn ở chiều bán ra, thị giá SBT giao động trong khoảng 16.000-22.000 đồng/cp. Ước tính giá trung bình khoảng 20.000 đồng/cp, ông Thành đã thu về khoảng 200 tỷ đồng. Như vậy, ông Thành có thể lãi khoảng 70 tỷ đồng trong thương vụ này sau 2 năm đầu tư.

Chốt phiên ngày 16/5, cổ phiếu SBT đang giao dịch ở mức 14.700 đồng/cp, tăng 2,1% sau 2 phiên giảm sàn liên tiếp.

Có nên bán cổ phiếu sbt không

Ông Đặng Văn Thành thu về khoảng 70 tỷ đồng sau khi bán 10 triệu cổ phiếu SBT.

Về kết quả kinh doanh, vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III niên độ 2021 – 2022 với lợi nhuận sau thuế tăng 7,5%, đạt 206,8 tỷ đồng.

Trong đó, mảng bán đường vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng doanh thu với tỷ trọng 83,8%, đóng góp 2.947,3 tỷ đồng. Doanh thu thuần tăng 10,5% đạt 3.515,9 tỷ đồng. Giá vốn tăng ít hơn nên biên lãi gộp tăng từ 15,8% lên 17,4%. Lợi nhuận gộp tăng 21,9%, đạt 611,5 tỷ đồng.

Doanh thu tài chính tăng 74,8% chủ yếu do lãi tiền gửi ngân hàng, cho vay, lãi từ khoản ứng trước cho nhà cung cấp và khoản đặt cọc tăng 71,5% lên 123,8 tỷ đồng. Chi phí tài chính tăng hơn 32%, phần lớn bởi phí lãi vay tăng 13% lên 183,2 tỷ đồng và đơn vị ghi nhận 10,2 tỷ đồng lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái, trong khi cùng kỳ lãi 7 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng, với mức lần lượt là 39,3% và 44%.

Theo đó, lợi nhuận thuần đạt 239,5 tỷ đồng, tăng 17%. Song hoạt động khác lỗ 18 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước có lãi 10,5 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ tăng 6,9%, lên 205,2 tỷ đồng.

Tính đến cuối quý III niên độ 2021 – 2022, quy mô tổng tài sản tăng 23,2% lên 25.215,8 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn chiếm 61,9%, tương đương 15.612,2 tỷ đồng. Tiền và các khoản tương đương tiền giảm 24,7% còn 1.372,6 tỷ đồng, do đơn vị giảm 38,7% lượng tiền gửi ngân hàng còn 616,1 tỷ đồng.

TTC Sugar có 1.837,7 tỷ đồng đầu tư tài chính ngắn hạn, tăng 48,2%, trong đó, 804,8 tỷ đồng là chứng khoán kinh doanh (tăng 19,8%), và 1.042,2 tỷ đồng đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, là khoản tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có kỳ hạn gốc dưới 12 tháng (tăng 64,1%).

Danh mục chứng khoán kinh doanh của TTC Sugar gồm 740,1 tỷ đồng cổ phiếu GEG, 34,1 tỷ đồng cổ phiếu VNG, 30,2 tỷ đồng cổ phiếu khác và 428,7 triệu đồng đầu tư khác.

Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 34% lên 8.335,6 tỷ đồng. Khoản trả trước cho người bán tăng 55,7%, đạt 4.699,5 tỷ đồng, bởi số tiền trả trước cho các đối tác ngoài nông dân, 3 công ty cùng tập đoàn TTC và CTCP Thương mại Thành Thành Công tăng 74,7% lên 3.748,4 tỷ đồng. Hàng tồn kho tăng 24% lên 3.917 tỷ đồng.

Về tài sản dài hạn, đầu tư vào công ty liên kết gấp 5,7 lần, đạt 2.102,4 tỷ đồng, sau khi đơn vị rót 128,3 tỷ đồng vào CTCP Khoai mì Tây Ninh, 13,2 tỷ đồng vào TNHH Tapioca Việt Nam, và 1.565,5 tỷ đồng vào Toàn Hải Vân.

Về nguồn vốn, tổng nợ vay tài chính tăng 19,3% lên 11.207,2 tỷ đồng. Trong đó, nợ vay ngắn hạn tăng 35,8% lên 8.217,6 tỷ đồng, nợ vay dài hạn giảm 10,5% còn 2.989,6 tỷ đồng.

Vốn cổ phần 6.507,6 tỷ đồng, thặng dư vốn cổ phần 6.770,1 tỷ đồng, và LNST chưa phân phối là 1.371,5 tỷ đồng.

Sau khi chạm đáy quanh ngưỡng 10,43 UScents/lb vào thời điểm tháng 5/2020, giá đường thế giới đã tăng liên tiếp 5 tháng qua, hiện tại đã vượt giá đường đầu năm 2020 (thời điểm chưa diễn ra dịch bệnh COVID- 19). Sở dĩ giá đường có xu hướng phục hồi do nguồn cung đường thế giới bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thời tiết khô hạn do hiện tượng El Nino gây ra, làm giảm sản lượng của các quốc gia sản xuất đường lớn trên thế giới. Cụ thể tại Ấn Độ do diện tích vùng nguyên liệu bị thu hẹp nên sản lượng đường chỉ đạt 28,9 triệu tấn (giảm 16% so với cùng kỳ năm trước). Tương tự tại Thái Lan, sản lượng chỉ còn 8,25 triệu tấn, giảm mạnh 45% so với cùng kỳ năm trước.

Thực trạng nói trên đã khiến đường tồn kho thế giới đã giảm mạnh, tuy nhiên sản lượng đường niên vụ 2020- 2021 có thể tăng trở lại do hiện tượng La-nina bắt đầu từ tháng 8-9/2020. Theo USDA, tổng sản lượng đường thế giới niên vụ 2020- 2021 có thể đạt 188 triệu tấn (tăng 13% so với cùng kỳ) nhờ vào các thị trường lớn quay trở lại hoạt động canh tác như Brazil, Ấn Độ, Thái Lan...

Tuy nhiên tại thị trường Việt Nam, ngành đường vẫn đang đối mặt với rất nhiều khó khăn do vùng nguyên liệu giảm, lượng đường nhập khẩu tăng gần 7 lần so với cùng kỳ sau khi Hiệp định ATIGA có hiệu lực và vấn nạn đường nhập lậu. Điều này khiến cho mặt bằng giá thị trường đường thấp hơn cả chi phí sản xuất của nhiều doanh nghiệp. Bước sang niên vụ 2020 - 2021, dự kiến có 4 nhà máy đường phải đóng cửa là Sơn Dương, Nông Cống, Vạn Phát và Phổ Phong do không có đủ mía nguyên liệu hoặc hoạt động không hiệu quả, ngân hàng phát mãi tài sản... 

Với SBT, theo báo cáo tài chính hợp nhất, doanh thu quý 3 năm 2020 (là quý 1 niên độ 2020-2021) của SBT đạt 3.659 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 103 tỷ đồng, tương ứng tăng 14,95% và 192% so với cùng kỳ. Có được kết quả đó là nhờ trong giai đoạn vừa qua, SBT đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang các thị trường tiêu thụ đường lớn, đặc biệt sang thị trường Trung Quốc. Đồng thời doanh nghiệp này tăng tỷ trọng các dòng sản phẩm chất lượng cao, tạo nên giá trị gia tăng lớn như đường Orgarnic, đường tinh luyện thượng hạng TSU Extra Premium,…

Bên cạnh đó khi hiệp định EVFTA có hiệu lực, SBT có thể mở rộng xuất khẩu sang Châu Âu. Với thị trường trong nước, nhờ lợi thế chất lượng sản phẩm tốt và thị phần lớn, SBT tập trung phát triển và mở rộng thị phần kênh B2C, trong đó tập trung nhóm khách hàng kênh Horeca và phát triển sản phẩm bao 12kg, 50kg làm kênh dẫn cho các sản phẩm đường túi có biên lợi nhuận cao. Trong niên vụ 2020-2021, SBT đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 14.358 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 11% so với niên vụ trước và lợi nhuận trước thuế là 662 tỷ đồng

Do tác động của dịch bệnh COVID-19, giá cổ phiếu SBT đã có đoạn giảm mạnh xuống đáy 11.500 đ/cp, sau đó hồi phục nhưng bị cản bởi ngưỡng kháng cự 16.300 đ/cp. Đây là ngưỡng kháng cự mà SBT nhiều lần thử phá vỡ nhưng đều thất bại. Tuy nhiên trong 5 phiên gần đây, giá cổ phiếu SBT liên tục đi ngang chạm tới vùng kháng cự mạnh quanh ngưỡng 16.300đ/cp với khối lượng giao dịch duy trì được ở mức cao. Với kỳ vọng kết quả kinh doanh sẽ được cải thiện cùng với xu hướng thị trường chung đang tăng mạnh, giá cổ phiếu SBT có thể vượt vùng kháng cự này, nhưng không đi quá xa.