Có bao nhiêu doanh nghiệp trung quốc tại bình dương năm 2024

Hiện nay, trong hơn 40,3 tỷ USD vốn đầu tư FDI đổ về Bình Dương, các doanh nghiệp Trung Quốc đóng góp tới 1.666 dự án và tổng số vốn đầu tư 10,4 tỷ USD; chiếm khoảng 1/4 vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh này. Dự kiến dòng vốn này sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.

Thông tin thêm về thu hút FDI tại địa phương, đây là tỉnh đứng thứ hai Việt Nam về thu hút vốn FDI (sau TP. Hồ Chí Minh); với 4.219 dự án FDI được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn hiệu lực. Tỉnh chiếm hơn 8,7% tổng vốn đầu tư nước ngoài cả nước với quy mô trung bình dự án khoảng 9,6 triệu USD.

Đứng đầu là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo gồm 3.639 dự án đầu tư với tổng số vốn đầu tư hơn 29,7 tỷ USD, chiếm 73,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Bình Dương có 29 khu công nghiệp cùng tổng diện tích quy hoạch gần 13.000 ha, đứng thứ 2 cả nước.

Các dự án đến từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong có nhiều dự án đầu tư lớn của các tập đoàn nổi tiếng trên thế giới đã đầu tư vào Bình Dương, như: Tokyu, Aeon, Mitsubishi (Nhật Bản), Lego, Pandora (Đan Mạch), Procter & Gamble (Mỹ), Kumho (Hàn Quốc), Mapletree (Singapore)…

Bước sang năm 2024, Bình Dương vẫn được dự báo là điểm đến hàng đầu của dòng vốn FDI. Thông tin từ UBND tỉnh, quan điểm nhất quán của địa phương vẫn là thu hút đầu tư phải hướng tới phát triển bền vững. Bình Dương đang chuẩn bị các điều kiện về cơ sở hạ tầng, logistics, môi trường đầu tư thuận lợi, cùng chiến lược phát triển khoa học – công nghệ, chuyển đổi số và đào tạo nguồn nhân lực… để sẵn sàng đón dòng vốn FDI thế hệ mới.

Theo Niên giám thống kê năm 2022, Bình Dương có tỷ lệ tăng dân số là 6,41%, nhiều nhất cả nước, cao hơn hai lần mức 2,74% của Đồng Nai – tỉnh đứng ở vị trí thứ hai. Đây cũng là tỉnh có tỷ suất nhập cư đứng thứ 2 cả nước, đạt 26,4%, chỉ sau Bắc Ninh, khoảng 39,4%. Tuy là tỉnh công nghiệp với mức tăng dân số cao nhất cả nước, mật độ dân số tại Bình Dương đạt 1.025 người/km2, đứng thứ 7 cả nước sau TP HCM, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương và Nam Đinh.

Người dân Bình Dương kiếm bình quân 8,07 triệu đồng mỗi tháng, cao nhất cả nước, gần gấp đôi bình quân cả nước. Con số trên gấp 4 lần hai hai tỉnh có thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng thấp nhất cả nước là Hà Giang và Điện Biên, lần lượt là 2,06 và 2,08 triệu đồng.

Bình Dương cũng là địa phương duy nhất có thu nhập bình quân trên 8 triệu đồng. Trong đó, nhóm có thu nhập cao của tỉnh kiếm bình quân 18,3 triệu đồng mỗi tháng, nhóm thấp là 2,67 triệu, chênh lệch gần 7 lần.

Đây là một trong những nội dung mà ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư tỉnh Bình Dương, đã thông tin tại chuyến thăm và làm việc với Tập đoàn Sunwah (Trung Quốc) mới đây.

TIẾP TỤC HÚT ĐẦU TƯ

Theo ông Nguyễn Văn Lợi, Bình Dương có vị trí chiến lược gần cảng biển, sân bay; là trung tâm logistics của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là thủ phủ công nghiệp của cả nước, có các khu công nghiệp xanh, tuần hoàn.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh chủ yếu là công nghiệp (chiếm 97%), tỷ lệ dịch vụ còn hạn chế, do đó tỉnh mong muốn hợp tác với Tập đoàn Sunwah đẩy mạnh phát triển về dịch vụ. Hiện tại, Bình Dương có khoảng 65.000 doanh nghiệp, trong đó có 3.800 doanh nghiệp Trung Quốc đang đầu tư tại tỉnh.

Bình Dương hiện có 29 khu công nghiệp, tổng diện tích 12.600 ha; tỷ lệ lấp đầy 91%. Tỉnh đang quy hoạch thêm 15 khu công nghiệp với tổng diện tích 10.200 ha, sẽ đáp ứng được yêu cầu thu hút, bố trí các dự án đầu tư.

Ông Lợi cũng mong muốn tập đoàn Sunwah sẽ tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư tại Bình Dương, đặc biệt là trong các lĩnh vực có thế mạnh của tập đoàn; góp phần vào tăng cường quan hệ hợp tác giữa tỉnh Bình Dương và thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Chính quyền tỉnh cam kết đồng hành với doanh nghiệp trong quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh tại tỉnh.

"Với chiến lược và tầm nhìn quy hoạch phát triển đô thị theo hướng bền vững, Bình Dương là một trong những tỉnh, thành đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, góp phần đưa Bình Dương thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, trở thành địa phương hiện đại, văn minh và đáng sống", ông Lợi nói.

Ông Jason Choi, Tổng Giám đốc Tập đoàn Sunwah, phụ trách khu vực vịnh lớn Quảng Đông – Hồng Kông – Ma Cao và khu vực Tây Nam - Trung Quốc, cho biết các doanh nghiệp Quảng Châu nhận thấy Bình Dương là một trong những tỉnh phát triển, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa cao của Việt Nam và mong muốn tìm hiểu hợp tác với các doanh nghiệp của tỉnh trong các lĩnh vực chế tạo, logistics, khoa học công nghệ…

Hiện nay, tại Việt Nam, Tập đoàn Sunwah đang đầu tư trên các lĩnh vực: Hải sản và thực phẩm, bất động sản, dịch vụ tài chính, cà phê, nông sản và thực phẩm khô và đổi mới sáng tạo.​ Hoạt động kinh d​oanh của Sunwah trải dài từ Trung Quốc Đại lục, Ma Cao tới các quốc gia và khu vực khác như Nhật Bản, Đông Nam Á và lan rộng tới Bắc Mỹ, châu Âu, Úc…

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP

Theo quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 và kế hoạch sử dụng đất khu công nghiệp năm 2022, đến năm 2050, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 46 khu công nghiệp với tổng diện tích 24.338 ha.

Theo đó, tỉnh Bình Dương sẽ thành lập mới 15 khu công nghiệp với tổng diện tích (không bao gồm phân khu đô thị trong khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ) là 10.042 ha, tiếp tục thực hiện 31 khu công nghiệp theo Công văn số 173/TTg (ngày 28/01/2016).

Trong giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh Bình Dương sẽ ưu tiên đầu tư 18 dự án khu công nghiệp với diện tích đất cần thực hiện là 6.573 ha. Như vậy, đến năm 2030, tổng diện tích đất công nghiệp dự kiến cần để thực hiện các dự án phát triển khu công nghiệp là 16.609 ha, tăng 1.619 ha; tổng diện tích đất của 2 dự án khu công nghiệp chuyển tiếp và 9 dự án khu công nghiệp quy hoạch mới còn lại sẽ được thực hiện sau năm 2030 là 3.901 ha.

Tầm nhìn đến năm 2050 (thời kỳ 2031 - 2050), còn 3.901 ha đất chưa đầu tư hạ tầng của các khu công nghiệp từ thời kỳ trước chuyển sang, trong thời kỳ này dự kiến tăng thêm 5 khu công nghiệp mới với tổng diện tích khoảng 3.827 ha.

Trong 5 năm (2016 - 2020), tỉnh Bình Dương đã thành lập mới và mở rộng 4 khu công nghiệp với diện tích 1.400 ha, điều chỉnh giảm quy mô 5 khu công nghiệp với diện tích 243 ha.

Tính đến nay, tỉnh có 29 khu công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch 12.721 ha, chiếm 9% về số lượng và 13% về diện tích khu công nghiệp cả nước. Về quy mô khu công nghiệp, bình quân diện tích khoảng 410 ha/khu, cao hơn bình quân của năm 2015 là 300 ha/khu.

Trong các khu công nghiệp đã thành lập có 2 khu công nghiệp do doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký 446 triệu USD; 3 khu công nghiệp liên doanh với vốn đầu tư 608 triệu USD. Các khu công nghiệp còn lại do tổ chức kinh tế trong nước làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư 20.318 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, các khu công nghiệp đã tạo ra doanh thu 117,5 tỷ USD, trong đó, giá trị xuất khẩu đạt 71,5 tỷ USD; nộp ngân sách khoảng 2,3 tỷ USD. Tuy nhiên, việc quy hoạch, phát triển các khu công nghiệp trong thời gian qua vẫn đang theo chiều rộng, thu hút đa ngành, đa lĩnh vực, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, nên cần phải tiếp tục nghiên cứu quy hoạch, phát triển khu công nghiệp theo hướng bền vững, hiện đại trong thời gian tới.

Hiện Bình Dương có 64.333 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đăng ký 699.000 tỷ đồng và 4.176 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký hơn 40 tỷ USD.