Cholesterol trong xét nghiệm máu là gì

Hiện nay đời sống ngày càng được nâng cao, cuộc sống bận rộn kéo theo nhu cầu ăn uống nhanh, gọn. Trong đó thức ăn nhanh chứa nhiều chất béo, những hỗ trợ về công nghệ khiến con người càng ít vận động. Chính vì vậy tỉ lệ bệnh tật xuất hiện ngày càng nhiều và sớm hơn .

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh có tỉ lệ ngày càng tăng lên và có dấu hiệu trẻ hóa. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch tăng cao là do chứng rối loạn mỡ máu còn gọi là máu nhiễm mỡ. Phòng khám Medic Sài Gòn tại Đà Nẵng mời bạn cùng tìm hiểu về căn bệnh này và cách khắc phục.

Bệnh máu nhiễm mỡ là gì?

Bệnh mỡ máu hay còn gọi là rối loạn chuyển hóa mỡ máu là bệnh lý có sự gia tăng thành phần của mỡ gây hại. Làm giảm các phần mỡ bảo vệ cho cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chứng nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch.

Cholesterol trong xét nghiệm máu là gì

Trong cơ thể có nhiều loại chất béo nhưng trong đó hai loại chất béo thường có liên quan đến bệnh máu nhiễm mỡ là Cholesterol và Triglyceride. Mỡ trong máu có thể xảy ra do sự tăng cao của một hoặc cả hai loại chất béo này.

Cholesterol

Cholesterol vận chuyển trong cơ thể trong một dạng gọi là lipoprotein. Có hai loại: HDL cholesterol (cholesterol tốt) và LDL cholesterol (cholesterol xấu). Tăng cholesterol tức là tăng lượng LDL cholesterol.

Triglyceride

Triglycerides được dự trữ trong tế bào mỡ để sử dụng và là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Việc ăn uống quá nhiều chất béo khiến cơ thể không đốt cháy kịp có thể dẫn đến nồng độ triglyceride cao. Nếu bạn bị tăng triglycerides thì có khả năng bạn cũng bị tăng cholesterol.

>>> Xét nghiệm máu tổng quát. 

Xét nghiệm mỡ máu, chỉ số mỡ máu bao nhiêu là cao:

Xét nghiệm mỡ máu là xét nghiệm 4 chỉ số quan trọng trọng mỡ máu đó là: Triglyceride, cholesterol toàn phần, LDL- cholesterol (LDL – c ) và HDL-cholesterol (HDL- c).

Bảng dưới đây cho ta biết chỉ số mỡ máu bình thường, cao:

Cholesterol trong xét nghiệm máu là gì

Cholesterol và Triglycerides được mang đi trong máu nhờ sự kết hợp với một chất gọi là lipoprotein chính là LDL và HDL.

Cholesterol kết hợp cùng với LDL (được ký hiệu là LDL-c) là một loại cholesterol khi dư thừa sẽ có hại cho cơ thể. Chúng vận chuyển cholesterol vào trong máu, lắng đọng lại trong thành mạch máu. Là yếu tố chủ đạo tạo thành các mảng xơ vữa động mạch.

Cholesterol khi kết hợp cùng với HDL ( ký hiệu là HDL-c) là một loại cholesterol có ích đối với cơ thể. HDL-c là kẻ thù của xơ mỡ động mạch là bởi chúng có khả năng mang cholesterol dư thừa đọng lại từ trên thành mạch máu trở về gan.

Như vậy, nếu như muốn phát hiện bệnh sớm cần tiến hành làm những xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng mỡ trong máu. Có đến 3/4 thành phần nếu xét nghiệm máu thấy dư thừa sẽ gây hại là LDLCholesterol ,Triglyceride và cholesterol toàn phần. Chỉ có 1/4 thành phần bảo vệ đó chính là HDL- cholesterol.

Khi có kết quả xét nghiệm máu cũng cần chú ý tới sự cân bằng giữa thành phần gây hại LDL-c. Các thành phần có khả năng bảo vệ bảo vệ HDL-c. Nếu thành phần gây hại cao và thành phần có lợi thấp thì việc điều trị bệnh rối loạn mỡ máu phải được thực hiện ngay không được phép chậm trễ.

Khi có sự bất thường ở bất kỳ kết quả chỉ số về xét nghiệm máu ở bộ phận nào nào thì đó đã bị rối loạn mỡ máu. Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến các yếu tố khác liên quan như: đi kèm tiểu đường, tuổi cao, bệnh tim mạch, cao huyết áp …

Xét nghiệm mỡ máu ở đâu tại Đà Nẵng:

Phòng khám Medic Sài Gòn tại Đà Nẵng thực hiện xét nghiệm mỡ trong máu và các gói khám xét nghiệm chuyên sâu khác. Khi đến khám và xét nghiệm quý khách sẽ được tư vấn tận tình và chu đáo từ đội ngũ y bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm ở nơi đây. Địa chỉ: 97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng. Hotline: 091.555.1519

Cách điều trị bệnh mỡ máu

Theo các chuyên gia bệnh tim mạch, để phòng bệnh mỡ máu cao người bệnh nên chú ý ăn uống. Ngoài ra phải tập luyện thể thao thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Khi bệnh nhân mắc bệnh máu nhiễm mỡ nên có kế hoạch điều trị lâu dài, kiên trì . Trước hết cần phải ngừng thuốc lá, nói không hoặc hạn chế bia rượu, không sử dụng thực phẩm có nhiều chất béo, chứa cholesterol, tập thể dục thể thao điều đặn.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nếu Cholesterol toàn phần giảm 23mg sẽ giúp giảm 20%-54% nguy cơ bệnh tim mạch. Còn nếu HDL-c tăng 1,2 mg sẽ giúp giảm 3% nguy cơ bệnh tim mạch.

Cholesterol trong xét nghiệm máu là gì

>>> Xem thêm: Các gói xét nghiệm tổng quát.

>>>Xem thêm: Xét nghiệm ADN

Có không ít người không biết định lượng cholesterol toàn phần cao là gì? Và nếu định lượng cholesterol toàn phần cao sẽ gây nguy hại gì đến sức khỏe? Bài viết dưới đây sẽ lý giải định nghĩa cholesterol toàn phần và những cảnh báo nguy hiểm nếu bạn thấy chỉ số cholesterol toàn phần trong máu của mình đang tăng cao.

Cholesterol là một chất béo steroid, mềm, màu vàng nhạt, có ở màng tế bào của tất cả các mô trong cơ thể, và được vận chuyển trong huyết tươngcủa mọi động vật. Chúng được sản xuất hàng ngày trong gan (nguồn gốc nội sinh). Nguồn gốc cholesterol ngoại sinh là từ việc ăn uống các chất mỡ động vật. Cholesterol hiện diện với nồng độ cao ở các mô tổng hợp nó hoặc có mật độ màng dày đặc, như gan, tủy sống, não và màng xơ vữa động mạch.

Cholesterol đóng vai trò trung tâm trong nhiều quá trình sinh hóa, nhưng lại được biết đến nhiều nhất do liên hệ đến bệnh tim mạch gây ra bởi nồng độ cholesterol trong máu tăng, khi cơ thể dư thừa một lượng cholesterol không được sử dụng lâu ngày chúng sẽ tích tụ trong thành mạch máu, gây tắc nghẽn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Cholesterol trong xét nghiệm máu là gì

Cholesterol toàn phần cao có thể gây ra một nguy hại đến sức khỏe chúng ta

2. Định lượng cholesterol toàn phần

2.1 Cholesterol toàn phần là gì?

Cholesterol toàn phần là lượng cholesterol tổng thể được tìm thấy trong máu của bạn thông qua xét nghiệm sinh hóa máu, kiểm tra sức khỏe với các xét nghiệm công thức máu và xét nghiệm chỉ số cholesterol trong máu khi có nghi ngờ các vấn đề về bệnh tim mạch.

Cholesterol toàn phần trong máu bao gồm lipoprotein mật độ thấp (LDL – Cholesterol ),  lipoprotein mật độ cao (HDL – Cholesterol), tryglycerid.

Cholesterol trong xét nghiệm máu là gì

Định lượng cholesterol toàn phần bao gồm lipoprotein mật độ thấp (LDL – Cholesterol ),  lipoprotein mật độ cao (HDL – Cholesterol), tryglycerid.

2.2 Định lượng cholesterol toàn phần

Để đo được cholesterol toàn phần (định lượng cholestero toàn phần)  bạn cần cung cấp một mẫu máu được lấy sau nhịn ăn (không ăn bất cứ thứ gì và chỉ uống nước) trong vòng 9-12 giờ. Chỉ số cholesterol toàn phần được tính bằng: tổng hợp LDL – Cholesterol, HDL – Cholesterol và tryglycerid.

LDL – Cholesterol: Còn được gọi là Cholesterol “xấu”. Chúng được vận chuyển bởi protein và kết hợp với các chất khác tích tụ trên thành động mạch làm tắc nghẽn động mạch, gây xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ. Lượng LDL – Cholesterol càng thấp, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch càng giảm.

Người bình thường có chỉ số LDL-Cholesterol <130mg/dL. Nếu dư thừa bạn dễ có nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.

HDL – Cholesterol: Đây được coi là Cholesterol “tốt” . Vì HDL – Cholesterol giúp đào thải các loại Cholesterol “xấu” (LDL – Cholesterol) ra khỏi cơ thể, giữ cho nó không tích tụ trong động mạch do đó giúp bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh tim mạch.

Triglycerid: Triglycerid là chất béo trung tính trong máu. Cơ thể con người nếu chuyển hóa calo còn dư sẽ biến thành triglycerid và tích lũy ở các tế bào chất béo ở khắp cơ thể.

3. Định lượng cholesterol toàn phần bao nhiêu là cao?

Chỉ số cholesterol toàn phần của bạn phản ánh nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Như vậy nếu định lượng cholesterol toàn phần của bạn càng cao bạn có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch càng lớn.

Cholesterol trong xét nghiệm máu là gì

Bảng chỉ định lượng chỉ số cholesterol toàn phần trong máu.

4. Những nguy hại khi chỉ số cholesterol toàn phần cao

Bản thân cholesterol không phải là xấu. Cơ thể bạn cần cholesterol để hoạt động ổn định. Tuy nhiên, nếu chỉ số cholesterol tăng quá cao, nó có thể gây những tác hại nguy hiểm đến sức khỏe của bạn.

Cholesterol trong xét nghiệm máu là gì

Cholesterol toàn phần cao có thể gây nguy đến sức khỏe đặc biệt là các bệnh lý về tim mạch.

4.1 Hệ thống tim mạch và tuần hoàn máu

Khi bạn có quá nhiều LDL – cholesterol trong máu chúng sẽ tích tụ trong động mạch làm tắc nghẽn động mạch vành, từ đó làm gián đoạn dòng máu giàu oxy tới cơ tim, gây đau ngực, đau tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch ngoại biên (PAD),..

4.2 Hệ thống nội tiết

Hormone cũng có thể ảnh hưởng đến lượng cholesterol trong cơ thể. Theo nghiên cứu chỉ ra rằng khi nồng độ estrogen tăng trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, mức HDL – cholesterol cũng tăng và LDL – cholesterol giảm. Điều này có thể llaf một trong những lý do tại sao phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng lên sau mãn kinh, khi nồng độ estrogen giảm xuống.

4.3 Hệ thần kinh

Bộ não chiếm khoảng 25% lượng cholesterol toàn phần trong cơ thể. Lượng chất béo này rất cần thiết cho sự phát triển và bảo vệ các tế bào thần kinh, giúp não bộ hoạt động và giao tiếp tốt với phần còn lại của cơ thể. Khi cholesterol dư thừa trong động mạch có thể dẫn đến đột quỵ, gián đoạn trong lưu lượng máu, gây hỏng các bộ phận của não, dẫn đến mất trí nhớ, chuyển động khó, khó nuốt, nói và thực hiện các chức năng khác. Lượng cholesterol trong máu cao ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, làm tổn thương não ở những người bị bệnh Alzheimer.

4.4 Hệ thống tiêu hóa

Trong hệ thống tiêu hóa, cholesterol rất cần thiết cho việc sản xuất mật – một chất giúp cơ thể phân hủy thực phẩm và hấp thu chất dinh dưỡng trong ruột. Nhưng nếu bạn có qua nhiều cholesterol trong mật, dễ có nguy cơ hình thành sỏi túi mật.

5. Biện pháp cải thiện cholesterol cao

Khi chỉ số cholesterol trong máu cao bạn nên đến thăm khám với bác sĩ sớm để được xét nghiệm đánh giá chính xác hàm lượng cholesterol toàn phần cơ thể từ đó đưa ra biện pháp và xây dựng kèm một chế độ ăn uống khoa học, điều này sớm  giúp chỉ số cholesterol của bạn trở về mức bình thường như:

– Tập thể dục hàng ngày theo tình hình sức khỏe của bản thân

– Ăn nhiều chất xơ

– Hạn chế các chất béo, thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như phô mai, thịt đỏ,…

– Không hút thuốc lá

– Thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên

Cholesterol trong xét nghiệm máu là gì

Để cải thiện Cholesterol toàn phần cao cần thăm khám sức khỏe định kỳ

Như vậy chỉ số cholesterol rất quan trọng trong đánh giá tình trạng sức khỏe vì khi chỉ số cholesterol trong máu cao, kéo dài có thể là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lý tim mạch, gan mật nguy hiểm khác. Do đó, cần theo dõi chỉ số cholesterol định kỳ để biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp.