Chỉ tiêu để đánh giá nợ công

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, chiều 23/10, tại Nhà Quốc hội, báo cáo thẩm tra đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong công tác chỉ đạo, điều hành công tác quản lý vay, trả nợ công. Trong bối cảnh trong nước và thế giới có nhiều biến động khó lường ảnh hưởng lớn tới kinh tế trong nước, các chỉ tiêu Quốc hội đề ra tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 đã được Chính phủ chủ động kiểm soát.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP CHIỀU 23/10: BÁO CÁO TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KT-XH; BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 43/2022/QH15 VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ, TIỀN TỆ HỖ TRỢ CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN KT-XH...

Chỉ tiêu để đánh giá nợ công

Toàn cảnh Phiên họp chiều 23/10

Công tác quản lý nợ công được điều hành chủ động, chặt chẽ, thận trọng

Theo chương trình Kỳ họp thứ 6, chiều 23/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo thẩm tra đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025.

Đánh giá sơ kết 3 năm thực hiện kế hoạch vay, trả nợ công, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh nhận thấy, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong công tác chỉ đạo, điều hành công tác quản lý vay, trả nợ công. Trong bối cảnh trong nước và thế giới có nhiều biến động khó lường ảnh hưởng lớn tới kinh tế trong nước, các chỉ tiêu Quốc hội đề ra tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 đã được Chính phủ chủ động kiểm soát. Cụ thể:

(1) Các mục tiêu đạt kế hoạch đề ra theo Nghị quyết của Quốc hội. Sau 03 năm triển khai thực hiện, các mục tiêu cụ thể cơ bản đều đạt Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội đề ra; các chỉ tiêu an toàn nợ từng năm giai đoạn 2021-2023 đảm bảo trong các mức trần và ngưỡng an toàn được Quốc hội phê duyệt .

(2) Công tác quản lý nợ công được điều hành chủ động, chặt chẽ, thận trọng. Chính phủ chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành theo thẩm quyền và tích cực các biện pháp kiểm soát an toàn nợ công và các hạn mức nợ. Công tác huy động vốn đáp ứng nhu cầu chi của NSNN. Trong bối cảnh thu ngân sách vượt kế hoạch, giải ngân đầu tư công chậm hơn dự kiến, Chính phủ đã chủ động điều chỉnh nhu cầu vay, đảm bảo huy động đủ nguồn lực cho NSNN.

Chỉ tiêu để đánh giá nợ công

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh

(3) Chính phủ đã chú trọng việc đa dạng hóa nguồn vốn và phương thức vay trong nước và ngoài nước; phát hành trái phiếu Chính phủ tập trung vào kỳ hạn dài. Trong đó, vay trong nước dự kiến khoảng 547.085 tỷ đồng, trong đó chủ yếu phát hành TPCP. Kỳ hạn phát hành TPCP bình quân đạt mức 12,6 năm, cao hơn mục tiêu Quốc hội đề ra là từ 9-11 năm tại Nghị quyết số 23/2021/QH15). Kết hợp linh hoạt phát hành để đáp ứng nhu cầu huy động vốn và phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ. Vay ODA, vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài khoảng 57.294 tỷ đồng, chiếm khoảng 10% tổng mức vay.

(4) Đảm bảo hạn mức bảo lãnh Chính phủ và hạn mức vay về cho vay lại vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài; kiểm soát chặt chẽ cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay trong phạm vi hạn mức bảo lãnh.

(5) Bội chi và nợ của chính quyền địa phương bảo đảm trong hạn mức cho phép. Bội chi và nợ chính quyền địa phương bám sát quy định tại Nghị quyết 23/2021/QH15 và dự toán NSNN hàng năm được Quốc hội phê duyệt.

(6) Thực hiện thanh toán trả nợ đầy đủ, đúng hạn đảm bảo nghĩa vụ nợ đã cam kết, góp phần củng cố hồ sơ tín dụng và cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia.

Vẫn còn một số hạn chế trong công tác quản lý vay, trả nợ

Báo cáo của Chính phủ đã đánh giá thẳng thắn về những vấn đề còn hạn chế trong công tác quản lý vay, trả nợ. Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nhận thấy, một số tồn tại, hạn chế cần được tập trung lưu ý như sau:

Thứ nhất, Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhận thấy, mặc dù các chỉ tiêu, tỷ lệ an toàn nợ công trong giai đoạn 2021-2023 và dự kiến 2 năm còn lại của giai đoạn trong hạn mức được Quốc hội quyết định. Tuy nhiên, một số chỉ số cần lưu ý: (i) Vay để trả nợ gốc có xu hướng tăng; (ii) tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ/thu NSNN năm 2024 đã tiệm cận mức trần theo Nghị quyết của Quốc hội. Ủy ban Tài chính – Ngân sách đề nghị Chính phủ phân tích kỹ những vấn đề này, có giải pháp điều hành cân đối NSNN chủ động, bảo đảm an toàn nợ công.

Chỉ tiêu để đánh giá nợ công

Thứ hai, Báo cáo của Chính phủ chưa phân tích kỹ về hiệu quả sử dụng vốn vay, hiệu quả huy động vốn gắn với nhu cầu chi tiêu của ngân sách nhà nước. Qua số liệu quyết toán NSNN hằng năm cho thấy, số chuyển nguồn ngân sách lớn, giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài rất chậm, trong khi ngân sách phải đi vay để bù đắp bội chi và phải chịu lãi suất, trả phí cam kết, cho thấy tình trạng lãng phí nguồn lực. Đo dó, đề nghị Chính phủ đánh giá tổng thể về vấn đề này.

Thứ ba, việc huy động nguồn vốn vay ODA, ưu đãi nước ngoài ngày càng khó khăn. Với vị thế là nước thu nhập trung bình thấp, hiện nay, Việt Nam đang phải tiếp cận các khoản vay gần điều kiện thị trường, các nhà tài trợ cũng chào vay với các điều kiện tài chính kém thuận lợi hơn trước đây. Các khoản vay được ký mới trong giai đoạn này chủ yếu có lãi suất thả nổi.

Thứ tư, việc giải ngân vốn ODA, ưu đãi nước ngoài rất chậm, nhiều năm không đạt dự toán (luỹ kế thanh toán vốn đầu tư công năm 2021 đạt 32,85% kế hoạch, năm 2022 đạt 45,45%, đều dưới 50%). Đây là vấn đề tồn tại đã kéo dài và diễn ra ở hầu hết các địa phương trên cả nước, dẫn đến làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, uy tín của Chính phủ, hạn chế lợi ích kinh tế - xã hội từ dự án. Điều này cũng dẫn tới các chi phí phát sinh ngoài kế hoạch dự kiến khi ký kết các hiệp định vay do không rút vốn đúng kế hoạch và do kéo dài thời gian, gia hạn hiệp định.

Chỉ tiêu để đánh giá nợ công

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh nêu rõ, Báo cáo của Chính phủ đã đánh giá thẳng thắn về thực trạng hạn chế và phân tích sâu về nguyên nhân của vấn đề này. Trong đó, bên cạnh những nguyên nhân khách quan, chủ yếu là các nguyên nhân chủ quan như:

+ Phân bổ chi tiết kế hoạch vốn cho các dự án của bộ ngành, địa phương còn chậm, chưa sát, chưa điều chỉnh kịp thời;

+ Khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, thiếu nguồn vốn đối ứng cho công tác bồi thường; chậm đấu thầu, vướng mắc trong đấu thầu hoặc vướng mắc trong thực hiện hợp đồng với nhà thầu;

+ Chất lượng chuẩn bị dự án chưa đảm bảo, vướng mắc trong công tác điều chỉnh dự án, điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh Hiệp định vay; thủ tục thiết kế, thẩm định, phê duyệt kéo dài; vướng mắc do điều chỉnh danh mục hàng hóa để đảm bảo tỷ lệ xuất xứ. Việc điều chỉnh dự án, điều chỉnh hiệp định vay là khá phổ biến, trung bình mỗi năm làm thủ tục khoảng 20-30 dự án/hiệp định vay.

Thứ năm, công tác quản lý nợ của chính quyền địa phương cần được tiếp tục củng cố. Theo báo cáo của Chính phủ, trừ Thành phố Hồ Chí Minh, các địa phương chưa có bộ phận quản lý nợ riêng biệt; Cơ sở dữ liệu nợ chính quyền địa phương còn chưa có tính hệ thống và đầy đủ, ảnh hưởng đến minh bạch thông tin nợ công, một phần do chưa có một hệ thống thông tin chung để cập nhật toàn bộ nợ chính quyền địa phương; Một số quy định còn dẫn đến rào cản cho địa phương trong viện triển khai vay từ Quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, trong khi đó việc tiếp cận các nguồn vốn vay khác trong bối cảnh hiện nay ngày càng kém ưu đãi, tốn kém hơn và phải chịu rủi ro cao hơn về lãi suất, tỷ giá.

Tích cực, chủ động triển khai thực hiện các giải pháp

Chỉ tiêu để đánh giá nợ công

Trước những hạn nêu trên, Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhất trí với giải pháp Chính phủ đã nêu, theo đó, tiếp tục thực hiện nghiêm quy định của Đảng, Nhà nước, các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội. Đồng thời, Chính phủ tích cực, chủ động triển khai thực hiện các giải pháp về điều hành thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

Đề nghị Chính phủ tiếp tục theo dõi, đánh giá kỹ về một số vấn đề nổi lên như: (i) Vay để trả nợ gốc có xu hướng tăng; (ii) tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ/thu NSNN năm 2024 tăng khá lớn; (iii) tình hình huy động vốn trái phiếu Chính phủ hằng năm trong khi tồn dư NSNN lớn từ số chuyển nguồn tăng thu NSNN năm 2021, 2022, số dư nguồn cải cách tiền lương không thể sử dụng... để trong điều hành ngân sách nhà nước, xây dựng kế hoạch huy động, sử dụng vốn vay tiết kiệm, hiệu quả và đề xuất giải pháp cân đối NSNN chủ động, bảo đảm an toàn nợ công.

Đối với các dự án sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài: Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương xem xét nghiêm túc, đánh giá toàn diện về: (i) Nguyên nhân bất cập, vướng mắc kéo dài; (ii) hiệu quả của các dự án; (iii) tính hợp lý của phương án huy động vốn; (iv) trách nhiệm trong huy động, phân bổ, sử dụng vốn ODA... để đề xuất giải pháp thiết thực, xử lý dứt điểm các tồn tại, hạn chế kéo dài, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn vay./.

Nợ công Việt Nam 2023 là bao nhiêu?

Nợ công được kiểm soát trong giới hạn an toàn, đến cuối năm 2023 nợ công khoảng 4 triệu tỷ đồng, khoảng 39-40% GDP, giảm từ mức 42,7% GDP năm 2021. Nợ Chính phủ khoảng 3,7 triệu tỷ đồng, khoảng 36-37% GDP, giảm từ mức 38,7% GDP năm 2021.

Việt Nam nợ nước ngoài bao nhiêu tỷ?

Nợ nước ngoài của Việt Nam khoảng 3,8 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 37- 38% GDP, tương đương với mức 38,1% GDP năm 2021.

Nợ công Việt Nam bao nhiêu phần trăm?

Nợ công tính đến cuối năm nay khoảng 4 triệu tỷ đồng, tương đương 39-40% GDP, theo Chính phủ. Chiều 23/10, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền Thủ tướng trình bày báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm 2021-2025.

Công nợ bao nhiêu là an toàn?

– Để đánh giá tỷ số nợ của doanh nghiệp, phải căn cứ nhiều yếu tố như ngành, nghề, quy mô doanh nghiệp, mục đích vay vốn… thông thường, hệ số nợ ở mức 60% (60/40) là chấp nhận được, khá an toàn.