Chị sứ là người như thế nào

Tại lễ dâng hương, mọi người bồi hồi, xúc động khi nghe lãnh đạo huyện Hòn Đất đọc lời tưởng niệm ôn lại cuộc đời cách mạng, đấu tranh kiên cường, bất khuất với kẻ thù của AHLLVT nhân dân Phan Thị Ràng, tức chị Sứ trong tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Anh Đức, góp phần làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

AHLLVT nhân dân Phan Thị Ràng - chị Sứ là nhân vật lịch sử nổi tiếng trong tác phẩm Hòn Đất của nhà văn Anh Đức. Chị Sứ tên thật là Phan Thị Ràng, sinh năm 1937 tại huyện Tri Tôn (An Giang); tên hoạt động cách mạng là Tư Phùng, trú quán xã Bình Sơn, Hòn Đất (Kiên Giang). Năm 1950, chị Ràng tham gia đội Thiếu niên cứu quốc khi mới 13 tuổi và khi bắt đầu tham gia cách mạng năm 1954 đổi tên là Tư Phùng.

Chị sứ là người như thế nào
Mộ chị Phan Thị Ràng- AHLLVT

Năm 1959, chị Tư Phùng được dự một lớp học dự bị Đảng viên và một lớp đào tạo cô đỡ để chuẩn bị hoạt động công khai. Năm 1960, toàn miền Nam đồng khởi, chị Tư Phùng được Huyện ủy Hòn Đất giao phụ trách thanh niên đi phá lộ, đắp cản và bao vây đồn bót giặc từ Vàm Rầy đến Tám Ngàn; được phân công về công tác ở xã Thổ Sơn.

Tại đây, chị đã tích cực vận động quần chúng, xây dựng căn cứ địa cách mạng, dự trữ lương thực, vận động thanh niên nhập ngũ và tổ chức chiến đấu. Việc làm của chị được bà con tin yêu, quý mến. Tháng 1/1962, địch tập trung hơn 2.000 quân đánh vào vùng căn cứ của ta ở Ba Hòn (Hòn Đất - Hòn Me - Hòn Sóc).

Cuộc chiến đấu không cân sức giữa ta và địch vô cùng ác liệt. Chị Tư Phùng vừa liên lạc giữa các đơn vị trong khu căn cứ, vừa tổ chức vận động nhân dân đấu tranh chính trị, binh vận, phối hợp với các hoạt động quân sự buộc địch phải dở bỏ cuộc càn quét.

Đêm 8 rạng ngày 9/1/1962, trên đường đi làm nhiệm vụ, chị Tư Phùng bị địch bắt, chúng tra tấn chị rất dã man, kể cả nhục hình và dụ dỗ. Chị vẫn một lòng trung kiên với cách mạng, tiếp tục tuyên truyền, vận động binh lính địch và tìm cách thông báo cho đồng chí, đồng bào những âm mưu, thủ đoạn thâm độc của kẻ thù.

Địch lồng lộn, tức tối giết chết chị Tư Phùng một cách hết sức tàn bạo, lúc chị vừa mới bước sang tuổi 25. Sự hy sinh và tấm gương sáng ngời của chị đã truyền thêm sức mạnh và lòng căm thù giặc sâu sắc cho các lực lượng vũ trang và nhân dân vùng Ba Hòn quyết tâm đánh địch, bảo vệ quê hương.

Ngày 20/12/1994, chị Tư Phùng tức Phan Thị Ràng - chị Sứ được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Năm 2000, Sở VHTT tỉnh Kiên Giang đầu tư hơn 14 tỉ đồng xây dựng khu di tích Ba Hòn gồm 27 hạng mục, như: Tượng đài; khu nhà mồ chị Phan Thị Ràng; bia ghi danh các anmh hùng, liệt sĩ; nhà trưng bày; tái tạo mô hình trong các hang…

Trung bình mỗi ngày có 150 người đến thăm du di tích và ngắm cảnh Ba Hòn. Không chỉ người dân Kiên Giang, mà các thế hệ học sinh khi lớn lên ai cũng đều biết và khâm phục về gương hy sinh của chị Sứ trong tác phẩm Hòn Đất.

Khi đến Kiên Giang, người khách nào cũng cố thu xếp để được 1 lần đến Hòn Đất thăm khu di tích Hoang Hòn và đứng lặng trước mộ của người nữ anh hùng Phan Thị Ràng – chị Sứ. Tại đây, du khách còn có thể tìm gặp nhiều nhân chứng sống, trong đó có cả bà Cà Mỵ “em thằng Xăm”.

Gặp bà Cà Mỵ

Bà Cà Mỵ Tết này đã 82 tuổi, sức khoẻ cũng đã yếu lắm, đi đứng lập cập nhưng đầu óc vẫn còn tỉnh táo. Hiện bà đang ở một mình trong căn nhà tình thương do chính quyền và bà con địa phương xây tặng. Cuộc sống của bà trông chờ vào tiền trợ cấp hàng tháng và 12 công đất trồng xoài, dừa.

Bà lấy ra cho chúng tôi xem nhiều loại giấy tờ như thẻ căn cước, giấy ghi nhận người có công với cách mạng. Bà cho biết, nhiều du khách khi tới Thổ Sơn thăm mộ chị Sứ cứ tìm tới nhà và hỏi thăm bà có phải là em thằng Xăm ác ôn đã giết chị Sứ hay không.

Trò chuyện với chúng tôi, thỉnh thoảng bà lại đệm vào câu: “Tui đâu phải em thằng Xăm đâu”. Bà kể, má bà tên là Thị Ui. Ba của bà là Quách Út. Cả 2 người mất cách đây đã trên 60 năm. Nhà bà chỉ có 2 chị em. Người chị tên Cà Khế cũng đã mất trước năm 1975. Bà Cà Mỵ cũng không có con cái gì.

Theo lời bà Cà Mỵ, ngày xưa má của bà đã có thời nuôi giấu nhiều cán bộ cách mạng, trong đó có chị Phan Thị Ràng. Hiện nay mỗi tháng bà vẫn được trợ cấp 900.000đ. Trong cuốn sổ trợ cấp của bà Cà Mỵ, được lập ngày 28/11/1979, do ông Trần Tấn Thời, phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký, ghi rõ: “Bà Cà Mỵ là người có thành tích cách mạng, thuộc diện tạm thời được hưởng chế độ đãi ngộ theo quy định tại quyết định số 208/CP”.

Rồi chúng tôi đi gặp bà Hương, 62 tuổi - con gái bà Cà Sợi, sống cạnh nhà bà Cà Mỵ. Thì ra nhà bà Cà Sợi ở ngay trước nhà bà Cà Mỵ, chỉ cách 1 con đường đất. Bà Hương cho biết, thằng Xăm trong phim “Hòn Đất” chính là thằng trưởng đồn Khen ở ngoài đời. Hắn quê ở đâu không ai rõ nhưng ác ôn khét tiếng, giết người không gớm tay, cả Hòn Đất này ai cũng biết. Hắn là người giết chết chị Tư Phùng (bí danh của chị Phan Thị Ràng).

Bà Hương nhớ lại, chị Tư Phùng bị giết ở gốc cây me chứ không phải cây dừa như trong phim. Sau khi tụi thằng Xăm rút đi, chính bà Hương là người chạy vào hang báo cho du kích biết về cái chết của chị Tư Phùng. Bà Hương nhớ lại, lúc đó bà mới 13-14 tuổi, thỉnh thoảng vẫn gặp chị Tư Phùng mỗi khi chị về Hang Hòn hoạt động.

Từ lúc chị Tư Phùng bị bắt đến lúc bị giết, bà Hương thường lén đi xem. Mẹ bà Hương tên là Huỳnh Thị Sợi (tên thường gọi là Cà Sợi, giống như trong tiểu thuyết), sinh năm 1909, mất năm 1997. Lúc còn sống, bà cũng nghiện rượu y như bà Cà Sợi trong phim vậy. Bà có 2 người con gái là Huỳnh Thị Hoa (chết năm 1968) và Huỳnh Thị Hương.

Theo bà Hương cũng từng tham gia hoạt động cách mạng từ lúc 15-16 tuổi. Bà Hương cùng với bà Cà Sợi cũng đã từng bị giặc bắt 1 lần ngay tại Hang Hòn cùng với mấy khẩu súng và một số đạn tự chế. Sau 3 tháng tra tấn dã man, chúng buộc phải thả bà Cà Sợi. Riêng Huỳnh Thị Hương thì bị đưa đi tù 24 tháng.

Sau khi ra tù, bà Hương tiếp tục làm giao liên, tham gia hoạt động cách mạng nhiều năm nữa. Rất nhiều người cùng hoạt động hồi đó với bà Hương hiện nay vẫn còn sống. Vậy là bà Cà Sợi, bà Cà Mỵ và thằng Xăm ngoài đời hoàn toàn không có quan hệ gia đình như các nhân vật trong phim mà nhiều bạn đọc vẫn lầm tưởng.

Nhà văn Anh Đức cho biết, năm 1964, khi viết "Hòn Đất", ông còn rất trẻ, mới 29. Ông chọn trận đánh có thật xảy ra tại Hòn Đất - Kiên Giang vào cuối 1962 đó để viết thành một tiểu thuyết có cùng tên với địa danh ấy vì bản thân câu chuyện tựa như là cả miền Nam chiến đấu được thu nhỏ.

Ngoài ra, về mặt dựng truyện, một yếu tố khiến ông tin tưởng là ngay từ trong chuyện đã xuất hiện một người con gái, đã sống và đã chết như một nữ anh hùng. Đó là chị Phan Thị Ràng, mà trong tiểu thuyết ông đặt tên là Sứ.

Bởi lẽ đó, "Hòn Đất" là một tiểu thuyết viết về một cuộc chiến đấu mà cũng là một tiểu thuyết về một đời người con gái. Ông đã rút ra từ nhiều mẫu người con gái miền Nam anh hùng bất khuất trung hậu đảm đang để đúc lại thành một người. Đó là chị Sứ.

Và chuyện thằng Xăm

Theo tiểu thuyết, thằng trưởng đồn Xăm trước khi hành hình chị Sứ đã tra tấn chị rất dã man, đổ nước xà phòng, đánh bằng báng súng. Tóc chị Sứ dài, thằng Xăm nó lôi ra gốc cây xoài sau núi rồi dùng tóc chị cột tòng teng trên cành cây. Rồi thằng Xăm tức tối nhổ cọc hàng rào tre, điên cuồng đâm tới tấp vào mọi chỗ trên người chị, rồi dùng dao găm cắt thịt chị…

Chị Sứ chết, tụi giặc tiếp tục treo trên cây xoài rồi phục kích 3 – 4 ngày liền chờ quân ta tới lấy xác nhưng ta biết không đến. Ngày cuối cùng thằng Xăm dùng dao chặt tóc, chị Sứ rớt xuống đất rồi tụi chúng mới bỏ đi… Khi bộ đội ta ra lấy xác thì Sứ chỉ còn xương và những phần thịt hiếm hoi sót lại…

Vì quá thương chị Sứ, bà Cà Sợi đã toan giết chết thằng con tàn ác tên Xăm, nhưng tình mẫu tử đã không cho phép bà làm chuyện đó, nhưng cuối cùng, thằng Xăm cũng bị các đồng đội của chị Sứ trừng trị. Cái thằng Xăm trong phim – truyện Hòn Đất chính là cái thằng trưởng đồn Khen ở ngoài đời. Hắn quê đâu bên miệt Cà Mau, nó ác ôn khét tiếng, giết người không gớm tay. Hắn không bị giết chết như trong cuốn tiểu thuyết.

Theo một vài người kể lại, sau ngày giải phóng, tên trưởng đồn Khen về quê, bị ám ảnh bởi tội ác mà hắn đã gây ra, tên Khen suốt ngày uống rượu cho quên sự dằn vặt. Rồi hắn đã bệnh chết vì rượu. Các con của tên Khen sống nghèo khó, thất học. Cách đây mấy năm, hai người con của tên Khen đến vùng Thổ Sơn làm nghề đập đá kiếm sống.

Biết chuyện cha mình đã từng gây ra cái chết cho người anh hùng Phan Thị Ràng, thỉnh thoảng 2 người con của tên Khen đến khu di tích Hòn Đất đốt nhang cho chị. Sau đó, hai người con của tên Khen bỏ đi đâu không còn ai biết.

Quê hương của chị Sứ ở đâu?

Chị Phan Thị Ràng (bí danh Tư Phùng) sinh năm 1937, là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Quê quán xã Lương Phi, huyện Xà Tón (Tri Tôn) - An Giang.

Chị Su chết ở đâu?

Ngày nay, theo quốc lộ 80 từ Tp. Rạch Giá đến thị trấn Hòn Đất thì thấy biển hướng dẫn đến mộ chị Sứ ngay trên cột cây số. Đi thêm 13km nữa thì gặp mộ chị nằm dưới chân núi Hòn Đất, thuộc xã Thổ Sơn, gần ngay khu Vườn xoài là nơi chị hy sinh.

Nguyễn Thị sự là ai?

Phan Thị Ràng (1937 - 1962) tại xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, An Giang. Bà chiến sĩ được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Ngoài ra, bà được biết nguyên mẫu của nhân vật "chị Sứ" trong tác phẩm Hòn Đất.

Nhân vật chị Sứ được lấy nguyên mẫu từ ai?

Ông Sáu Mỳ - Phan Văn Mỳ (sinh năm 1947, nguyên bí thư Huyện ủy Tri Tôn, nguyên trưởng Ban dân vận Tỉnh ủy An Giang) - em ruột của anh hùng liệt sĩ Phan Thị Ràng (Tư Ràng), nguyên mẫu của chị Sứ trong tác phẩm Hòn Đất của nhà văn Anh Đức - kể cha mẹ ông có với nhau năm người con, đặt tên: Hai Tỏ, Ba Rõ, Tư Ràng, Năm ...