Châu đại dương có khí hậu như thế nào

Châu Đại Dương có kiểu khí hậu nào?Phân bố ở đâu?

Các câu hỏi tương tự

Quan sát hình 41.1 và 42.1, nêu tên các kiểu khí hậu ở Trung và Nam Mĩ , Sự phân bố các kiểu khí hậu này có mối quan hệ như thế nào với sự phân bố địa hình?

Bài 48. THIÊN NHIÊN CHÂU ĐẠI DƯƠNG MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC Biết được vị trí địa lí, phạm vi của châu Đại Dương. Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên của các đảo và quần đảo, lục địa Ô-xtrây-li-a. Sử dụng bản đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên của châu Đại Dương. Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa một số trạm của châu Đại Dương. KIẾN THỨC Cơ BẢN VỊ trí địa lí, địa hình Châu Đại Dương nằm trong Thái Bình Dương, gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và các quần đảo cùng vô số đảo nhỏ. Phía tây kinh tuyến 180°, trong vùng Tây Thái Bình Dương, từ phía nam lên là quần đảo Niu Di-len, lục địa Ô-xtrây-li-a, kế tiếp là chuỗi đảo núi lửa Mê-la-nê-di và trên cùng là chuỗi đảo san hô Mi-crô-nê-di với khoảng 1.300 đảo nhỏ. Phía đông kinh tuyến 180° là chuỗi đảo núi lửa nhỏ và đảo san hô Pô-li-nê-di, nằm rải rác trong vùng Đông Thái Bình Dương rộng lớn. Nhiều đảo cách xa nhau hàng nghìn kilômét. Khí hậu, thực vật và động vật Khí hậu + Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm và điều hoà, mưa nhiều. + Phần lớn diện tích lục địa ô-xtrây-li-a là hoang mạc. + Quần đảo Niu Di-len và phía nam Ô-xtrây-li-a có khí hậu ôn đới. Thực vật ở châu Đại Dương phần lớn là rừng xích đạo xanh quanh năm, rừng mưa mùa nhiệt đới, rừng dừa,... Biển nhiệt đới trong xanh có các rạn san hô và nhiều hải sản. Trên lục địa Ô-xtrây-li-a có nhiều động vật độc đáo duy nhất trên thế giới như các loài thú có túi, cáo mỏ vịt,... ơ đây có hơn 600 loại bạch đàn khác nhau. GỢI ý trả LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI Câu 1. Dựa vào hình 48.1, hãy: Xác định vị trí lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo lớn của châu Đại Dương. Xác định vị trí các chuỗi đảo thuộc châu Đại Dương. Trả lời: Xác định vị trí lục địa ô-xtrây-li-a và các đảo lớn của châu Đại Dương [Pa-pua Niu Ghi-nê, Nu-ven Ca-lê-đô-ni, Ta-xma-ni-a,...] Xác định vị trí các chuỗi đảo thuộc châu Đại Dương. + Nhóm đảo Mê-la-nê-đi: nằm ở phía bắc và đông bắc lục địa ô-xtrây-li-a, từ xích đạo đến khoảng vĩ tuyến 23 - 24°N. Các đảo lớn là Niu Ghi-nê, Bi-xmac, Xô-lô-môn, Nu-ven Ca-lê-đô-ni,... + Nhóm đảo Mi-crô-nê-di: nằm ở phía bắc và đông bắc Mê-la-nê-di, khoảng 10°N đến khoảng 28°B, nghĩa là trong vòng đai nhiệt đới. Đảo lớn là Gu-am. + Nhóm đảo Pô-li-nê-di: nằm ở phía đông kinh tuyến 180°, thuộc vùng trung tâm Thái Bình Dương, khoảng từ 23 - 24°B đến 28°N, trong vòng đai nhiệt đới, ỏ' phía nam lan tới vòng đai cận nhiệt đới của bán cầu Nam. Các đảo lớn là Ha-oai, Hô-nô-lu-lu trong quần đảo Ha-oai, Vi-ti Lê-vu,... trong quần đảo Phi-gi. Câu 2. Dựa vào hình 48.2, cho biết đặc điểm khí hậu của các đảo thuộc châu Đại Dương. Trả lời: Trạm Gu-am: nhiệt độ quanh năm cao [khoảng trên 27°C] và điều hòa; lượng mưa lớn, mưa nhiều vào các tháng từ VII - X. Trạm Nu-mê-a: nhiệt độ quanh năm cao [trên 21°C] và tương đối điều hòa, tháng thấp nhất cũng trên 21°c, tháng cao nhất khoảng 27°C]; lượng mưa lớn và tương đối đều giữa các tháng trong năm. Nhìn chung: các đảo thuộc châu Đại Dương có nhiệt độ cao quanh năm, chế độ nhiệt điều hòa, lượng mưa phong phú. IV. GỢI ý THực hiện câu hỏi và bài tập cuối bài Câu 1. Cho biết nguồn gốc hình thành của các đảo châu Đại Dương. Trả lời: Các đảo châu Đại Dương có nguồn gốc hình thành khác nhau: từ núi lửa, san hô, lục địa,... Chuỗi đảo núi lửa: Mê-la-nê-di. Chuỗi đảo san hô: Mi-crô-nê-di. Chuỗi đảo núi lửa và san hô: Pô-li-nê-di. Đảo lục địa: Niu Di-len Câu 2. Nguyên nhân nào đã khiến cho các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là "thiên đàng xanh" của Thái Bình Dương? Trả lời: Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm và điều hòa. Quanh năm có mưa nhiều. Rừng xích đạo xanh quanh năm hoặc rừng mưa nhiệt đới phát triển xanh tốt. Các rừng dừa ven biển đã tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp. Tất cả những điều đó đã khiến cho các đảo và quần đảo châu Đại Dương được gọi là "thiên đàng xanh" của Thái Bình Dương. Câu 3. Tại sao đại bộ phận diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn? Trả lời: Chí tuyến Nam đi qua giữa lãnh thổ lục địa Ô-xtrây-li-a, nên đại bộ phận lãnh thổ lục địa Ô-xtrây-li-a nằm trong khu vực áp cao chí tuyến, không khí ổn định khó gây mưa. Phía đông của lục địa Ô-xtrây-li-a lại có dãy Trường Sơn nằm sát biến chạy dài từ bắc xuống nam chắn gió từ biển thổi vào lục địa gây mưa ở sườn đông Trường Sơn, nhưng hiệu ứng phơn làm cho lượng mưa phía sườn chắn gió giảm dần theo chiều từ đông sang tây, làm cho khí hậu của phần lớn lục địa ô-xtrây-li-a là khô hạn. V. CÂU HỎI Tự HỌC Quần đảo của cliâu Đại Dương có khí hậu kiểu ôn đới hải dương là: A. Pa-pua Niu Ghi-nê B. Niu Di-len. c. ô-xtrây-lia D. Mê-la-nê-di. Sự độc đáo của các loại động vật có túi trên lục địa Ổ-xtrây-li-a là do chúng có nguồn gốc hiệt lập đến từ: A. Châu Mĩ. B. Châu Nam Cực. c. Châu Âu. D. Châu Á. Phần lớn diện tích của lục địa Ồ-xtrây-li-a là: A. Hoang mạc B. Cao nguyên C. Đồng bằng D. Núi cao Tài nguyên quan trọng của châu Đại Dương là A. Biển và rừng. B. Biến và khoáng sản. Rừng và đất đai. D. Khoáng sản và sông ngòi.

Kinh tế nội thương là gì? [Địa lý - Lớp 9]

2 trả lời

Núi già là gì? [Địa lý - Lớp 7]

1 trả lời

Núi trẻ là gì? [Địa lý - Lớp 7]

2 trả lời

Thiên tai nào sau đây thường đi liền với bão? [Địa lý - Lớp 12]

3 trả lời

Hay nhất

Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm và điều hoà. Mưa nhiều nhưng lượng mưa thay đổi tuỳ thuộc vào hướng gió và hướng núi. Rừng xích đạo xanh quanh năm hoặc rừng mưa mùa nhiệt đới phát triển xanh tốt cùng với rừng dừa đã biến các đảo thành những "thiên đàng xanh" giữa Thái Bình Dương. Biển nhiệt đới trong xanh với các rặng san hô có nhiều hải sản, là nguồn sống của dân cư và là tài nguyên du lịch quan trọng của nhiều nước.

Câu 1: Trình bày đặc điểm khí hậu của Châu Đại Dương. Tai sao tại bộ phận diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn?

Trả lời:

- Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm và điều hoà. Mưa nhiều nhưng lượng mưa thay đổi tuỳ thuộc vào hướng gió và hướng núi. Rừng xích đạo xanh quanh năm hoặc rừng mưa mùa nhiệt đới phát triển xanh tốt cùng với rừng dừa đã biến các đảo thành những "thiên đàng xanh" giữa Thái Bình Dương.

- Phần lớn lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn là vì:

+ Phần lớn diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a là hoang mạc.

+ Chí tuyến Nam đi qua giữa lục địa Ô-xtrây-li-a, lục địa Ô-xtrây-li-a có bề ngang rộng lớn nên chịu ảnh hưởng mạnh của các khu áp cao cận chí tuyến.

+ Phía đông có dãy Trường Sơn chạy sát biển từ Bắc xuống Nam, tạo nên bức chắn đối với các luồng gió ẩm từ biển vào nên vùng nội địa mưa ít.

+ Phía tây chịu ảnh hưởng của biển lạnh Tây Ô-xtrây-li-a nên mưa ít.

Câu 2: Trình bày đặc điểm dân cư của Châu Đại Dương.

Trả lời:

-  Mật độ dân số thấp nhất thế giới

- Dân số ít, mật độ thấp khoảng 3,6 ng/km², phân bố không đều

Đông dân ở khu vực Đông và Đông nam Ôxtrâylia, Niudilen

Thưa dân ở các đảo

- Tỉ lệ dân thành thị cao [năm 2008 chiếm 70% dân số trong các đô thị].

- Dân cư gồm hai thành phần chính:

Đa số là người nhập cư [khoảng 80% dân số].

Người bản địa khoảng 20% dân số.

Như vậy, từ những đặc điểm trên ta thấy, dân cư châu Đại Dương có sự đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa.

Câu 3: Trình bày vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, sông ngòi của Châu Âu. Giải thích vì sao ở phía Tây Châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía Đông?

Trả lời:

* Vị trí địa lý châu Âu: Ở phía tây lục địa Á-Âu, dãy U-ran là ranh giới tự nhiên giữa châu Âu và châu Á. Châu Âu nằm trong khoảng vĩ tuyến B - B. Châu Âu có 3 mặt giáp biển và đại dương.

* Địa hình : có 3 dạng địa hình chính: đồng bằng, núi già và núi trẻ.

- Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông, chiếm 2/3 diện tích châu lục.

- Núi già nằm ở phía bắc và vùng trung tâm, với những đỉnh tròn, thấp, sườn thoải.

-Núi trẻ nằm ở phía nam, với những đỉnh cao, nhọn bên cạnh những thung lũng sâu.

* Khí hậu : gồm 4 kiểu khí hậu :

_ Khí hậu ôn đới lục địa

_ Khí hậu ôn đới hải dương

_ Khí hậu địa trung hải

_ Khí hậu hàn đới

Phần lớn Châu Âu có khí hậu ôn đới.

* Sông ngòi:

- Châu Âu có nhiều sông, đa số là sông ngắn, lượng nước dồi dào.

- Các sông chảy ra Bắc Băng Dương có thời kỳ đóng băng vào mùa đông.Các sông quan trọng:  sông Đa-nuyp, sông Rai-nơ và sông Von-ga.

* Ở phía Tây Châu Âu có mưa nhiều hơn và có khí hậu ấm áp hơn ở phía Đông là do:

- Phía Tây có gió Tây ôn đới hoạt động quanh năm, mang theo không khí ẩm thổi vào đất liền đem đến nhiều mưa. Vào sâu đất liền, gió tây ôn đới suy yếu dần, nên ảnh hưởng của biển đối với các vùng phía đông giảm dần.

-Ngoài ra, dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương chảy ven bờ đã góp phần quan trọng làm tăng lượng mưa, điều hòa khí hậu vùng phía tây châu Âu.

Câu 4: Thảm thực vật ở Châu Âu có đặc điểm gì? Tại sao Thực vật lại thay đổi từ Tây sang Đông từ Bắc xuống Nam?

Trả lời:

*Thảm thực vật ở Châu Âu có đặc điểm:

- Thảm thực vật thay đổi từ tây sang đông, từ bắc xuống nam theo sự thay đổi của lượng mưa.

- Thảm thực vật đặc trưng của: Vùng ven biển Tây Âu là rừng lá rộng, Vùng Đông Âu là rừng lá kim, Vùng đông nam là thảo nguyên, ven Địa Trung Hải là rừng cây bụi lá cứng.

*Thực vật thay đổi từ tây sang đông, từ bắc xuống nam vì theo sự thay đổi của lượng mưa.

- Phía Tây có gió Tây ôn đới hoạt động quanh năm, mang theo không khí ẩm thổi vào đất liền đem đến nhiều mưa. Vào sâu đất liền, gió tây ôn đới suy yếu dần, nên phía Tây mưa nhiều hơn phía Đông. Ngoài ra phía tây còn có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương chảy ven bờ làm điều hòa khí hậu vùng phía Tây.

Câu 5: Vẽ và nêu nhận xét biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo khu vực kinh tế của pháp và Đức số liệu SGK trang 174

Nhận xét:

-Theo khu vực kinh tế, cả 2 nước đều phát triển mạnh ngành dịch vụ trong đó Pháp có tỉ lệ % của ngành dịch vụ  cao hơn Đức là 3,2%. Theo khu vực công nghiệp và xây dựng Đức lại cao hơn Pháp là 5,2%. Cả 2 nước đều không chú trọng phát triển khu vực Nông- Lâm ngư nghiệp. Cơ cấu của 2 ngành này rât thấp tương ứng 3 với Pháp và 1% với Đức

Video liên quan

Chủ Đề