Vì sao không đau họng như bị khan tiếng

Khàn giọng [khàn tiếng] không phải là một bệnh nặng nhưng nếu gây khó chịu, bất tiện và mất tự tin khi giao tiếp. Việc phòng tránh hiện tượng khàn giọng này không khó, chỉ cần bạn biết và chú ý làm theo.

Khàn tiếng là một hiện tượng thay đổi bất thường trong giọng nói của bạn với triệu chứng phổ biến là khô, ngứa cổ họng. Khi bạn bị khàn tiếng, giọng nói của bạn sẽ không được trong và mượt như bình thường mà âm bạn phát ra sẽ yếu hơi, nghe trần và nhỏ.

Khàn tiếng có thể là hậu quả của việc thanh quản bị viêm [viêm thanh quản]. Bệnh khàn tiếng thường chỉ kéo dài một vài ngày nhưng nếu bạn bị khàn tiếng kéo dài trong một vài tuần thì bạn phải xem xét cẩn thận hơn, thậm chí bạn cần phải đến gặp bác sĩ để tìm hiểu rõ tình trạng bệnh của mình.

Khàn giọng là hiện tượng thay đổi ất thường trong giọng nói của bạn

Khàn tiếng thường được gây ra do nhiễm virus ở đường hô hấp trên. Có thể xuất hiện khi bạn bị viêm họng, viêm đường hô hấp. Các yếu tố phổ biến khác có thể góp phần, hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng khàn tiếng của bạn bao gồm:

– Do trào ngược axit, tức axit ở dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra hiện tượng ho, khàn tiếng

Hút thuốc

– Uống thức uống chứa caffeine và cồn

– La hét hoặc lạm dụng dây thanh âm của bạn

– Dị ứng

– Hít phải các chất độc hại

– Ho quá mức

Khàn tiếng có thể xuất hiện khi bạn bị ho nặng và lâu ngày

– Hạn chế nói chuyện và la hét nhiều trong thời gian bị khàn giọng

– Uống nhiều chất lỏng ẩm. Chất lỏng có thể làm giảm một số triệu chứng của bạn và làm ẩm cổ họng của bạn. Tránh chất chứa caffeine và rượu, vì chúng có thể làm khô cổ họng của bạn.

– Hãy tắm nước nóng, vì hơi nước từ vòi sen sẽ giúp mở đường hô hấp của bạn và cung cấp độ ẩm.

– Ngăn chặn hoặc hạn chế hút thuốc lá vì thuốc lá có thể gây kích thích cổ họng của bạn.

– Làm ẩm cổ họng của bạn bằng cách nhai kẹo cao su. Điều này kích thích tiết nước bọt và có thể giúp làm dịu cổ họng của bạn.

– Loại bỏ chất gây dị ứng từ môi trường của bạn. Dị ứng thường có thể làm trầm trọng thêm hoặc kích hoạt khản giọng.

La hét sẽ làm tổn thương dây thanh quản và gây ra hiện tượng khàn giọng

Bằng việc điều chỉnh thói quen hằng ngày của bạn, bạn có thể bảo vệ dây thanh âm, hạn chế được hiện tượng khàn tiếng. Dưới đây là một số lời khuyên hữ ích cho bạn.

– Bỏ hút thuốc và tránh khói thuốc lá. Hít khói thuốc có thể gây ra sự kích thích của dây thanh âm và thanh quản và có thể làm khô cổ họng của bạn.

– Rửa tay thường xuyên. Khàn tiếng thường được gây ra bởi một bệnh nhiễm trùng hô hấp do virus. Rửa tay của bạn sẽ ngăn chặn sự lây lan của vi trùng và giữ cho bạn khỏe mạnh.

– Uống đủ nước:chất lỏng loãng sẽ luôn giữ độ ẩm cho cổ họng bạn. Vì vậy hãy uống đủ lượng nước cơ thể bạn cần mỗi ngày nhé.

– Tránh đồ uống có caffeine và đồ uống có cồn.

– Cố gắng hạn chế việc quá sức cho cổ họng như hét to, nói quá nhiều, hát lâu,..Điều này có thể làm tăng áp lực lên dây thanh âm và gây viêm.

Đừng chủ quan khi bị khàn giọng

Đau họng không ho là tình trạng gì?

Đau họng kéo dài do nguyên nhân nào?

Uống nhiều nước và giữ ẩm cho cổ họng là cách bảo vệ cổ họng và giọng nói của bạn

Khàn giọng không phải là một hiện tượng nguy hiểm. Nhưng nếu bạn bị khản giọng kéo dài và mãn tính thì nguyên nhân có thể đến từ một căn bệnh nghiêm trọng nào đó đang tiềm ẩn trong bạn. Việc xác định sớm nguyên nhân khàn tiếng kéo dài của bạn có thể ngăn chặn tình trạng của bạn và tránh trường hợp bệnh tình tồi tệ hơn, hạn chế nguy hại cho dây thanh âm hoặc cổ họng của bạn. Nếu bạn thấy hiện tượng khàn tiếng kéo dài quá lâu, ít dấu hiệu thuyên giảm, hoặc khàn giọng có kèm theo chảy nước dãi, khó thở thì bạn cần đến gặp bác sĩ tại các phòng khám, bác sĩ để được kiểm tra và chữa trị nhé.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Khàn giọng mất tiếng là hệ quả của tình trạng hệ thống hô hấp bị viêm nhiễm và suy yếu. Bị khan tiếng mất giọng phải làm sao? Bạn hoàn toàn có thể áp dụng các phương pháp từ thiên nhiên để cải thiện tình trạng khàn giọng, tắt tiếng cũng như bảo vệ sức khỏe cho dây thanh quản.

Thời gian gần đây, tình trạng khàn giọng mất tiếng có chiều hướng gia tăng, thậm chí có người còn bị tắt tiếng đến mức không nói được. Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ nóng hoặc lạnh đột ngột, vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Trong bài viết dưới đây, Hello Bacsi mời bạn cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây khàn giọng mất tiếng và cách khắc phục giọng khàn hiệu quả.

Nguyên nhân khàn giọng mất tiếng

  • Thời tiết thay đổi: Khi thời tiết thay đổi, nhiều người bắt đầu có dấu hiệu đổ mồ hôi, sổ mũi hay ho. Nếu chủ quan không điều trị sớm, việc bị khàn giọng, khản tiếng mất tiếng, tắt tiếng không nói được là chuyện dễ hiểu, thậm chí tình trạng bị khàn giọng mất tiếng có thể kéo dài dai dẳng trong nhiều ngày, gây cho người bệnh rất nhiều bất tiện.
  • Bị nhiễm siêu vi: Nguyên nhân của chứng khàn giọng mất tiếng có thể bắt nguồn từ một loại siêu vi tấn công vào thanh quản. Tuy nhiên, không phải ai bị nhiễm siêu vi cũng đều bị mất giọng, tắt tiếng, ho mất tiếng.
  • Thay đổi nhiệt độ đột ngột: Tình trạng này thường xảy ra với nhân viên văn phòng phải ngồi nhiều giờ trong phòng máy lạnh, sau đó, đột ngột bước ra bên ngoài trời nóng bức cũng có thể bị tắt tiếng.
  • Môi trường ô nhiễm: Nếu phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm thì chúng ta cũng dễ dàng gặp các vấn đề hô hấp gây ra khàn giọng mất tiếng.

Bị khàn giọng mất tiếng thì phải làm sao?

Bị tắt tiếng phải làm sao hay mất giọng thì làm sao? Giọng khàn phải làm sao hay bị mất giọng thì phải làm sao? Đây là những thắc mắc thường gặp khi bị khàn giọng mất tiếng. Dưới đây là cách trị khàn giọng mất tiếng mà bạn nên tham khảo.

Nếu đang bị khàn giọng mất tiếng, bạn cũng đừng quá lo lắng, hãy áp dụng theo một số gợi ý sau để khắc phục tình trạng khản tiếng mất tiếng một cách hiệu quả nhé!

  • Cách chữa khàn giọng: Cố gắng tránh giao tiếp và nói chuyện, hạn chế càng ít nói càng tốt.
  • Cho 1 – 2 muỗng giấm táo nguyên chất vào cốc nước nhỏ và uống một vài lần trong ngày cho đến khi tình trạng bị tắt tiếng được cải thiện.
  • Bị tắt tiếng phải làm sao? Súc miệng nhiều lần với nước trà đậm có pha chút muối ăn. Nếu được, bạn hãy dùng nước ấm cùng sáp ong sẽ giúp thanh quản sớm trở lại hoạt động bình thường.
  • Bị mất tiếng phải làm sao? Pha hai muỗng cà phê mật ong cùng 250ml lít sữa tươi hâm nóng rồi uống từng ngụm thật chậm, nhiều lần trong ngày.
  • Cách trị tắt tiếng: “Lấy độc trị độc” bằng cách ngậm nước đá viên cùng vài giọt dầu khuynh diệp sau mỗi bữa ăn để vừa sát trùng vùng hầu họng, vừa tránh xung huyết trong cổ họng.
  • Cách chữa ho mất tiếng: Nếu có nhiều đờm, hãy ngâm vài lát củ hành khô trong nước ấm vài giờ, sau đó súc miệng với nước hành.
  • Súc họng với nước muối mỗi giờ nếu phải làm việc lâu trong phòng máy lạnh.
  • Bị mất tiếng không nói được nên làm gì? Ngưng hút thuốc trong thời gian bị tắt tiếng vì thuốc lá là yếu tố khiến tình trạng khàn giọng mất tiếng của bạn thêm trầm trọng.
  • Khàn giọng thì phải làm sao? Tránh nói thầm thì bởi hành động này thực sự khiến dây thanh quản chịu nhiều ảnh hưởng hơn so với việc nói bình thường.

Các biện pháp giúp phòng ngừa khàn giọng mất tiếng

Để phòng tránh tình trạng khàn giọng mất tiếng làm ảnh hưởng đến giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày, bạn nên lưu ý một số biện pháp bảo vệ dây thanh quản như sau:

  • Không điều chỉnh máy điều hòa để hạ nhiệt độ trong phòng làm việc xuống quá thấp.
  • Nên mặc quần áo đủ ấm nếu phải làm việc nhiều giờ trong phòng quá lạnh.
  • Hạn chế uống nước quá lạnh hay quá nóng, nên bỏ thói quen uống nước đá lạnh trong những ngày nắng gắt.
  • Nên nghỉ bệnh 2 – 3 ngày khi bị cảm cúm, nếu trước đó đã có tiền sử bị tắt tiếng.
  • Tránh bước vào phòng máy lạnh khi quần áo đang ướt đẫm mồ hôi.
  • Không đi đầu trần quá lâu dưới ánh nắng mặt trời gay gắt.
  • Với người có thanh quản nhạy cảm, nên dùng lòng bàn tay chà mặt trước khuỷu và cổ tay nhiều lần trong ngày để mượn tác dụng kháng viêm của số huyệt đạo khu trú ở hai nơi này giúp phòng ngừa khàn giọng mất tiếng.

Như vậy bạn đã biết khi bị khàn giọng mất tiếng, tắt tiếng không nói được thì cần phải áp dụng những biện pháp gì rồi đúng không? Hãy để ý những khi môi trường hay thời tiết thay đổi để dễ dàng bảo vệ thanh quản bạn nhé.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề