Trung tướng đầu tiên của việt nam là ai

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Năm 1946, đang đi thị sát miền tây Khu 4 chống tàn quân Pháp từ Lào lăm le đánh xuống thì Lê Quốc Vọng [bí danh của thiếu tướng Lê Thiết Hùng khi đó] nhận được tin có điện của Hồ Chủ tịch gọi ông ra Hà Nội.

Trở ra thủ đô, ông mới biết Chính phủ quyết định tổ chức Đội Tiếp phòng quân để giám sát quân đội Pháp sẽ vào miền Bắc thay thế quân đội Tưởng Giới Thạch theo nội dung Hiệp định sơ bộ 6.3.1946. Trong hồi ký Người học trò nhỏ của Bác Hồ, thiếu tướng Lê Thiết Hùng kể lại cuộc gặp này tại Bắc bộ phủ, Bác bảo: “Thường vụ và Bác đã cân nhắc kỹ. Việc này chỉ có chú làm được. Chú nhận đi!”. Và cũng chính ngày hôm ấy, Hồ Chủ tịch chọn tên mới cho ông là Lê Thiết Hùng với ý nghĩa trong “chất thép” có “chất hùng”.

Lúc này, đang cần một sĩ quan hàm tướng để chỉ huy Đội Tiếp phòng quân và tương xứng với sĩ quan Pháp khi làm việc trong khi vào thời điểm đó, phía ta chưa có ai được phong tướng. Vì thế, tuy chưa có sắc lệnh phong chính thức nhưng từ năm 1946, Lê Thiết Hùng đã mang hàm thiếu tướng, trở thành vị tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong các sắc lệnh về điều động công tác do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký năm 1947 đều ghi rõ là “Thiếu tướng Lê Thiết Hùng”.

Một ngày Hà Nội giao mùa, chúng tôi được bà Lê Mai Hương, người con duy nhất của thiếu tướng Lê Thiết Hùng tiếp chuyện. Từng ký ức về cha mẹ chầm chậm trở về trong nỗi nhớ của bà qua những kỷ vật gia đình. Thật lạ kỳ, sự xếp đặt của số mệnh khiến ông Lê Thiết Hùng luôn gắn với các sự kiện mang dấu ấn đầu tiên: Chính trị viên đội vũ trang đầu tiên - Đội du kích Pác Bó; Tổng thanh tra đầu tiên của quân đội; tư lệnh đầu tiên Bộ Tư lệnh Pháo binh…

Từ năm 1963, thiếu tướng Lê Thiết Hùng rời quân đội tham gia hoạt động ngoại giao, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước VNDCCH tại CHDCND Triều Tiên. Ít ai ngờ, một con người được tôi luyện trong môi trường quân sự khắc kỷ, khi làm hiệu trưởng đầu tiên của trường quân sự pháo binh, đã khiến học viên “xanh lè mắt” với từng động tác giáo cụ thuần thục, vậy mà sang làm ngoại giao đã có con mắt xanh để sau này chúng ta có một nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ tài năng.

Năm 1967, Nguyễn Tài Tuệ cùng hàng trăm sinh viên có mặt tại Bình Nhưỡng để nhập học tại Nhạc viện quốc gia Triều Tiên. Tuy nhiên, khi nhà trường xem xét lại hồ sơ, thấy Nguyễn Tài Tuệ không có bằng sơ cấp âm nhạc nên Bộ Giáo dục Triều Tiên cử người xuống gặp Đại sứ Lê Thiết Hùng, nêu thiếu sót trên và cho rằng Nguyễn Tài Tuệ không thể và không có đủ trình độ để vào học nhạc viện được.

Cho gọi Nguyễn Tài Tuệ đến đại sứ quán, Đại sứ Lê Thiết Hùng chăm chú nghe anh trình bày vắn tắt về quá trình phấn đấu cho đến khi được sang Nhạc viện quốc gia Triều Tiên du học. Cuối cùng, qua 3 lần tiến hành kiểm tra một cách chặt chẽ về tất cả các bộ môn cơ bản, Nguyễn Tài Tuệ đã được đặc cách vào thẳng đại học.

“Anh Lê Thiết Hùng kiến văn rộng rãi, am tường nhiều vấn đề âm nhạc nên giữa hai chúng tôi có nhiều điểm để gắn bó và dễ dàng giao lưu. Ở Bình Nhưỡng, anh Lê Thiết Hùng rất gắn bó với anh em lưu học sinh. Tiếc là khi tôi hoàn thành chương trình du học, trình bày thành công xuất sắc bài bảo vệ tốt nghiệp thì anh đã hoàn thành nhiệm vụ đại sứ, về nước năm 1970 và nhận nhiệm vụ mới”, nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ chia sẻ.

Thiếu tướng Lê Thiết Hùng [1908 - 1986], tên thật là Lê Văn Nghiệm sinh tại xã Hưng Thông, H.Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Ông tốt nghiệp Trường Võ bị Hoàng Phố [Trung Quốc], từng tham gia quân đội Tưởng Giới Thạch và được phong quân hàm tới đại hiệu [tương đương đại tá]. Sau khi về nước, ông là một trong những cán bộ chủ chốt đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông đã trải qua nhiều vị trí công tác như Cục trưởng Cục Quân huấn, Hiệu trưởng Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn, Phó trưởng ban Đối ngoại T.Ư Đảng... và được Nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh.

Đợt phong quân hàm tướng đầu tiên

Năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh chính thức phong quân hàm tướng đợt đầu tiên cho 10 quân nhân. Khi sự kiện này được công bố trên Đài tiếng nói Việt Nam, trả lời câu hỏi của phóng viên phương Tây: Vì sao một lúc phong nhiều tướng như vậy; Việc phong cấp này được tiến hành dựa theo những tiêu chuẩn nào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời giản dị: Đánh thắng thiếu tướng phong thiếu tướng; thắng trung tướng phong trung tướng; thắng đại tướng phong đại tướng. Cụ thể:

Sắc lệnh số 110/SL ngày 20.1.1948, phong cấp hàm đại tướng cho ông Võ Nguyên Giáp - Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và Dân quân tự vệ.

Sắc lệnh số 115/SL ngày 25.1.1948, phong cấp hàm trung tướng cho ông Nguyễn Bình - Khu trưởng Chiến khu 7 kiêm Ủy viên Quân sự Nam bộ.

Sắc lệnh 111/SL ngày 20.1.1948 phong cấp hàm thiếu tướng từ ngày 1.1.1948 cho các ông: Hoàng Văn Thái - Tổng tham mưu trưởng Quân đội quốc gia; Nguyễn Sơn - Khu trưởng Chiến khu 4; Chu Văn Tấn - Khu trưởng Chiến khu 1; ông Hoàng Sâm - Khu trưởng Chiến khu 2.

Sắc lệnh 112/SL ngày 20.1.1948 phong cấp hàm thiếu tướng từ ngày 1.1.1948 cho các ông: Trần Tử Bình - Trưởng phòng Kiểm tra cán bộ; Văn Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Chính trị; Lê Hiến Mai - Chính trị ủy viên Chiến khu 2.

Sắc lệnh số 117/SL ngày 25.1.1948 phong ông Trần Đại Nghĩa - Cục trưởng Quân giới cấp hàm thiếu tướng.

Khát vọng “Bình thiên hạ” của thủ lĩnh trẻ

Nguyễn Bình sinh năm 1908, tại thôn Yên Phú, xã Tinh Tiến [nay là xã Giai Phạm] huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, tên khai sinh là Nguyễn Phương Thảo. Sinh ra trong một gia đình yêu nước, tại vùng quê giàu truyền thống cách mạng, từ nhỏ, cậu thanh niên đã sớm hình thành trong mình phẩm chất của một thủ lĩnh, bản lĩnh bất khuất hơn người. Ngay từ năm 16 tuổi, không chịu được ách thống trị của thực dân Pháp, Nguyễn Phương Thảo hăng hái tham gia phong trào cách mạng tại Hải Phòng.

Chân dung đồng chí Nguyễn Bình. Nguồn: Ảnh tư liệu.

Năm 1927, trước sự truy lùng của thực dân, Nguyễn Phương Thảo tìm đường vào Sài Gòn tiếp tục hoạt động. Một năm sau, vừa tròn 20 tuổi, chàng thanh niên xin gia nhập Quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học lãnh đạo, khi tổ chức này đang tích cực hoạt động chống thực dân Pháp.

Con đường cách mạng của chàng trai trẻ đã rẽ theo con đường mới vào năm 1929 khi Nguyễn Phương Thảo bị thực dân Pháp bắt đày ra Côn Đảo. Chính trong trốn “địa ngục trần gian” này, ông đã được những người tù cộng sản giáo dục, giác ngộ để có sự chuyển đổi về nhận thức, thay đổi về quan điểm, tư tưởng chính trị. Và sự chuyển hướng đó đã khiến chàng thanh niên yêu nước bị những kẻ cầm đầu tù Quốc dân đảng đã tiến hành thanh trừng và dù thoát chết, mắt trái của Nguyễn Phương Thảo đã bị tàn phế vĩnh viễn...

Năm 1935, Nguyễn Phương Thảo được ra tù, trở về và bị quản thúc tại quê hương. Bất chấp sự quản thúc của chính quyền thực dân, ông tích cực tham gia các phong trào đấu tranh và thu hút được nhiều thanh niên có chí khí đến nhà cùng luyện tập võ nghệ. Không chỉ hoạt động ở quê nhà Hưng Yên, ông mở rộng tầm ảnh hưởng tới Hải Phòng, bắt mối với Tô Hiệu, Tô Quang Đẩu, Trần Huy Liệu, Hạ Bá Cang [Hoàng Quốc Việt], là những nhà cách mạng ưu tú lúc bấy giờ…

Lễ thụ phong Trung tướng Nguyễn Bình - vị Trung tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam tại làng Nhơn Hòa Lập, tỉnh Đồng Tháp [7/1948]. Nguồn: Ảnh tư liệu.

Người tạo dựng “Đệ tứ chiến khu”

Những năm 1940, không khí cách mạng ở các tỉnh trên cả nước diễn ra sôi sục, với nhiều cuộc khởi nghĩa chấn động như khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ… Cùng với đó, sự ra đời của Mặt trận Việt Minh đã tạo ra bước ngoặt lớn của phong trào cách mạng trong nước. Trước không khí sục sôi đó, Nguyễn Bình hăng hái tìm đến các địa bàn trong vùng để bắt liên lạc, gây dựng tổ chức. Năm 1941, ông bí mật lên Hà Nội bắt liên lạc, đến năm 1942, được Xứ ủy Bắc kỳ phái lên Lai Châu tìm nguyên liệu chế tạo lựu đạn. Sau đó, tiếp tục được Trung ương giao thêm nhiệm vụ mua sắm vũ khí để cung cấp cho các đơn vị hoạt động ở khu vực Hà Nội - Hải Phòng. Từ đó, Nguyễn Bình tìm gặp các bạn tù xưa, móc nối với các cơ sở cách mạng ở Hải Phòng, thành lập cơ sở Việt Minh trên địa bàn.

Ngày 9-3-1945, sau khi biết tin Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương, nhận thấy thời cơ đã tới, Nguyễn Bình báo cáo kế hoạch xin cấp trên cho đánh đồn Bần Yên Nhân [Hưng Yên]. Với sự mưu trí, dũng cảm của mình, ông đã cải trang thành sĩ quan Nhật rồi cùng đồng đội đóng giả làm tùy tùng bình tĩnh tiến vào đồn giặc khiến chúng không hề nghi ngờ. Do hiệp đồng chặt chẽ từ trước, với sự táo bạo, phối hợp từ trong ra ngoài, đội quân do Nguyễn Bình phụ trách đã nhanh chóng chiếm đồn, bắt gọn trung đội địch mà không tốn nhiều sức lực.

Trung tướng Nguyễn Bình [đeo kính] cùng các lãnh đạo tại chiến khu D.

Lúc này, khí thế chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền sôi sục trong cả nước. Mặc dù chưa có chỉ thị chính thức, song, với sự quyết đoán, khả năng nắm tình hình hết sức nhạy bén, Nguyễn Bình và các đồng chí lãnh đạo trên địa bàn quyết định phát động cuộc tổng tiến công. Chỉ trong ngày 8-6-1945, bốn đồn địch ở Đông Triều, Chí Linh, Mạo Khê, Tràng Bạch đã bị tiêu diệt. Từ đây, Chiến khu Trần Hưng Đạo ra đời.

Thắng lợi liên tiếp của Chiến khu Đông Triều đã tạo sự lan tỏa mạnh mẽ. Ngày 16-7-1945, Nguyễn Bình tiếp tục thay mặt ban lãnh đạo chiến khu triệu tập chỉ huy các trung đội du kích về tiến đánh Quảng Yên. Chỉ trong một đêm, đội quân đã làm chủ hoàn toàn tỉnh lỵ Quảng Yên và huyện Yên Hưng [đều thuộc Quảng Ninh ngày nay]. Đây cũng là địa phương đầu tiên ở miền Bắc được giải phóng trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Trong thắng lợi này, Nguyễn Bình đóng vai trò hết sức quan trọng, vị thế của người thủ lĩnh xuất chúng tiếp tục được khẳng định.

Nếu để Nam Bộ mất, Nguyễn Bình sẽ chết với khẩu súng này!

Đất nước độc lập chưa được bao lâu, ngày 23-9-1945, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta tại Nam Bộ. Trước tình thế đó, với tài dùng người của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định phái Nguyễn Bình, lúc đó đang giữ chức Tư lệnh Ủy ban quân sự liên tỉnh Duyên hải Đông Bắc vào Nam Bộ.

Khi giao nhiệm vụ cho Nguyễn Bình, Người nói: “Bác nghĩ rằng các lực lượng vũ trang trong đó đang cần một chỉ huy tài năng để tập hợp cán bộ địa phương lại, nếu không sẽ có thể xảy ra nạn thập nhị sứ quân rất tai hại trong lúc này. Người chỉ huy đó phải biết rõ miền Nam, lại phải là một người có đủ bản lĩnh thu hút những tay giang hồ kiểu Bình Xuyên. Chú có thể đảm nhận được vai trò đó không?”. Đáp lại niềm tin tưởng của Bác Hồ, Nguyễn Bình dõng dạc: “Bác đã tín nhiệm cháu, cháu xin nhận”.

Bác Hồ và các đồng chí Phạm Văn Đồng [đứng bên trái], Võ Nguyên Giáp [ bên phải] và Nguyễn Bình [đứng giữa] trước ngày đồng chí Nguyễn Bình nhận nhiệm vụ vào Nam Bộ.

Trước khi vào Nam, đại diện thành phố Cảng trao tặng Nguyễn Bình khẩu súng lục hiệu Wicker để làm kỷ niệm. Đáp lại những tình cảm thiêng liêng đó, ông nói: “Bác đã giao miền Nam cho Nguyễn Bình, thành phố Cảng tặng Nguyễn Bình khẩu súng này để hoàn thành nhiệm vụ Bác giao. Nguyễn Bình thề với khẩu súng này: Nếu để Nam Bộ mất, Nguyễn Bình sẽ chết với khẩu súng này”.

Nhận nhiệm vụ, một tháng sau, Nguyễn Bình đã có mặt tại Thủ Dầu Một [Bình Dương ngày nay] để cùng với một số nhân vật lãnh đạo địa phương tổ chức họp bàn thống nhất các lực lượng kháng chiến. Tại đây, ông nhận được sự ủng hộ của đông đảo mọi người và được bầu là Tư lệnh Giải phóng quân Nam Bộ.

Nguyễn Bình tiếp tục tìm gặp Tô Ký và Trần Văn Trà lúc này đang lãnh đạo liên quân Bà Điểm, Hóc Môn, Đức Hòa để họp bàn, đưa ra chủ trương xây dựng ngay căn cứ địa cách mạng lâm thời và tổ chức hội nghị gồm các lực lượng vũ trang ở khắp các tỉnh Nam Bộ để đoàn kết tất cả lại, dồn sức đánh Pháp. Sau khi nghe các ý kiến đề xuất, Nguyễn Bình quyết định chọn địa điểm xây dựng căn cứ là An Phú Xã, địa điểm hội tụ đủ những điều kiện “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.

Cùng với quyết định thành lập căn cứ địa, Nguyễn Bình còn chỉ đạo thành lập Trường Quân chính Miền Đông [ngày 12-12-1945] với quan điểm xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng đi đôi với đào tạo cán bộ quân sự, phục vụ cho cuộc kháng chiến lâu dài. Với cương vị Hiệu trưởng Trường Quân chính và Khu bộ trưởng Khu 7, Nguyễn Bình đã chỉ đạo phân công phần lớn học sinh quân tỏa về các địa phương của Thủ Dầu Một, Biên Hòa để tổ chức phát động chiến tranh du kích, gây dựng chính quyền cơ sở.

Trước những cống hiến, đóng góp quan trọng cho cách mạng, trong đợt phong quân hàm tướng đầu tiên, tháng 1-1948, Nguyễn Bình đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh phong quân hàm Trung tướng, là Trung tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Thật tiếc, khi tài năng đang độ chín, uy tín đang ngày càng dâng cao, ngày 29-9-1951, Trung tướng Nguyễn Bình đã hy sinh trên đất bạn Campuchia trong chuyến công tác đặc biệt.

Tháng 2-1952, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 84/SL truy tặng Trung tướng Nguyễn Bình Huân chương Quân công hạng Nhất. Ông là người đầu tiên trong quân đội được nhận huân chương cao quý này. Sau đó, Trung tướng Nguyễn Bình đã được Đảng và Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Huân chương Hồ Chí Minh.

              [Theo media.qdnd.vn]

Video liên quan

Chủ Đề