Cây xoài có rễ như thế nào

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA NÔNG HỌC
TIỂU LUẬN
NGUYÊN LÝ CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG
Họ và tên : Phạm Thị Hương Giang
Lớp : CGCTB – K57
Mã SV : 572504
Nhóm môn học : 10 (thứ 6 tiết 4,5,6 ở GĐ D106)
HÀ NỘI - 2014
MỤC LỤC
1
Trang
I. Đặc điểm chung 3
II. Đặc điểm sinh học 4
1. Rễ 4
2. Thân, tán cây 5
3. Lá và cành 6
4. Chùm hoa và hoa 7
5. Quả 10
6. Hạt. 11
III. Đặc điểm di truyền 12
Đặc điểm ra hoa và khả năng đậu quả của xoài
1. Phân hóa mầm hoa và đặc điểm nở hoa. 12
2. Khả năng đậu quả - giữ quả - rụng quả ở xoài. 14
IV. Thành tựu tạo giống 16
1. Phương pháp lai 16
2. Phương pháp gây đột biến. 19
3. Nhập nội và chọn lọc. 20
V. Các phương pháp tạo giống 22
1. Gieo hạt 22
2. Chiết cành 22


3. Giâm cành 23
4. Ghép 23
VI. Ý tưởng tạo giống mới 24
VII. Tài liệu tham khảo 25
2
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Xoài là cây ăn quả nhiệt đới, phần lớn các tác giả đều cho rằng nguồn gốc cây xoài ở
miền Đông Ấn Độ và các vùng giáp ranh như Miến Điện, Việt Nam, Malaysia.
Trên thế giới hiện nay có 87 nước trồng xoài với diện tích khoảng 1,8 – 2,2 triệu hécta.
Vùng Châu Á chiếm 2/3 diện tích trồng xoài trên thế giới, trong đó đứng đầu là Ấn Độ
(chiếm gần 70% sản lượng xoài thế giới với 9,3 triệu tấn), Thái Lan, Pakistan,
Philippin, và Miền Nam Trung Quốc, Zimbabuê, Ghinê, Cônggô, Nam Phi, Keynia,
Modămbích, Mali, Ai Cập, Brazin, Mêhicô, Hoa kỳ. Ngoài ra, xoài còn được trồng ở
vùng ven biển nước Úc.
Ở Việt Nam xoài được trồng từ Nam chí Bắc, vùng trồng xoài tập trung là từ
Bình Định trở vào nhiều nhất là các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long như: Tiền Giang
(trên 6.000ha, trong đó đang cho trái 4.000ha), Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, .
Quả xoài chín có màu vàng hấp dẫn, có vị chua ngọt, mùi thơm ngon được nhiều
người ưa thích và được xem là một loại quả quí. Trái xoài chứa nhiều vitamin A, C,
đường (15,4%), các acid hữu cơ nên xoài được sử dụng rộng rãi cả trái chín và trái già
còn xanh. Xoài chín được ăn tươi, đóng hộp, làm nước trái cây, mứt kẹo, kem, sấy khô
để tiêu thụ nội địahay xuất khẩu.
Xoài có tên khoa học Mangifera indica, thuộc họ Anacardiaceae. Cây có thể cao
40m, nhưng thông thường khoảng 10-15m, có tán lớn và có thể sống đến 100 năm. Ở
vùng đất cao hay đồi núi rễ có thể mọc sâu đến 9m. Ở vùng đất thấp rễ mọc đến mực
thuỷ cấp.Xoài trồng từ hột, sau 6-8 năm sẽ cho trái
Xoài là loài cây ăn quả xứ nhiệt đới phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở VIệt
Nam, là loài cây trồng kinh tế. Ngoài ra xoài còn là loài cây che bóng, trang trí không
gian vườn có giá trị thẫm mỹ cảnh quan rất cao.
II. ĐĂC ĐIỂM SINH HỌC

1. Rễ
3
Xoài là cây ăn quả lâu năm. Nhờ bộ rễ khỏe nên cây xoài có thể mọc trên nhiều loại
đất khác nhau, chịu được hạn, úng tốt so với các loại cây ăn quả lâu năm khác. Bộ rễ
bao gồm: Rễ cọc, rễ ngang, rễ tơ.
Rễ tập trung phần lớn ở tầng đất 0 – 50cm, đặc biệt rễ có thể ăn sâu 3,8m (ở Ấn Độ).
Rễ cọc ăn sâu bao nhiêu là tùy thuộc vào giống xoài, tuổi cây, loại gốc ghép, cách nhân
giống và tình hình quản lý đất cũng như tính chất vật lý của đất.
Theo Khan (1956) ở Pakistan khi đào bộ rễ cây xoài 18 tuổi thấy bộ rễ ăn xa tới 9m,
nhưng phần lớn rễ tập trung trong phạm vi cách gốc 2m, xuống sâu chỉ thấy có rễ cái và
những rễ này có thể ăn sâu tới 6 – 8m.
Trồng xoài bằng hạt và cây ghép có gốc cây là thực sinh thì rễ cọc phát triển ăn
thẳng xuống tầng sâu của đất
Trồng bằng cành chiết hoặc cành giâm thì rễ mọc ra xung quanh gốc tạo hệ rễ chùm,
không có rễ cọc, bộ rễ này không ăn sâu bằng rễ cây thực sinh. Cây thực sinh trồng trên
đất cát ven sông từ vài chục năm chục năm cho đến trăm năm thì rễ cọc có thể ăn sâu 8
– 10m. Nhưng trồng trên đất có mực nước ngầm cao hoặc trên đất sét, đá ong thì
phạm vi ăn sâu của bộ rễ sẽ bị hạn chế.
Khi tuổi cây tăng lên thì rễ ngang tăng lên, tỷ lệ chiếm của rễ thẳng giảm đi. Hạn chế
sih trưởng rễ thẳng, thúc đẩy rễ ngang phát triển sẽ có lợi cho việc mở rộng tán làm cho
cây nhanh bước vào thời kỳ kinh doanh
2. Thân, tán cây
Xoài là loại cây ăn quả thân gỗ mọc rất khỏe, cây thường xanh, cao to, thân cao tới
10 – 20m, tuổi thọ có thể tới mấy trăm năm, cây 100 – 200 năm vẫn ra hoa kết quả. Tuy
nhiên, tán cây to, nhỏ, cao, thấp; tuổi thọ dài, ngắn còn tùy thuộc vào cách nhân giống,
điều kiện trồng. Trồng cây thực sinh thường cao to hơn cây chiết, cây ghép hoặc cây
trồng từ cành giâm.
4
Mặt cắt thân cây xoài
3. Lá và cành

5
Sinh trưởng của cành xoài sau khi đã thành thục thì từ chồi ngọn có thể nhú ra 1 – 7
cành mới, số lượng chồi phát triển trên một cành phụ thuộc vào giống xoài, tuổi cây, thế
sinh trưởng và tình hình sinh trưởng của cành. Một năm có 3 – 4 đợt lộc tùy theo giống,
tuổi cây, khí hậu, dinh dưỡng Cây non ra nhiều chồi hơn cây già hoặc cây có quả
Cây xoài một năm có mấy đợt lộc là: Lộc xuân, lộc hè, lộc thu, lộc đông; thời gian ra
lộc của các lần cũng khác nhau.
* Lộc xuân: Phát sinh tháng 2 – 4, ra lộc 2 -3 lần.
* Lộc hè: Phát sinh từ tháng 5 – 7. Một cành đơn có thể ra liên tục 2 đợt lộc hè trở
lên. Trong sản xuất thường vặt chồi hè phát sinh vào tháng 5 – 6 để hạn chế rụng
quả.
* Lộc thu phát sinh từ tháng 8 – 10. Trong thời gian này nhiệt độ thích hợp lại vừa
hái quả xong cây khỏe nên sẽ ra 1 – 2 đợt lộc thu và khá đồng đều. Đối với phần lớn
các giống xoài thì lộc thu là cành mẹ chủ yếu để năm sau ra hoa. Nếu số lượng lộc
thu ít và kém sẽ ảnh hưởng tới vụ quả năm sau.
* Lộc đông: Phát sinh từ tháng 10 về sau. Giống xoài ra lộc đông sớm từ cuối tháng
10 đến đầu tháng 11 trên một số giống xoài chín muộn sẽ trở thành cành mẹ có tỷ lệ
phân hóa mầm hoa cao.
Lá xoài thuộc loại lá đơn, mọc so le, tập trung ngọn cành, phía gốc cành ít lá đơn. Lá
nguyên, thịt cứng láng bóng, mặt lá phẳng hoặc lượn sóng, vặn xoắn hoặc cong về phái
sau tùy theo giống
Lá có chiều dài 10 – 15cm, rộng 8 – 12cm. Kích cỡ lá ngoài mối quan hệ về dinh
dưỡng còn phụ thuộc vào giống xoài.
4. Chùm hoa và hoa
Hoa ra từng chùm, chù hoa xoài mọc trên ngọn cành hoặc ở nách lá, có khi không
mang lá (chùm hoa thuần), có khi mang theo lá (chùm hoa hỗn hợp).
Chùm hoa có chiều dài 10 – 50cm. Cuống hoa có màu sắc khác nhau tùy theo giống:
Xanh nhạt, xanh vàng, xanh hồng hoặc hồng pha xanh
Trên trục chung của chùm hoa có 2 – 5 lần phân nhánh. Một chùm hoa có 100 –
4000 hoa, một cây có tới hàng triệu hoa. Hoa xoài nhỏ, đường kính 2 – 14mm, có mùi

6
thơm, có mật dẫn dụ ong. Số lượng cánh hoa, đài hoa và nhị đực đều là 5 nhưng nhị đực
thông thường chỉ có 1 cái phát triển còn lại thoái hóa.
Hoa xoài chia thành 2 loại: Nhị đực và hoa lưỡng tính, phân bố lẫn lộn trên cùng
một cây. Hoa lưỡng tính nhị cái màu vàng nhạt, có bầu thượng mọc ở giữa, vòi nhụy
cắm chính trên bầu nhị. Ở hoa đực thì bầu nhị thoái hóa.
Tỷ lệ hoa lưỡng tính và hoa đực trên cây phụ thuộc vào giống, điều kiện khí hậu,
chăm sóc ở nơi trồng, thời gian ra hoa, vị trí chùm hoa và điều kiện dinh dưỡng (Singh
L.B, 1959). Tỷ lệ ra hoa lưỡng tính không giống nhau giữa các loài. Quan sát một sô
giống xoài ở Trung Quốc cho thấy: Có giống tỷ lệ hoa lưỡng tính chiếm trên 60%
nhưng có giống không đến 1%. Cây sinh trưởng khỏe có tỷ lệ ra hoa lưỡng tính cao hơn
cây sinh trưởng yếu (Dương Nhất Thuyết, 1992). Giống xoài Irwin ở Đài Loan cho
thấy, cây một năm tuổi có 71% hoa lưỡng tính, trong khi đó cây 7 năm tuổi và cây 20
năm tuổi chỉ 51% và 45%. Cây trồng trong nhà lưới (nilon đen) có hoa lưỡng tính thấp
hơn từ 15,1% - 23,6% so với điều kiện tự nhên (Jang SR và CTV, 1989)
Ở xoài mỗi chùm có nhiều hoa song tỷ lệ đậu quả rất ít. Thí nghiệm trên giống xoài
Haden thụ phấn bằng tay 12000 hoa thì khi thu hoạch chỉ được 40 quả. Trung bình trên
một chùm hoa lúc thu hoạch chỉ được 1 -2 quả, nhiều chùm không có quả (Durmanop,
1967). Quan sát trên các cây xoài Bombay, Langra, Fazli, ở Âns Độ hay thấy ở quả non
trên cây ban đầu là 13% – 28% nhưng khi thu hoạch chỉ còn 0,1% - 0,25% (Singh L.B,
1959). Xoài là cây thụ phấn chéo, thụ phấn nhờ côn trùng là chủ yếu.
Một trong những nguyên nhân làm cho xoài đậu quả kém là do thời tiết tiếp nhận hạt
phấn của nhụy rất ngắn, chỉ trong vài giờ. Hoa xoài sau khi nở đã tự thụ phấn thì bầu
nhụy chuyển xanh rất nhanh và bắt đầu phình to. Những hoa không được thụ phấn, thụ
tinh thì sau khi hoa nở 3 – 5 ngày sẽ héo quắt và rụng. Do ảnh hưởng của những yếu tố
bên trong và bên ngoài mà hoa lưỡng tính có thể nở đến 50% trở lên mà khoog nhận
được phấn nên tỷ lệ thụ tinh nói chung chỉ đạt khoảng 20 – 30%.
Cây xoài từ lúc đậu quả cho đến lúc kết thúc giai đoạn, tăng trưởng nhanh thường
liên tục rụng quả, tỷ lệ rụng quả chiếm đến 95% trở lên so với số quả ban đầu. Nhiều thí
nghiệm đã chỉ ra rằng: Nếu sau 12 – 24 giờ thì hạt phấn xoài hoàn toàn không nảy mầm.

7
ở xoài nhụy thường chín trước, thời gian nhụy có thể tiếp nhận hạt phấn tốt nhất là lúc
mặt trời mọc trong khi đó nhị đực tung phấn chỉ vào khoảng 8 – 10 giờ sáng. Sự không
trùng lặp đó là nguyên nhân chính cản trở sự thụ phấn, thụ tinh của xoài.
Những nguyên nhân khác thường gặp khiến xoài đậu quả kém là doảnh hưởng của
các yếu tố ngoại cảnh như: Vào thời gian nở hoa gặp mưa, lạnh, độ ẩm không khí cao,
là ảnh hưởng của đến hoạt động của côn trùng truyền phấn.
Ở xoài có hiện tượng tự bất thụ khi cây tự thụ phấn. Bởi vậy, trong vườn xoài cần bố
trí các loại giống khác nhau để tăng thêm khả năng thụ phấn thụ tinh, tăng khả năng đậu
quả. Đặc biệt chú ý khi quy hoạch, xây dựng vườn phải chọn giống cẩn thận, chú ý đến
năng suất, tính ổn định, phẩm chất trên cây xoài mẹ là những biện pháp rất căn bản để
nâng cao tỷ lệ đậu quả của các giống xoài chủ lực.
Hoa xoài cát Hòa Lộc hoa lưỡng tính với bầu noãn và một bao phấn bất thụ
8
Hoa xoài cát Hòa Lộc hoa đực với một bao phấn hữu thụ
Bao phấn đang mở sẵn sàng tung phấn
9
Một nhánh hoa xoài
5. Quả
Quả xoài là quả hạch, ngoại quả bì mỏng, có độ dai, màu xanh vàng, xanh, phớt
hồng, phớt vàng, vàng, hồng tím trong quả bì dày là lớp thịt quả nhiều nước có xơ
hoặc không có xơ. Thịt quả màu vàng nhạt đến vàng đậm, vàng cam hoặc hồng cam
mỗi quả một hạt. Hạt đa phôi hoặc đơn phôi.
Sau khi thụ phấn, thụ tinh xong thì quả xoài phát triển hình dạng và độ lớn, màu sắc
của quả có thể nhận biết tùy theo giống, thời gian phát triển của quả tùy thuộc vào
nhóm giống (chín sớm, chín vụ và chín muộn). Thời gian từ khi thụ tinh cho đến khi
quả chín khoảng 2 tháng đối với giống chín sớm, 3 – 3,5 tháng đối với giống chín chính
vụ, 4 tháng đối với giống chín muộn. Theo một số tác giả trong khoảng thời gian từ 2,5
– 3 tháng sau khi thụ tinh xoài lớn rất nhanh sau đó chậm lại.
Quả xoài có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau, loại nhỏ khoảng trên dưới 100g,

loại to đến 1,5kg.
Kích thước, ngoại hình quả, màu sắc vỏ quả, hàm lượng xơ, kích cỡ hạt và số lượng
phôi là chỉ tiêu quan trọng để phân biệt giống và chất lượng quả xoài.
10
Nhìn chung những giống xoài có thịt quả mịn, chắc, ít xơ, độ chua ngọt thích hợp
không có mùi nhựa thông, phần ăn được chiếm tỷ lệ cao là những giống hạt hình dẹt có
chất lượng tốt.
6. Hạt.
- Hạt hình dẹt, rắn, bên ngoài có nhiều thớ sợi. Hạt những lớp vỏ mỏng, màu nâu.
Cấu tạo xoài bao gồm:
11
- Gân: Là các sọc theo chiều dài hạt.
- Xơ: Ở khắp hạt, dài nhất là ở bụng và lưng hạt.
- Lớp vỏ cứng dày màu nâu.
- Lớp vỏ màu vàng trong suốt, nắm sát với lớp vỏ cứng.
- Bao màu nâu mềm bao quanh lá mầm nối liền với cuống bằng một sợi nhỏ.
- Lá mầm: Có nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con như phôi nhũ của các
hạt khác
Sau khi thụ tinh xong hạt bắt đầu phát triển. Trong khoảng 7 tuần lễ đầu hạt phát
triển rất chậm. Sau đó hạt phát triển nhanh ở tuần thứ 11 – 12 rồi chậm lại.
Sau khoảng 13 tuần thì hạt không lớn nữa và già dần, lúc này chiều dài hạt bằng
khoảng 2/3 chiều dài quả.
7. Phôi
Đa số các giống xoài ở Việt Nam đều đa phôi. Nghĩa là trong một hạt có nhiều phôi,
khi đem gieo hạt có thể mọc nhiều cây con. Trong số nhiều phôi đó có một phôi là kết
quả giữa bố và mẹ do thụ tinh mà có, còn lại những phôi cô tính là do những tế bào phôi
tâm hình thành.
Những cây con mọc từ phôi vô tính giữ được các đặc điểm của cây mẹ ban đầu.
Nhiều tác giả cho rằng những giống xoài có nguồn gốc từ các nước Đông Dương
(Philippin, Malaisia, Indonexia) thường thuộc nhóm xoài đa phôi. Các giống xoài có

nguồn gốc từ Ấn Độ, Banglades và Pakistan thì đa số là đơn phôi. Naik và Gangolli
(1951) đã nghiên cứu 325 giống xoài ở miền Nam Ấn Độ cho thấy trong đó có tới 315
giống là đơn phôi.
III. ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN.
Đặc điểm ra hoa và khả năng đậu quả của xoài
1. Phân hóa mầm hoa và đặc điểm nở hoa.
Thời gian phân hóa mầm hoa của xoài phụ thuộc nhiều vào giống, vùng trồng, khí
hậu, điều kiện thâm canh. Quá trình phân hóa mầm hoa ở xoài tuy phức tạp nhưng đều
có một quy luật chung là: Thời gian phân hóa mầm hoa của xoài không tập trung
12
(khoảng 1 – 3 tháng tùy theo giống). Sự phân hóa mầm hoa của xoài chịu ảnh hưởng rõ
rệt của thời tiết, nước trong đất. Nếu nhiệt độ không khí thấp, khô hạn thì thích hợp cho
xoài phân hóa mầm hoa. Trước khi phân hóa mầm hoa về hình thái có một thời kỳ phân
hóa sinh lý (Singh. L.B, 1960).
Sau khi phân hóa mầm hoa xong, hoa xoài bắt đầu nở. Thời tiết và khí hậu là những
yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nở hoa của xoài. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ
đến nở hoa của một số giống xoài đơn phôi (Irwin và Haden) và đa phôi (White và
Native) ở Đài Loan cho thấy: Nhiệt độ thích hợp để xoài nở hoa là 18 – 25 độ C, nếu
thấp hơn 18 độ C hoặc lớn hơn 25 độ C làm cho quá trình nở hoa trên các giống xoài bị
ức chế (Yang S.R và ctv, 1989).
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm đến nở hoa và khả năng mở bao phấn
của 6 giống xoài nhập nội (GL1, GL2, GL3, GL4, GL5, GL6) và 3 giống xoài địa
phương (YC1, YC2, KT) ở miền Bắc Việt Nam cho thấy: Nhiệt độ từ 18 – 25 độ C với
ẩm độ 55 – 75% là thích hợp nhất cho xoài nở hoa và mở bao phấn (Ngô Hồng Bình và
ctv, 1999)
Thời gian bắt đầu kết thúc nở hoa từng đợt trên từng giống cây chịu ảnh hưởng
nhiều của ẩm độ. Nếu nhiệt độ cao, ẩm độ thích hợp thì tiến trình nở hoa diễn ra nhanh
hơn và ngược lại (Naik và Rao, 1943). Cùng một giống xoài thời gian ra hoa sớm hay
muộn giữa các năm có lien quan nhiều đến nhiệt độ không khí ở giai đoạn phân hóa
mầm hoa. Ở vùng Queensland, đa số các loài nở hoa vào giữa tháng 6 đến tháng 10. Ở

Ai Cập đa số các giống xoài nở hoa vào tháng 12 đến tháng 1 năm sau (Nakhia, 1980).
Ở Philippin ở nở hoa tập trung từ tháng 12 đến tháng 1 (Brums, Payag, 1921). Ở Java
các giống xoài địa phương thường nở hoa từ tháng 6 đến tháng 8 hằng năm (Bifonever,
1937). Điều này cho thấy thới tiết là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian nở hoa
của xoài.
Ở Việt Nam, các tỉnh phía Nam xoài thường ra hoa vào tháng 10 và kết thúc vào
tháng 3 năm sau còn ở các tỉnh phía Bắc xoài thường ra hoa muộn hơn (tập trung vào
tháng 12 năm tước đến tháng 4 năm sau). Một số giống xoài nhập nội thường ra nhiều
13
đợt hoa nhưng tập trung chủ yếu từ tháng 1 đến tháng 3, có thể kéo dài đến tháng 4 đặc
biệt một số giống ra 2 đợt hoa trong một năm (tháng 2 – 3 và tháng 7 – 8).
Về thời gian nở hoa cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Theo Singh L.B (1960) thì đa
số các giống xoài bắt đầu nở hoa vào sáng sớm và hoàn thiện nở hoa vào lúc gần trưa,
nhưng theo Wagle (1929) cho rằng: đa số xoài nở hoa vào ban đêm và hoàn thiện nở
hoa vào buổi sang.
Theo dõi thời gian nở hoa của một số giống xoài nhập nội và giống địa phương
miềm Bắc Việt Nam cho thấy: Hoa xoài nở rộ vào lúc 8h sáng và hoàn thiện nở hoa vào
trước 12h trưa (Ngô Hồng Bình và ctv, 1999)
Về trật tự nở hoa trên chùm người ta không thấy sự nở hoa ở xoài tuân theo một thứ
tự nào. Quan sát thứ tự nở hoa trên một chùm ở 2 nhóm xòa nhập nội và xoài địa
phương ở miền Bắc cho thấy: Hoa bắt đầu nở từ gốc đến ngọn, thứ tự nở hoa trên nhánh
chính và nhánh phụ tương tự như ở chùm hoa. Vùng hoa nở tập trung của đa số các
giống là ở giữa chùm sau đó lần lượt đến vùng trên và vùng dưới của chùm. Một số
giống khác lại có thứ tự nở hoa từ gốc đến ngọn chùm hoa. Điều này có nghĩ là: Mỗi
giống xoài đều có đặc điểm riêng về trật tự nở hoa trên chùm (Ngô Hồng Bình và ctv,
1999)
2. Khả năng đậu quả - giữ quả - rụng quả ở xoài.
Xoài có thể nở hoa suốt ngày, thời gian hoa xoài nở nhiều còn phụ thuộc vào yếu tố
khí hậu, thời tiết và giống. Xoài là cây thụ phấn nhờ côn trùng. Theo Liron và Hedstom
(1985) thì thụ phấn ở xoài chỉ khoảng 10 – 12% số hoa do côn trùng hoạt động thụ

phấn. Nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân làm cho xoài đậu quả ít hoặc không đậu quả
là do thời gian chin của nhị và nhụy không trùng nhau, thời gian tiếp nhận hạt phấn của
nhụy chỉ trong vài giờ. Hoặc do ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài mà có đến 50% hoa
lưỡng tính trở lên không nhận được phấn hoa (Dương Nhất Tuyết, 1992). Mặc dù xoài
có rất nhiều hoa nhưng: Ở Ấn Độ và các nước sản xuất xoài chủ yếu ở châu Á, tỷ lệ đậu
quả so với hoa lưỡng tính trung bình chỉ đạt 0,1 – 0,3%. Một số giống xoài thương mại
14
phổ biến ở Ấn Độ như: Langa, Bombay chỉ có 13 – 18% hoa lưỡng tính đậu quả ở giai
đoạn đầu (bằng hạt đậu) trong đó chỉ có khoảng 0,1 – 0,25% số quả phát triển cho đến
lúc chin. Tỷ lệ đậu quả cây xoài rất thấp so với nhiều loại cây ăn quả khác. Nhiều nhà
nghiên cứu đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc thụ phấn đầy đủ và truyền phấn mà
không ngừng tăng năng suất xoài.
Cây ăn quả nào cũng bị rụng quả non nhưng ở xoài thì quả non rụng rất nặng và xảy
ra ở tất cả các giai đoạn phát triển của quả (Richard E.litz, 1997). Tuy nhiên, theo Singh
RN (1954) rụng quả ở xoài có thể chia làm 4 giai đoạn chính sau đây: Giai đoạn trứng
cá, giai đoạn hạt đậu, giai đoạn hòn bi và giai đoạn hòn bi và giai đoạn phát triển đầy
đủ. Nhưng theo Ram.S và ctv (1989) thì lại chia giai đoạn rụng quả ở xoài thành 3 giai
đoạn chủ yếu:
* Thời kỳ thứ nhất: Gồm hoa và quả non từ khi nở đến 21 ngày
* Thời kỳ thứ 2: Khi quả phát triển từ 28 – 35 ngày sau khi thụ phấn.
* Thời kỳ thứ 3: Khi quả phát triển mạnh từ 35 ngày sau giai đoạn thụ phấn.
Thí nghiệm của Bikhauera ở Java thấy: Trong 8.838 hoa lưỡng tính sau khi thụ tinh
xong được 176 quả. Đến khi thu hoạch chỉ được 8 quả; phần lớn là rụng rất sớm. Hiện
tượng rụng quả nhiều của xoài còn thấy ở thì nghiệm của Roy etal (1956) trong điều
kiện thụ phấn nhân tạo ở Bihare trong 8.737 hoa được thụ phấn chỉ thu được 978 quả
(11,1%) đén khi thu hoạch chỉ còn 77 quả (tỷ lệ đậu quả cuối cùng không đến 1%).
Quan sát về khả năng giữ quả trên một số giống xoài Trung Quốc cho thấy: Trên
một chùm hoa có tới vài chục cho tới trên 100 quả non nhưng tới khi thu hoạch chỉ còn
lại từ 0,1 – 1,8% (Dương Nhất Thuyết, 1992).
Các thí nghiệm trên cho thấy hiện tượng rụng quả ở xoài là rất cao. Nguyên nhân

chính rụng quả ở xoài có thể chia làm 2 loại chính: Rụng quả do sinh lý và rụng quả do
các yếu tố ngoại cảnh như dinh dưỡng, sâu bệnh, thiếu nước… để từ đó có biện pháp kỹ
thuật nhằm hạn chế quá trình rụng quả ở xoài.
15
Một loạt các yếu tố ngoại cảnh được coi là nguyên nhân chủ yếu làm rụng hoa và
quả ở xoài, đó là: Mưa nhiều, ẩm độ không khí cao kéo dài, sâu bệnh phát triển mạnh
đặc biệt là nấm phấn trắng và thán thư.
Rụng trái non giai đoạn 4 tuần sau khi đậu trái trên xoài Châu Hạng Võ
IV. THÀNH TỰU TẠO GIỐNG.
Từ lâu các nhà chọn giống ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã không ngừng cố
gắng để tạo ra được những giống xoài mới với nhiều đặc tính đáp ứng được nhu cầu của
con người bằng những phương pháp khác nhau và đã thu được không ít những thành
quả.
1. Phương pháp lai.
Những cố gắng cải tạo giống xoài thông qua con đường lai tạo hầu như mới chỉ được
tiến hành từ đầu thế kỷ 20. Bose, T.K. và Mitra, S.K. (1990) là những người đầu tiên
tiến hành công việc này ở Pune năm 1911. Sau đó công việc chọn giống xoài bằng con
đường lai tạo được tiến hành ở một loạt các địa điểm của Ấn Độ như: Sabuor ở bang
Bihar (Sen và cộng sự, 1946; Roy và cộng sự, 1956). Công việc lai tạo ở Sabuor đã tạo
ra 2 con lai có triển vọng là: Prova Sankr và Mahmud Bahar. Ở Andra Pradesh một loạt
các con lai có triển vọng được đưa ra đó là: Nuluddin, Swarna Jehangir, Neelgoa và
Neeleshan. Ở Pari một chương trình lai tạo giống xoài tập trung được bắt đầu vào năm
16
1968 và kết quả là đã đưa ra 3 co lai lùn, có triển vọng và thích hợp cho các vườn xoài
thâm canh cao với mật độ dày. Đó là: Neelphonso (Neelum x Alphonso Dashehari). Từ
năm 1961 – 1990 chỉ riêng viện nghên cứu Nông nghiệp Ấn Độ (IARI) đã tiến hành lai
tạo 82.000 cặp và đã cho ra 1252 con lai. Đây là một số con lai lớn làm cơ sở cho công
tác chọn giống tiếp theo (Singh và cộng sự, 1981). Ở Viện nghiên cứu Rau - Quả Ấn Độ
trong số 1000 con lai Yyer và Subramayam đã chọn được 3 con lai có triển vọng là:
NHR – 10 (Bangapanalli x Alphoso), NHR – 13 (Alphonso x Bangapanalli), NHR – 17

– 4 (Alphoso x Janardha Pasand). NHR – 10 là loại lùn có chất lượng quả rất ngon,
thích hợp cho trồng mật độ cao. NHR – 13 là loại bán lùn, có chất lượng quả giống
Alphonso nhưng không có các mô xốp trong quả. NHR – 17 – 4 có chất lượng cao, màu
sắc quả hấp dẫn, thích hợp cho xuất khẩu quả tươi (Iyer, C.P.A. & Subramayam, 1989).
Irulappan và các cộng sự ở trường Đại học Nông nghiệp Tamilnadu Ấn Độ đã tiến
hành lai tạo các giống xoài M. Iidica để cải thiện năng suất và chất lượng quả. Họ đã sử
dụng giống xoài Neelum có khả năng ra quả hằng năm làm vây mẹ và các cây bó có
chất lượng quả cao nhưng ra quả thất thường như: Mulgoa, Salem bangalora, Pottalma
và Himayuddin. Kết quả con lai giữa Neelum và Mulgoa được coi là có năng suất cao
nhất trong số các con lai và vượt trội giống Neelum 282% vào năm 1985, 179% vào
năm 1986, 39% vào năm 1987 và 142% vào năm 1988. Trong khi đó con lai giữa
Neelum và Himayuddin cho năng suất kém nhất, không vượt được năng suất của giống
mẹ vào năm 1986 và lien tiếp trong 3 năm liền năng suất con lai thấp hơn giống mẹ
Neelum (Irulappan, I. và cộng sự, 1989).
Bên cạnh phương pháp lai tạo được tiến hành dựa trên sự lựa chọn có định hướng
các cặp bố mẹ với các tính trạng mong muốn có ở các con lai mà được nhiều coi là
phương pháp hữa hiệu để két hợp được tối đa các tính trạng mong muốn trong một cá
thể thì phương pháp chọn lọc xoài từ các quần thể thụ phấn tự do cũng được áp dụng ở
Xoài. Sivraporn, J. và các cộng sự ở Viện nghiên cứu Rau – Qủa ở Bangkhen, Bangkok,
Thailand (Sivraporn, J. et al, 1989) coi đây là một trong những biện pháp hữa hiệu để
chọn ra các dòng xoài mới. Công việc nghiên cứu được tiến hành ở miền Bắc và miền
17
Trung Thái Lan đã chọn ra 15 dòng xoài mới có năng suất cao và chất lượng tốt hơn so
với các giống xoài truyền thống.
Ở Bangalora của Ấn Độ giống xoài mới có năng suất cao và phẩm chất tốt Mallika
là kết quả của việc chọn lọc từ thế hệ F1 giữa cặp bố mẹ Dasherhari và Neelum. Giống
được thừa hưởng đặc tính ra quả đều đặn hằng năm của Neelum và chất lượng tuyệt vời
của Dasherhari. Ngoài ra, Mallika còn chịu được bệnh Mildew. Hơn nữa, vì đây là con
lai giữa 2 giống xoài thương mại có nhiều đặc điểm tốt nên người ta nghĩ rằng nếu để
cho quần thể F1 Mallika thụ phấn tự do sẽ tạo ra được những dòng mới hội tụ nhiều đặc

tính mong muốn hơn. Chính vì vậy, 300 cây con đại diện cho quần thể thụ phấn tựu do
của Mallika được trồng và nghiên cứu ở vườn trường Đại học Nông nghiệp Bangalore.
Kết quả đánh giá cho thấy sự biến động lớn giữa các cá thể nghiên cứu về chiều cao
cây, hình dạng lá, kích thước lá, màu sắc lộc non… Về sức sinh sản của cây, có 75%
cây thuộc nhóm sinh trưởng mạnh, 25% thuộc nhóm trung bình và chỉ có 5% cây lùn.
Quần thể này vẫn được tiếp tục theo dõi để đánh giá mức độ phân ly và để chọn ra
những dạng có triển vọng.
Các giống xoài Philippin cũng có nhiều đặc điểm mà các chương trình chọn tạo
giống xoài mong muốn (Bondad, N.D., 1989). Theo các nhà tạo giống ở Mỹ thì có thể
nhận được các con lai có triển vọng bằng cách lai tạo các giống xoài Philippin với xoài
Ấn Độ (Sturrock, D. 1969). Edward Simmonds và David Sturrock đã thành công trong
việc lai tạo giống xoài Carabao (Limao N1) với Haden để tạo các con lai được đặt tên là
Simmonds và Edward. Sau đó một loạt các con lai được tạo ra khi lai giữa Edward và
Pico và đã chọn ra 2 con lai có triển vọng là: Duncan và Wester. Xoài Young là kết quả
của việc lai giữa Edward và Kent còn Mekong là con lai giữa Edward và một giống
không rõ nguồn gốc. Những con lai kể trên đều được coi là những dòng có nhiều đặc
điểm tốt. Người ta thấy rằng phần lớn các con lai ít mang các đặc điểm của xoài
Philippin, tuy nhiên Ducan, Young và Wester đều giữ được màu vàng của xoài
Carabao. Về trọng lượng các con lai đều có quả to hơn xoài bố, mẹ, riêng Edward có ít
nhất một đặc điểm mà bố, mẹ của nó không có được, đó là tính kháng bệnh như thán
18
thư, một bệnh nguy hiểm gây hại nặng trên hoa, quả và lộc xoài ở các vùng trồng xoài
trên thế giới.
Một số tiến bộ trong kỹ thuật lai tạo xoài.
Mặc dù công tác tạo giống xoài bằng con đường lai tạo đã đạt được những thành tựu
đáng kể, nhưng cho đến nay công tác này vẫn còn gặp nhiều khó khăn và không phải
lúc nào cũng thu được những kết quả như mong muốn. Điều này cũng dễ hiểu vì cây
xoài vừa là cây mang tính dị hợp cao, vừa có thời kỳ non trẻ kéo dài, có số lượng hoa
nhiều nhưng hoa có kích thước nhỏ và trong nhiều trường hợp tỷ lệ hoa lưỡng tính rất
thấp, thâm vào đó là khả năng đậu quả kém, phải thụ phấn hang ngàn hoa mới có vài

hoa đậu quả. Với một cây trồng như vậy có ảnh hưởng gì đến thời gian bắt đầu ra quả
và năng suất của các con lai .
Xác định tiêu chí tiền chọn lọc.
Đối với cây ăn quả lâu năm có thời kỳ tiền mang quả lau như cây xoài thì việc xác
định đặc tính cụ thể giúp cho việc xúc tiến nhanh và có hiệu quả hơn trong quá trình
chọn lọc các dạng mong muốn trong quần thể các con lai là cần thiết. bằng cách này có
thể tiết kiệm được thời gian, đất đai và lao động. Viện nghiên cứu Nông nghiệp Ấn Độ
đã xác định được một số tiêu chí tiền chọn lọc mà qua đó có thể chỉ ra cách chính xác
chất lượng quả, tập tính sinh trưởng và tập tính ra quả. Mùi vị của lá có tương quan trực
tiếp với mùi vị của quả (Majumder et al, 1972). Tương tự như vậy, mật độ khí khổng
thấp trên một đơn vị diện tích lá biểu thị tính lùn của giống (Majumder và cộng sự,
1981).
3. Phương pháp gây đột biến.
Gây đột biến bằng các tác nhân vật lý và hóa chất cũng là một cách làm tăng thêm sự
đa dạng sinh học để bổ sung vào quỹ gen hiện có phục vụ cho công việc chọn lọc các
dòng, giống mới có đặc tính mà con người mong muốn. Mặc dù các giống xoài đang
được trồng đều có một vài đặc tính mong muốn nhưng càng ngày chúng ta càng muốn
có nhiều đặc tính mong muốn hơn để đáp ứng được nhu cầ sản xuất và người tiêu dùng,
19
đảm bảo cho người sản xuất có lãi. Ở xoài chọn tạo giống bằng phương pháp gây đột
biến được biết đến còn rất ít ngoài một số đột biến mầm được sử dụng trong quá trình
chọn lọc (Siddiqui và cộng sự, 1966. Ở IARI công việc gây đột biến nhân tao trên xoài
được tiến hành từ năm 1992 với mục đích chọn ra những đột biến lùn, ra quả đều hang
năm, tự thụ và chống chịu bệnh. Kết quả là người ta đã xác định được liều lượng hữu
hiệu của một số tác nhân sử dụng để gây đột biến và đã tiêu chuẩn hóa kỹ thuật nhân
giống để thu được các đột biến mầm trên các cây sử lý. Khi xử lý bằng chiếu xạ tia
anpha với liều lượng trên 5kR thường gây chết cho cây. Liều lượng LD50 (nồng độ làm
cho 50% cây chết) là từ 2 – 4 kR: 3,9 kR đối với Neelum, 2,9kR đối với Dasherhari và
2,4 kR cho Mallika. Liều lượng hữu hiệu của EMS đối với Dasherhari là 1,5% và NMU
(Nitro Methyl Urea) cho Neelum là 0,05% 9 (Sharmar và cộng sự, 1981). Một số dạng

cây thú vị đã thu được ở thế hệ vM1 bằng kỹ thuật bấm ngọn để ổn định các biến dị do
đột biến gây ra, trong số đó có những cây lộc phát triển rất dài, nhưng ngược lại cũng có
những cây lộc rất ngắn, cây thì có lộc rất mập, cũng có những cây có lộc rất gầy, có
nhiều lộc trên một đỉnh sinh trưởng, hoặc có cây có lá hình mác dài với lá bản nhỏ,
nhưng lại có cây có lá với gợn sóng mạnh, có dạng cây tán dày, rậm rạp. Người ta chọn
ra một số dạng đột biến từ các giống Dasherhari và Mallika có triểm vọng về dạng cây
lùn, hàm lượng chất khô và tỷ lệ đường/axit cao hơn so với đối chứng (không xử lý)
Dsaherhari và Mallika. Như vậy, đối với cây xoài gây đột biến cũng có thể là biện pháp
có triển vọng trong việc bổ sung cho nguồn quỹ gen những đa dạng mới với các đặc
điểm đa dạng, từ đó có thể tiến hành chọn lọc các dòng có triển vọng hoặc có thể sử
dụng như nguồn vật liệu khởi đầu cho công tác lai tạo.
4. Nhập nội và chọn lọc.
Cây xoài có nguồn gốc ở Ấn Độ, ở vugnf biên giới giữa Ấn Độ và Miến Điện và ở
khu vực Đông Nam Á. Từ các vùng này cây xoài được đem trồng ở các vùng nhiệt đới
và á nhiệt đới khác trên thế giới và điều này có nghĩa là xoài dễ trồng và thích nghi với
các điều kiện khí hậu, đất đai và canh tác khác nhau. Một số giống xoài có thể snh
trưởng và cho năng suất cao ở các nước khác nhau như Kent, Keit…
20
Giống xoài Lamao N1 là giống được chọn lọc từ giống xoài rất nổi tiếng của
Philippin và Carabao. Giống này được mang sang trồng ở Mỹ và đã trở thành một trong
các cặp bố mẹ tốt để tạo ra những con lai có triển vọng. Manila là một dạng cũng được
chọn lọc từ giống xoài Carabao và Manila cũng được trồng phổ biến ở Cu Ba.
Các dạng xoài được chọn lọc từ giống xoài Pico được trồng ở Mỹ với tên gọi Cecil
và Earle. Hai dạng này được chọn lọc từ xoài Pico trồng từ hạt.
Ở Việt Nam, từ 1993 Viện nghiên cứu Rau – Qủa Trung ương đã bắt đầu thu nhập
các giống xoài từ các vùng khác nhau ở trong và ngoài nước trồng than tập đoàn để
nghiên cứu tuyển chọn các giống phù hợp với điều kiện miền Bắc Việt Nam. Các giống
được đưa về ừ các nước khác nhau như: Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Australia và
các vùng khác nhau trong nước. Sau 4 năm nghiên cứu, kết quả thu được bước đầu cho
thấy các giống xoài GL1, GL2 và GL6 sinh trưởng khỏe, có khả năng ra hoa nhiều đợt

nên được coi là những giống có triển vọng (Bùi Quang Đãng, 1997). Tuy nhiên, các
giống này hiện đang được tiếp tục theo dõi và thử nghiệm ở một số nơi để có những kết
luận chính xác trước khi đưa ra sản xuất.
Tóm lại, đối với cây xoài, mặc dù chúng ta có những giống xoài nổi tiếng ở miền
Nam nhưng muốn trồng ở vùng này có hiệu quả cao hơn cần những giống để xuất khẩu,
chế biến, có tính chống chịu sâu bệnh. Ở miền Bắc cần có những giống thích hợp với
điều kiện khí hậu á nhiệt đới ở vùng này và là những giống ra hoa muộn, nhiều đợt hoa,
có khả năng đậu quả cao, ra quả thường xuyên thì mới có thể trồng xoài có hiệu quả ở
miền Bắc được. Tuy nhiên, song song với các công tác chọn giống một số biện pháp kỹ
thuật khác có thể tác động để tăng khả năng đậu quả cho xoài ở miền Bắc.
21
Chuyển giao cây xoài giống cho các hộ nông dân (nguồn: angiang.gov.vn)
V. CÁC PHƯƠNG PHÁP TẠO GIỐNG.
2. Gieo hạt
Đây là phương pháp thông dụng, phổ biến của nhiều nước trồng xoài trên thế giới
như: Ấn Độ, Philippin, Thái Lan, những năm trước đây của xoài để giữ lại được các
đặc tính tốt của cây mẹ và nồng độ đồng đều của vườn xoài khi giữu lại cây con mọc từ
phôi vô tính.
Khi lấy hạt xoài tốt (từ cây mẹ tốt) rửa sạch thịt quả và gieo ngay. Nếu hạt để lâu sẽ
mất sức nảy mầm nhanh
Vấn đề giao hạt là lợi dụng hiện tượng đa phôi của xoài vẫn giữ được các đặc tính
tốt của cây mẹ và độ đồng đều của vườn xoài khi giữ lại các cây con mọc từ phôi vô
tính.
Khi lấy hạt xoài tốt (từ cây mẹ tốt) rửa sạch thịt quả và gieo ngay. Nếu hạt để lâu sẽ
mất sức nảy mầm nhanh.
Tuy nhiên, biện pháp này hiện nay không phổ biến.
3. Chiết cành
22
Cách làm như đối với cây vải, nhãn. Để tăng cường khả năng ra rễ của cành chiết
cần sử dụng thêm các chất kích thích sinh trưởng như: NAA, IBA, Chú ý đến tuổi của

cây mẹ, không nên chọn cây quá già và cần chọn những cành ngoài tán cây để chiết.
Cần chọn thời vụ chiết thích hợp ở mỗi vùng.
4. Giâm cành
Theo Ganer (1976) để đạt được tỷ lệ ra rễ cao khi giâm cành cần chý ý những vấn đề
sau:
* Lấy cành ở phía gốc cây làm hom, tỷ lệ sống cao hơn khi lấy ở phần ngọn.
* Hom lấy ở cây 4 – 5 năm tuổi tì tỷ lệ sống cao hơn khi lấy hom ở các cây 9 - 10
tuổi
* Cành dùng để lấy hom phải hóa gỗ, dùng cành non thì tỷ lệ cành ra rễ thấp.
* Chiều dài 15cm , đường kính 4 – 6mm, có 4 – 5 mắt dùng cắt hom là dễ sống nhất.
* Hom giữu lại 1 – 2 lá và cắt đi ½ phiến lá thì ra rễ nhiều hơn hom cắt hết lá.
* Thời gian giâm cành thuận lợi nhất là đầu mùa mưa
* Dùng các chất kích thích như: IBA sẽ tăng tỷ lệ ra rễ.
* Khi Ph 4,5 – 7,0% dùng đất mùn trộn cát thì tỷ lệ các cành sống cao nhất.
4. Ghép
* Gốc ghép:
Gốc ghép có vai trò quan trọng trong đời sống các loại cây ăn quả nói chung và cây
xoài nói riêng, ảnh hưởng của gốc ghép đối với cây ăn quả trên các mặt sau:
- Giữ lại được những đặc tính tốt của cây mẹ
- Làm cho cây ăn quả ra quả sớm
- Có năng suất cao
- Làm cho cây lùn đi hoặc cao lớn hơn (tùy thuộc vào giống làm gốc ghép)
- Tuổi thọ của cây dài hay ngắn
- Chống chịu với phèn, mặn, chịu hạn, úng, chống chịu sâu bệnh,…
- Làm thay đổi thành phần, màu sắc, độ lớn quả.
23
Người ta có thể dùng các cây cùng họ làm gốc ghép, tốt hơn hết là nên dùng hạt của
các giống xoài, muỗm rừng, xoài hôi, mắc trai (ở phía Bắc), xoài cà lăm, xoài Bưởi (ở
phía Nam), xoài sẻ, xoài cơm (ở các tỉnh duyên hải miền Trung).
Những loại này dễ kiếm, tỷ lệ nảy mầm cao, sinh trưởng tốt, thích nghi với điều kiện

khí hậu, thời tiết địa phương. Chọn hạt của giống xoài đa phôi làm gốc ghép sau này độ
đồng đều trong vườn ươm sẽ cao hơn.
Các tổ hợp ghép bao gồm giống làm cành ghép, giống lấy làm gốc ghép cần được
nghiên cứu, thử nghiệm nhiều năm có kết quả rồi mới đưa vào ứng dụng trong sản xuất.
Điều mong muốn đối với gốc ghép là làm sao sau khi ghép, cây nhanh cho quả, có
năng suất cao và ổn định qua các năm. Trong vườn xoài các cá thể đồng đều, có bộ rễ
khỏe và có tán cây lùn để dễ chă sóc và thu hoạch. Cần chú ý đến việc nghiên cứu các
tổ hợp giống ghép cho xoài ở các vùng sinh thái khác nhau đặc biệt là ở các tỉnh phía
Bắc.
* Các phương pháp ghép.
Dễ thành công nhất là ghép đoạn cành, ghéo áp sau đó là ghép mắt.
Cành để lấy mắt ghép phải là những cành bánh tẻ non, khỏe nhưng màu sắc đã
chuyển màu xanh xám. Trước khi lấy vỏ có thể xử lý như sau: Cắt ngọn, loại bỏ phần
non vỏ màu xanh hoặc phớt hồng. Dùng kéo cắt lá để lại phần cuống lá. Khoảng 2 tuần
sau khi mắt đã sưng to thì cắt cả cành xuống bóc mắt hoặc cắt cành để ghép. Ở Florida
(Mỹ), vài 3 tuần trước khi lấy mắt người ta bóc một khoanh vỏ ở chân cành trước khi
lấy mắt đem ghép, tỷ lệ sống cao hơn so với đối chứng.
VI. Ý TƯỞNG TẠO GIỐNG MỚI.
1. Chuyển gen kháng bệnh thán thư vào xoài.
2. Tạo giống xoài không hạt
3. Tạo giống xoài thích nghi với điều kiện khí hậu lạnh ở miền Bắc hoặc ra hoa
muộn tầm đầu tháng 3 hoặc ra hoa sớm cuối tháng 9 – 10 để tăng khả năng đậu
quả ở xoài
24
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS. TSKH Trần Thế Tục – TS Ngô Hồng Bình, Cây xoài và kỹ thuật trồng, Nhà
xuất bản lao động xã hội, 2004
2. GSTS Trần Văn Luật – TS Nguyễn Minh Châu – TS Lê Thị Thu Hồng, Xoài
giống và kỹ thuật trồng trọt, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2004
3. Phạm Thị Hương – Trần Thế Tục – Nguyễn Quang Thạch, Cây xoài và những

điều cần biết, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2000
4. Internet
25