Cấu trúc rẽ nhánh chỉ dẫn cho máy tính

Ở bài TOÁN TỬ TRONG C# chúng ta đã tìm hiểu về toán tử 3 ngôi (? :). Đó có thể xem là một cấu trúc rẽ nhánh đơn giản. Vậy “cấu trúc rẽ nhánh” là gì? Sử dụng chúng như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời những câu hỏi này – Cấu trúc rẽ nhánh If else trong C#.

Nội dung

Để đọc hiểu bài này tốt nhất các bạn nên có kiến thức cơ bản về các phần:

 Trong bài học này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các vấn đề:

  • Cấu trúc rẽ nhánh là gì? Có mấy loại cấu trúc rẽ nhánh?
  • Cấu trúc If else dạng thiếu và dạng đủ.
  • Ví dụ chương trình sử dụng cấu trúc If else.

Cấu trúc rẽ nhánh là gì? Có mấy loại cấu trúc rẽ nhánh

Xét 2 mệnh đề sau:

  • Mệnh đề 1: “Nếu trời mưa thì đường trơn”.
  • Mệnh đề 2: “Nếu bạn rảnh thì đi chơi ngược lại thì thôi”

Các bạn để ý những chữ in đậm trong 2 mệnh đề trên. Cấu trúc Nếu. . . thì. . . hoặc Nếu. . . thì. . . ngược lại thì. . . được gọi là cấu trúc rẽ nhánh.

Trong hầu hết các ngôn ngữ lập trình đều có loại cấu trúc rẽ nhánh:

Cấu trúc rẽ nhánh If. . . else. . . còn có tên gọi khác là “câu lệnh điều kiện”.

Cấu trúc If else dạng thiếu và dạng đủ

Dạng thiếu

Cú pháp:

If ([Biểu thức điều kiện])

  • If là từ khóa bắt buộc.
  • là biểu trức dạng boolean (trả về true hoặc false).
  • là câu lệnh muốn thực hiện nếu là đúng.

Ý nghĩa:

Nếu <Biểu thức điều kiện> trả về true thì thực hiện ngược lại thì không làm gì cả.

Ví dụ:

string K = "Kteam"; if (K == "Kteam") // Biểu thức điều kiện sử dụng toán tử == đề so sánh xem giá trị biến K có bằng “Kteam” hay không. Nếu bằng trả thì trả về true ngược lại thì trả về false. Console.WriteLine("Free Education"); // In ra màn hình chữ “Free Education” nếu biểu thức trên đúng.

Kết quả khi chạy chương trình trên là:

Cấu trúc rẽ nhánh chỉ dẫn cho máy tính

Dạng đủ

Cú pháp:

If

             

else

             

  • If, else là từ khóa bắt buộc.
  • là biểu trức dạng boolean (trả về true hoặc false).
  • là câu lệnh muốn thực hiện nếu là đúng.
  • là câu lệnh muốn thực hiện nếu là sai.

Ý nghĩa:

Nếu <Biểu thức điều kiện> trả về true thì thực hiện ngược lại thì thực hiện .

Ví dụ:

string K = "Kteam"; if (K == "Kteam") // Nếu giá trị K bằng “Kteam” thì Console.WriteLine("Free Education"); // In ra màn hình “Free Education” else // Ngược lại thì Console.WriteLine("Connecting to HowKteam. . ."); // In ra màn hình “Connecting to HowKteam. . .”

 Kết quả khi chạy chương trình trên là:

Cấu trúc rẽ nhánh chỉ dẫn cho máy tính

  • Vì biểu thức điều kiện K == “Kteam” là đúng nên màn hình vẫn in ra “Free Education”.

Một số lưu ý khi sử dụng câu lệnh điều kiện

có thể chứa nhiều biểu thức con bên trong và các biểu thức con liên kết với nhau bằng các toán tử quan hệ (toán tử quan hệ đã được trình bày trong bài  TOÁN TỬ TRONG C#) nhưng tất cả phải trả về kiểu boolean (true hoặc false).

Nếu muốn thực hiện nhiều câu lệnh thì ta có thể nhóm chúng vào trong cặp ngoặc nhọn { }.

Ví dụ:

If {               }

Hoặc

If {               } Else {              }

Lời khuyên là cho dù chỉ thực hiện 1 câu lệnh vẫn để trong cặp ngoặc nhọn { } để code rõ ràng, dễ đọc, dễ nâng cấp sữa chữa.

Trong câu lệnh có thể chứa một câu lệnh điều kiện con nữa. Bạn có thể vận dụng điều này để làm giải quyết những vấn đề phức tạp.

Ví dụ:

If {            If            {                                     }             else            {                                     }              } Else {             If            {                                    }                        If           {                                   }            }

Ngoài cấu trúc If. . . else. . . cơ bản trên còn có cấu trúc nhỏ khác là If. . . else if. . . else. Ví dụ:I

If {             //Thực hiện khi đúng } ezlse if {             // Thực hiện khi sai và đúng } else {             //Thực hiện khi cả 2 biểu thức điều kiện trên đều sai (các trường hợp còn lại) }
  • Có thể hiểu ngắn gọn là “Nếu. . . thì. . . Ngược lại, nếu. . . thì. . . Trường hợp khác. . .”.
  • Các biểu thức điều kiện được kiểm tra từ trên xuống dưới và không kiểm tra lại.
  • Nếu biểu thức điều kiện đang kiểm tra trả về true thì
    • Thực hiện khối lệnh bên trong nó.
    • Thoát ra khỏi cấu trúc.
    • Không kiểm tra các biểu thức điều kiện còn lại.

So với toán tử 3 ngôi thì:

  • Câu lệnh điều kiện nhìn trực quan hơn và có thể thực hiện nhiều câu lệnh hơn.
  • Nhưng nếu chỉ thực hiện 1 câu lệnh điều kiện đơn giản thì dùng toán tử 3 ngôi sẽ làm cho code ngắn gọn và viết nhanh hơn.

Ví dụ chương trình sử dụng cấu trúc If else

Ví dụ: Viết chương trình giải phương trình bậc 1: Ax + B = 0.

string strA, strB; int A, B; double Nghiem; Console.WriteLine(" ***************************************************"); Console.WriteLine(" * *"); Console.WriteLine(" * Chuong trinh giai phuong trinh Ax + B = 0 *"); Console.WriteLine(" * *"); Console.WriteLine(" ***************************************************"); Console.Write(" Moi nhap so A: "); strA = Console.ReadLine(); Console.Write(" Moi nhap so B: "); strB = Console.ReadLine(); if (int.TryParse(strA, out A) == false || int.TryParse(strB, out B) == false) // kiểm tra người dùng có thực sự nhập số nguyên vào hay không. Nếu ép kiểu thành công sẽ trả về true, ngược lại trả về false { Console.WriteLine(" Du lieu nhap sai !"); return; // Lệnh này tạm hiểu là dừng và thoát chương trình mà không thực hiện những câu lệnh sau nó nữa. Sẽ được tìm hiểu chi tiết trong bài 16 Hàm } else { Console.WriteLine("\n Phuong trinh cua ban vua nhap la: {0}x + {1} = 0", A, B); if (A == 0) { Console.WriteLine("\n Phuong trinh co vo so nghiem !"); } else if (B == 0) { Console.WriteLine("\n Phuong trinh co nghiem x = 0"); } else { Nghiem = (double)-B / A; // Ép kiểu để cho ra kết quả chính xác Console.WriteLine("\n Phuong trinh co nghiem x = {0}", Nghiem); } }

Trong ví dụ mình đã sử dụng cả 2 dạng câu lệnh điều kiện là:

  • . . else. . .
  • . . else if. . . else. . .

Kết quả khi chạy chương trình trên là:

Cấu trúc rẽ nhánh chỉ dẫn cho máy tính

  • Các bạn thử test khi nhập dữ liệu sai chương trình sẽ như thế nào nhé !

Bài tập tự luyện

  1. Viết chương trình nhập vào một số tương ứng là năm. Xuất ra màn hình năm vừa nhập và tuổi của một người tương ứng với năm vừa nhập đó.
  2. Từ câu 1. Thêm chức năng:

- Nếu tuổi người đó < 16 thì hiện thông báo theo format: Bạn , tuổi vị thành niên.

- Nếu tuổi người đó >= 16 và <18 thì hiện thông báo theo format: Bạn , tuổi trưởng thành.

Nếu tuổi người đó >= 18 thì hiện thông báo theo format: Bạn , già rồi.

  1. Viết trò chơi Kéo Búa Bao với cách chơi: Người dùng sẽ nhập vào các số 1 hoặc 2 hoặc 3 tương ứng với kéo hoặc búa hoặc bao. Máy sẽ ngẫu nhiên sinh ra một số trong 3 số và tính toán máy hoặc người chiến thắng. Nhớ phải in kết quả ra màn hình.

Hãy khoe thành quả của bạn vào fanpage hoặc phần bình luận nhé!

Kết luận

Nội dung bài này giúp các bạn nắm được:

  • Khái niệm về cấu trúc rẽ nhánh. Các loại cấu trúc rẽ nhánh.
  • Cấu trúc If else dạng thiếu và dạng đủ.
  • Viết chương trình sử dụng cấu trúc If else.

Bài học sau chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một khái niệm tiếp theo đó là CẤU TRÚC RẼ NHÀNH SWITCH - CASE TRONG C#.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Hãy để lại bình luận hoặc góp ý của mình để phát triển bài viết tốt hơn. Đừng quên “Luyện tập – Thử thách – Không ngại khó”.

Thảo luận

Nếu bạn có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc gì về khóa học, đừng ngần ngại đặt câu hỏi trong phần bên dưới hoặc trong mục HỎI & ĐÁP trên thư viện Howkteam.com để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng.