Cách trồng dưa chuột Thái

Hạt giống Dưa leo F1 Thái lan: Cucumber Seed

Mô tả chủng loại: Trái suông mầu xanh, ruột nhỏ, ăn giòn ngọt.

Số hạt mỗi gói: 15-20 (seed/pkt)

Lượng nước

Phủ hạt

Ngày nẩy mầm

Ngày ra hoa

Trái quả

Trung bình

5-7 ngày

30-35 ngày

18 -20 cm


Sản xuất theo TCCS: 10-2015/DTS. Xuất sứ: Thái Lan..
Nảy mầm >90%, ẩm độ <15%; Độ sạch >98%.

Bảo quản nơi khô giáo, thoáng mát.

Hạt giống Dưa leo F1 Thái lan

Dưa chuột được dùng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày có tính mát, dịu, tốt cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, dưa chuột bán trên thị trường hiện nay hầu như không đảm bảo chất lượng bởi sử dụng quá nhiều chất kích thích, thuốc tăng trưởng. Do đó, nhiều người đã tìm đến cho mình giải pháp tự cung tự cấp sẽ đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Hiện nay, giống dưa leo F1 Thái Lan đang rất phổ biến trên thị trường. Giống dưa này có sức tăng trưởng mạnh, thích nghi với khí hậu Việt Nam đồng thời cho năng suất hiệu quả.

1. Làm đất và gieo trồng

Đặc điểm chung của các loài dưa đó là bộ rễ yếu nên yêu cầu đất trồng phải đảm bảo, giúp rễ phát triển. Đất trồng dưa leo chủ yếu là đất pha cát, đất thịt có tỉ lệ thoát nước tốt. Trước khi gieo hạt nên trộn đều phân bón vào đất, đảm bảo độ pH 6.5 7.5, hạt sẽ nhanh mọc mầm.

Là giống F1 nên tỉ lệ mọc mầm rất nhanh. Có thể tỉa trực tiếp hạt lên đất, gieo sâu xuống đất 2 3cm, sau đó bỏ tro và trấu lên trên. Cách tốt nhất và nên ươm hạt trong bầu đất, sau đó mới đem ra trồng khi đã có lá.

2. Chăm sóc dưa leo F1 Thái Lan

- Tưới nước: Cần tăng cường cung cấp nước cho cây, 1 ngày tưới 2 lần là vào buổi sáng và buổi chiều. Khi cây chuẩn bị ra hoa cần chú ý tránh tình trạng cây ngập úng.

- Phân bón: Cây dưa leo có nhu cầu dinh dưỡng khá cao. Nên cung cấp đầy đủ kali và đạm cho cây. Giai đoạn đầu khi cây đang trong quá trình phát triển cần cung cấp nhiều đạm. Đến khi cây ra nhánh và ra hoa, kết trái thì thúc đẩy bón kali. Nếu trong quá trình cây ra hoa mà bạn bón quá nhiều đạm, cây sẽ chỉ cho hoa đực, ảnh hưởng tới năng suất.

- Sâu bệnh:

+ Bọ trĩ: Đây là loài sâu bệnh thường ăn đọt non của cây, làm cây xoăn lại và chết. Khi cây có biểu hiện của bệnh, phải tiến hành phun thuốc Vertimec, Danitol Admire, Confidor.

+ Rệp dưa, bọ rầy dưa: Những ấu trùng nhỏ có màu vàng này thường sống dưới lá non của cây. Những loại ấu trùng này sẽ ăn phần thân và rễ của cây. Phương pháp xử lý đó là dùng Sumi-alpha, Baythroit hay Sumicidin và Admire để phun.

+ Bệnh héo cây con: Đây là những biểu hiện thường gặp khi trồng dưa leo. Nguyên nhân là do rễ bị ngập úng, khi độ ẩm cao bệnh sẽ càng phát triển. Cách xử lý là phun thuốc Validacin, Copper-B, Anvil, Bonanza và Rovral.

+ Bệnh đốm phấn: Khi mưa nhiều, lá già đến lá non sẽ xuất hiện những hình đa giác màu vàng nhạt, dần chuyển sang nâu. Trong trường hợp này nên phun Curzate, Benlate-C, Mancozeb hoặc Copper-B.

- Làm giàn: Khi cây có ngọn bò, bạn nên làm giàn cho cây leo. Giàn càng nhiều nhánh càng tốt, như vậy dưa sẽ có nhiều chỗ bám hơn, cho nhiều hoa và quả hoan.

Quả dưa ăn ngon nhất là khi cỏ có màu xanh mượt, trái suông, đầu trái chưa rụng hoa và còn phấn trắng. Dưa leo F1 Thái Lan cho quả ngon, ngọt, năng suất lớn. Tuy nhiên, giống dưa F1 này không để làm giống cho vụ sau được, vì thế nếu muốn trồng tiếp bạn phải mua hạt giống mới.
Nguồn : Internet