Cách phòng tránh các bệnh về đường tiêu hóa

Vào các ngày lễ Tết, mọi người có dịp sum họp cùng gia đình, bạn bè, thường xuyên tổ chức ăn uống, tiệc tùng là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà các bệnh về đường tiêu hóa thường gặp như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, đau bao tử, táo bón, tiêu chảy… có thể xảy ra nhiều hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng không hợp lý. Vậy cách phòng ngừa các bệnh về đường tiêu hóa thường gặp vào dịp lễ Tết là gì? Hãy cùng Bệnh viện Đại học Y Tân Tạo tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Vào dịp lễ Tết sẽ dễ mắc phải các bệnh lý về đường tiêu hóa thường gặp như sau:

Chướng bụng đầy hơi

Biểu hiện chính là no hơi, nặng bụng, khó chịu do có sự tích tụ khí trong đường tiêu hóa, thức ăn ứ đọng trong dạ dày. Nguyên nhân là do ăn uống thất thường, ăn quá nhiều các chất đạm, lạm dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá, gia vị cay nóng.

Cách phòng tránh các bệnh về đường tiêu hóa

Có thể làm giảm chướng bụng đầy hơi bằng cách uống nước gừng ấm hoặc chườm bụng bằng gừng giã nhuyễn. Có thể dùng các thuốc trị khó tiêu đầy bụng như thuốc chống đầy hơi, thuốc giảm tiết dịch vị dạ dày, thuốc điều hòa sự co bóp dạ dày – ruột hoặc sử dụng các loại men tiêu hóa.

Tiêu chảy, ngộ độc thức ăn

Nguyên nhân có thể do dùng thức ăn kém vệ sinh hoặc ôi thiu, nhưng cũng có thể do dị ứng thức ăn hoặc ăn cùng lúc những món kỵ nhau. Biểu hiện thường là nôn ói và đi tiêu chảy, đôi khi có sốt.

Nên uống bổ sung nước để tránh mất nước do tiêu chảy. Có thể dùng một số thuốc có tác dụng hấp thụ, thuốc làm chậm nhu động ruột hoặc các chất kháng tiết ở ruột non. Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc cầm tiêu chảy khi có ý kiến của bác sĩ.

Cách phòng tránh các bệnh về đường tiêu hóa

Các bệnh về gan

Điển hình nhất là gan nhiễm mỡ do uống nhiều bia rượu, ăn vặt nhiều. Bất cứ người nào uống rượu bia nhiều, ngay cả khi chỉ uống vài ngày trong các dịp lễ Tết cũng sẽ dễ phát triển thành gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ do rượu có thể hồi phục được sau khi ngừng uống rượu.

Viêm dạ dày cấp

Nguyên nhân mắc bệnh viêm dạ dày cấp là do uống nhiều bia rượu và sử dụng các chất kích thích như cà phê, đồ ăn cay nóng. Biểu hiện chủ yếu của bệnh là đau bụng cồn cào, nóng rát vùng thượng vị, kèm theo ợ hơi, ợ chua, có thể có cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Trường hợp nặng có thể có biểu hiện nôn ra máu và đại tiện phân đen. Chẩn đoán dựa vào hình ảnh trên nội soi, có thể xung huyết toàn bộ hoặc một phần niêm mạc dạ dày. Ngay khi có các triệu chứng của bệnh, nên gặp bác sĩ để có được điều trị kịp thời.

Cách phòng tránh các bệnh về đường tiêu hóa

Táo bón

Vào các dịp lễ Tết, nhiều người có xu hướng ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt, các loại thức ăn chế biến nhiều từ thịt, hải sản. Do đó, sẽ dễ mắc chứng táo bón. Để cải thiện tình trạng táo bón, nên bổ sung trái cây, rau xanh và uống nhiều nước. Chỉ sử dụng thuốc nhuận tràng khi các biện pháp cải thiện chế độ ăn uống không có hiệu quả. Trước khi sử dụng thuốc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

CÁCH PHÒNG NGỪA CÁC BỆNH VỀ ĐƯỜNG TIÊU HÓA DỊP LỄ TẾT

Cách phòng ngừa các bệnh về đường tiêu hóa trong dịp lễ Tết chủ yếu là sự kiểm soát chế độ ăn uống và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong mỗi bữa ăn. Nên ăn vừa đủ no và cân bằng giữa các chất. Hạn chế uống rượu bia và hút thuốc cũng là một cách để duy trì sức khỏe tiêu hóa trong suốt kỳ nghỉ lễ Tết.

Bên cạnh đó, hãy đảm bảo thức ăn được nấu chín kỹ và hạn chế dùng lại trong nhiều ngày. Điều này giúp giảm thiểu việc hấp thu các độc tố vào bên trong cơ thể, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.

Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, có thể sử dụng thêm các loại trà thảo dược; hạn chế tối đa sử dụng đồ ngọt như bánh, kẹo, mứt,… Dù là bạn đang tận hưởng một kỳ nghỉ lễ Tết dài ngày, nhưng hãy nên đảm bảo chất lượng giấc ngủ để có một sức đề kháng tốt. Ngủ đủ giờ, đủ giấc mỗi ngày sẽ giúp bạn phục hồi sức lực nhanh chóng để chuẩn bị cho các hoạt động ngày hôm sau.

Cách phòng tránh các bệnh về đường tiêu hóa

Trên đây là nội dung chia sẻ về cách phòng ngừa các bệnh về đường tiêu hóa thường gặp vào dịp lễ Tết. Hy vọng với bài viết này sẽ cung cấp được những thông tin bổ ích cho sức khỏe của bạn. Dù là ngày thường hay tận hưởng những kỳ nghỉ lễ, việc duy trì một lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý vẫn là cách tốt nhất giúp cơ thể duy trì một sức khỏe tốt, ít bệnh tật.

Làm thế nào để phòng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa tiêu chảy?

9 cách phòng các bệnh đường tiêu hóa.

Thay đổi thói quen ăn uống. Thực hiện thói quen ăn uống phù hợp cũng có lợi cho đường tiêu hóa. ... .

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. ... .

Uống nhiều nước. ... .

Thận trọng khi dùng thuốc. ... .

Bổ sung thêm probiotic. ... .

Kiểm soát căng thẳng. ... .

Tập thể dục thường xuyên. ... .

Hạn chế các thói quen có hại..

Uống gì để đường ruột khỏe mạnh?

8 Loại thức uống lợi khuẩn quen thuộc tốt cho sức khỏe đường ruột.

1.1. Sữa chua..

1.2. Sinh tố dứa - Tepache (nước dứa lên men ).

1.3. Kombucha (trà lên men).

1.4. Sinh tố bơ.

1.5. Boza: Sữa hạt ngũ cốc lên men..

1.6. Nước chanh lên men Lactose..

1.7. Nước giấm táo..

1.8. Nước tinh khiết giàu bào tử lợi khuẩn..

Em cần làm gì để bảo vệ bản thân khỏi các bệnh về tiêu hóa tim mạch hô hấp?

Dưới đây là một số giải pháp bảo vệ tim mạch hiệu quả bạn có thể tham khảo:.

Bổ sung rau, quả và cá ... .

Hạn chế chất béo có hại và đồ ăn ngọt. ... .

Tập luyện thể thao. ... .

Kiểm soát tốt cân nặng. ... .

Ngủ đủ giấc. ... .

Dừng ngay việc hút thuốc. ... .

Uống đủ nước mỗi ngày. ... .

Hạn chế căng thẳng, stress..

Làm thế nào để cải thiện đường ruột?

8 cách giúp cải thiện sức khỏe đường ruột của bạn.

Ăn thực phẩm giàu chất xơ Cũng theo GS. ... .

Uống nhiều nước. ... .

Quản lý mức độ căng thẳng của bạn. ... .

Ăn thực phẩm lên men tốt cho đường ruột. ... .

Tập thể dục thường xuyên. ... .

Giảm lượng đường nạp vào cơ thể ... .

Thực phẩm chế biến sẵn không có lợi cho vi khuẩn đường ruột. ... .

Ngủ đủ giấc..